Chuyen de ngoai khoa
Chia sẻ bởi Mai Huu Tam |
Ngày 15/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: chuyen de ngoai khoa thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
PHẠM HỒNG THÁI
VÀ TIẾNG BOM SA ĐIỆN
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM Q.7
Thực hiện : Mai Tâm
Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích( 1896- 1924 ) con thứ ba trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông nội và cha ( quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ ) đều tham gia phong trào Văn thân kháng Pháp ở Hà Tĩnh nên sau đó bị an trí tại Cao Bằng.
Do có những năm tháng thơ ấu sống ở Cao Bằng nên Phạm Hồng Thái rất giỏi tiếng Trung Quốc và đó cũng là tiền đề cho những hoạt động sau này của ông.
Ông từng học Trường Kĩ nghệ Hải Phòng (1916). Năm 1919, làm công nhân ở Nhà máy điện Hãng SIFA, tham gia đấu tranh, bị sa thải. Năm 1923, làm ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng và kết thân với nhiều nhà cách mạng đương thời. Một trong những người bạn thân thiết của ông lúc bấy giờ là Lê Hồng Phong. Là người nhiệt thành yêu nước, ông rời quê hương ra Bắc cùng một nhóm thanh niên có tâm huyết như Lê Hồng Phong vượt biên qua Xiêm, rồi sau đó sang Quảng Châu (Trung Quốc) vào khoảng năm 1918. Tại đây, sau khi học tập chính trị, Phạm Hồng Thái hoạt động trong “Tâm tâm xã” cùng các nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, và Lê Hồng Sơn.
Tâm Tâm Xã ( Tân Việt Thanh niên Đoàn), tổ chức cách mạng của nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước trong những năm 20 thế kỉ 20. Các nhân vật chủ chốt là: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, vv. Thành lập cuối 1923 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Điều lệ của TTX chỉ rõ mục đích: "Liên hiệp những người có tri thức trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
CÁC THÀNH VIÊN NỒNG CỐT CỦA NHÓM TÂM TÂM XÃ.
TIẾNG BOM
SA ĐIỆN
Để thức tỉnh đồng bào trong nước và gây thanh thế, ngày 19 tháng 6 năm 1924, Phạm Hồng Thái đã thực hiện việc mưu sát toàn quyền Đông Dương Merlin tại khách sạn Victoria ở Sa Điện Quảng Châu Trung Quốc.
Trước đó, Phạm Hồng Thái đã bám sát phái đoàn Merlin từ Hồng Kông đến Thượng Hải rồi qua Nhật Bản, nhưng vẫn chưa có cơ hội thuận tiện ra tay. Trên đường về Hà Nội, Merlin và đoàn tùy tùng ghé qua Quảng Châu. Ngày 19.6.1924, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên, lọt qua được hàng rào cảnh binh vào khách sạn, nơi Merlin dự tiệc, ném một quả bom tay vào giữa bàn tiệc làm một số người Pháp và quan khách chết ngay tại chỗ, riêng Toàn quyền Merlin chỉ bị thương nhẹ, thoát chết. Phạm Hồng Thái bị truy đuổi phải nhảy xuống sông Châu Giang, hi sinh khi ông mới 29 tuổi. Ông được các nhà cách mạng Trung Hoa kính trọng chôn ông chung với 72 liệt sĩ của họ tại Hoàng Hoa Cương, tỉnh Quảng Châu.
NÓI VỀ
NGƯỜI ANH HÙNG
Bài thơ Lê Hồng Sơn
khóc Phạm Hồng Thái
Nước mất nhà tan ngất hận thù
Tiên sinh nào tiếc tấm thân ru
Ngọn chùy chẳng trúng, tâm bừng cháy
Mũi kiếm không nên, chí diệt thù
Hồn nước tỉnh mau vang tiếng gọi
"Lệ đau thương khóc chiếc thuyền trơ
Lưu cầu nếu chẳng đem ra thử
Lận đận làm chi chốn hải hồ.
Hay tin Phạm Hồng Thái hy sinh, Trần Huy Liệu đã cảm khái viết :
Ngồi trông non nước dạ ko đành
Nên nhắc đồng cân chữ tử sinh
Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gương trung nghĩa động thần minh
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
Trong sử còn ghi mãi tính danh
Hết chuyện thương cho đồ chó chết
Chết mà như bác chết quang vinh.
“ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lên ngọn lửa chiến đấu, nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân ".
Nguyễn Ái Quốc
Nhận xét về Tâm Tâm Xã, Quốc tế cộng sản cho rằng: “ Đây là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương xuất hiện ”.
