Chuyên đề: Ngôn ngữ dân gian trong thơ Nguyễn Bính

Chia sẻ bởi nguyễn anh thư | Ngày 26/04/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề: Ngôn ngữ dân gian trong thơ Nguyễn Bính thuộc Địa lý 11

Nội dung tài liệu:

Mục Lục
. PHẦN MỞ ĐẦU. 2
. Lý do chọn đề tài. 2
. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
. Quá trình nghiên cứu và phạm vi đề tài. 3
. Phương pháp nghiên cứu. 3
. Cấu trúc chuyên đề. 3
. PHẦN NỘI DUNG 4
I: Khái quát chung. 4
. Một số khái quát về phong trào Thơ mới 1932 – 1945. 4
. Vài nét về thi nhân và các tác phẩm của ông. 5
II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính. 7
. Giọng thơ. 7
. Thể thơ. 9
. Ngôn ngữ thơ. 10
. Biện pháp nghệ thuật. 12
. So sánh. 12
. Ẩn dụ. 13
. Nhân hóa. 14
. Phép đối, điệp. 14
. Thi liệu. 15
. Không gian nghệ thuật. 16
. Thời gian nghệ thuật. 17
III: Từ nghệ thuật dân gian đến những cách tân trong 18
Nguyễn Bính. 18
kết chương. 20
. PHẦN KẾT LUẬN 20

Chuyên đề: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính
PHẦN MỞ ĐẦU.
Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc, so với nhiêu ngành nghệ thuật khác văn học có một vị trí quan trọng. Kho tàng văn học dân tộc vô giá chưa được khai thác hết sự giàu có và giá trị văn chương của nó. Mười thế kỉ văn học viết với những tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Tố Hữu…chính là niềm tự hào của nền văn hóa, văn học dân tộc.
Văn học Việt nam là một quá trình phát triển liên tục có tính kế thừa và phát huy cao độ. Tuy mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống. Việc nắm vững từng giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì 45 năm đầu thế kỉ XX nói chung, giai đoạn 1932 – 1945 nói riêng là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc.
Trên tiến trình phát triển của văn học, trên quá trình hội nhập cùng phương Tây, Nguyễn Bính bước chân vào diễn đàn Thơ mới như một “người nhà quê” để “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” và để ghi tên mình vào phong trào Thơ mới. Với nghệ thuật “chân quê”, Nguyễn Bính trở thành nhà thơ thứ hai sau Nguyễn Du, được mọi tầng lớp trong xã hội tiếp nhận những tác phẩm của ông, và tôi dám khẳng định không một người Việt Nam nào lại không biết đến những câu thơ giản đơn của Nguyễn Bính.
Xuất phát từ niềm cảm kính và trân trọng dành cho người nghệ sĩ mộc mạc đất Thành Nam, tôi chọn đề tài “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính” để đi sâu thêm, tìm hiểu về nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian của ông, đồng thời có cái nhìn rõ nét hơn về bút lực, cũng như phong cách, tầm vóc của Nguyễn Bính trên nền văn học dân tộc.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những thăng trầm, nhưng việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có những khác biệt hoặc những mâu thuẫn gay gắt. Về căn bản, những nhận xét đánh giá của giới phê bình về Nguyễn Bính khá thống nhất. Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Bính vẫn được xem là nhà thơ của “Chân quê”, “Hồn quê”, “Tình quê”. Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở nhiều góc độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ giọng điệu đến kết cấu. Tiêu biểu có thể kể đến một vài nghiên cứu sau:
“Nguyễn Bính: nhà thơ chân quê – chân tài” của Hà Minh Đức.
“Nguyễn Bính – thơ của truyền thống, của thế hệ” của Lê Đình Kỵ.
“Nguyễn Bính: khúc buồn lỡ của người chân quê” của Nguyễn Đăng Điệp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn anh thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)