VÀ TIẾNG BOM SA ĐIỆN
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM Q.7
Thực hiện : Mai Tâm
Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích( 1896- 1924 ) con thứ ba trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông nội và cha ( quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ ) đều tham gia phong trào Văn thân kháng Pháp ở Hà Tĩnh nên sau đó bị an trí tại Cao Bằng.
Do có những năm tháng thơ ấu sống ở Cao Bằng nên Phạm Hồng Thái rất giỏi tiếng Trung Quốc và đó cũng là tiền đề cho những hoạt động sau này của ông.
Ông từng học Trường Kĩ nghệ Hải Phòng (1916). Năm 1919, làm công nhân ở Nhà máy điện Hãng SIFA, tham gia đấu tranh, bị sa thải. Năm 1923, làm ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng và kết thân với nhiều nhà cách mạng đương thời. Một trong những người bạn thân thiết của ông lúc bấy giờ là Lê Hồng Phong. Là người nhiệt thành yêu nước, ông rời quê hương ra Bắc cùng một nhóm thanh niên có tâm huyết như Lê Hồng Phong vượt biên qua Xiêm, rồi sau đó sang Quảng Châu (Trung Quốc) vào khoảng năm 1918. Tại đây, sau khi học tập chính trị, Phạm Hồng Thái hoạt động trong “Tâm tâm xã” cùng các nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, và Lê Hồng Sơn.
Tâm Tâm Xã ( Tân Việt Thanh niên Đoàn), tổ chức cách mạng của nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước trong những năm 20 thế kỉ 20. Các nhân vật chủ chốt là: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, vv. Thành lập cuối 1923 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Điều lệ của TTX chỉ rõ mục đích: "Liên hiệp những người có tri thức trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
CÁC THÀNH VIÊN NỒNG CỐT CỦA NHÓM TÂM TÂM XÃ.
TIẾNG BOM
SA ĐIỆN
Để thức tỉnh đồng bào trong nước và gây thanh thế, ngày 19 tháng 6 năm 1924, Phạm Hồng Thái đã thực hiện việc mưu sát toàn quyền Đông Dương Merlin tại khách sạn Victoria ở Sa Điện Quảng Châu Trung Quốc.
Trước đó, Phạm Hồng Thái đã bám sát phái đoàn Merlin từ Hồng Kông đến Thượng Hải rồi qua Nhật Bản, nhưng vẫn chưa có cơ hội thuận tiện ra tay. Trên đường về Hà Nội, Merlin và đoàn tùy tùng ghé qua Quảng Châu. Ngày 19.6.1924, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên, lọt qua được hàng rào cảnh binh vào khách sạn, nơi Merlin dự tiệc, ném một quả bom tay vào giữa bàn tiệc làm một số người Pháp và quan khách chết ngay tại chỗ, riêng Toàn quyền Merlin chỉ bị thương nhẹ, thoát chết. Phạm Hồng Thái bị truy đuổi phải nhảy xuống sông Châu Giang, hi sinh khi ông mới 29 tuổi. Ông được các nhà cách mạng Trung Hoa kính trọng chôn ông chung với 72 liệt sĩ của họ tại Hoàng Hoa Cương, tỉnh Quảng Châu.
NÓI VỀ
NGƯỜI ANH HÙNG
Bài thơ Lê Hồng Sơn
khóc Phạm Hồng Thái
Nước mất nhà tan ngất hận thù
Tiên sinh nào tiếc tấm thân ru
Ngọn chùy chẳng trúng, tâm bừng cháy
Mũi kiếm không nên, chí diệt thù
Hồn nước tỉnh mau vang tiếng gọi
"Lệ đau thương khóc chiếc thuyền trơ
Lưu cầu nếu chẳng đem ra thử
Lận đận làm chi chốn hải hồ.
Hay tin Phạm Hồng Thái hy sinh, Trần Huy Liệu đã cảm khái viết :
Ngồi trông non nước dạ ko đành
Nên nhắc đồng cân chữ tử sinh
Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gương trung nghĩa động thần minh
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
Trong sử còn ghi mãi tính danh
Hết chuyện thương cho đồ chó chết
Chết mà như bác chết quang vinh.
“ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lên ngọn lửa chiến đấu, nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân ".
Nguyễn Ái Quốc
Nhận xét về Tâm Tâm Xã, Quốc tế cộng sản cho rằng: “ Đây là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương xuất hiện ”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Huu Tam
Dung lượng: 1,03MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)