Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Bích Trâm |
Ngày 11/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
Kính chào quý thầy cô giáo!
Giáo viên: ĐOÀN THỊ BÍCH TRÂM
Trường TH Nguyễn Ngọc Bình
Ngày 24 tháng 2 năm 2012
Phòng Giáo Dục &Đào Tạo Đai Lộc
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Câu 1: Mong muốn lớn nhất của người giáo viên tiểu học là gì và anh (chị) cần làm gì để đạt được yêu cầu đó?
Câu 2: Nêu hiện trạng của việc hưởng ứng xây dựng phong trào THTT, HSTC tại trường, lớp của anh (chị)?
Câu 3: Theo anh (chị) thì những tố chất cần có của người GV tiểu học hiện nay bao gồm những vấn đề cơ bản gì?
VẤN ĐỀ 1: VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở và các cấp học trên. Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệt nếu hỏi về các kỹ năng, kiến thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được là gì thì chắc sẽ có rất nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau hoặc thậm chí trả lời chưa đúng trọng tâm.
Xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó định hướng chiến lược về nguồn lực con người và đặc biệt giúp cho GV xác định việc thực hiện nhiệm vụ ‘làm gì? – làm như thế nào?’ mỗi GV cần phải có kỳ vọng chứ không có tham vọng và hối hả thông qua việc dạy trội, dạy nhiều hoặc nâng cao vì “sức chứa, sự tiêu hoá” của HS để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, nếu như mục tiêu của nhà trường đặt ra là học sinh phải đạt điểm cao và đạt được kết quả cuối cùng thì chỉ cần dạy theo kiểu đọc chép, học thuộc lòng, hoặc cho học sinh học “tủ”, sản phẩm ấy không phải là tố chất mà HS sản sinh và nếu như thế là hoàn toàn trái ngược với mục tiêu đào tạo.
Nếu xác định mục tiêu mơ hồ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân sinh ra bệnh trầm kha của giáo dục. Vậy, việc xác đinh mục tiêu giáo dục ngày nay dựa trên những cơ sở:
1. Các quan niệm về trẻ em thời đại ngày nay
2. Tham khảo về triết lý giáo dục ở một số nước hiện nay
3. Các cơ sở để xác định mục tiêu giáo dục
4. Về trường chất lượng cao…..
5. Mục tiêu của GDPT hiện nay ở Việt Nam.
5. Mục tiêu của GDPT hiện nay ở Việt Nam.
- Nhóm những kiến thức và kỹ năng cơ bản (đọc, viết, tính toán, những kiến thức cơ bản của các môn học phổ thông).
- Nhóm các kỹ năng tư duy (biết cách suy luận, phát hiện, giải quyết vấn đề, biết cách học, cách tự học, có tư duy sáng tạo).
- Nhóm các phẩm chất nhân cách và đạo đức (có lòng tự tin, có ý thức và tinh thần trách nhiệm, trung thực, biết tự quản lý và làm chủ được bản thân, có đời sống nội tâm phong phú và nhân cách cao đẹp).
Tất nhiên, để thế hệ trẻ có được các kỹ năng và đạt được các mục tiêu trên còn tùy thuộc nhiều vào các thành tố khác như: Sự đầu tư thực sự cho giáo dục, xác định đúng nội dung chương trình, đào tạo đội ngũ giáo viên, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, các quan điểm về đánh giá HS, cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục, trình độ và năng lực quản lý giáo dục. Tất cả các thành tố đó đều cần được quan tâm giải quyết thỏa đáng.
* Những giá trị tồn tại trong mỗi con người sau khi học trong nhà trường:
Nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức nhân cách cho mỗi học sinh, giúp các em biết cách sống hài hòa giữa bản thân và gia đình, xã hội. Không chỉ giữ vững những giá trị truyền thống phương đông như NHÂN, LẾ, NGHĨA, TRÍ, TÍN, học sinh còn được khuyến khích đón nhận những giá trị của thời đại và nhân loại như TỰ DO, DÂN CHỦ, BÌNH ĐẲNG, CÔNG BẰNG, BÁC ÁI và YÊU CHUỘNG HOÀ BÌNH. Học sinh được chuẩn bị toàn diện về nhân cách để trở thành không chỉ một người có ích cho xã hội mà còn là chủ thể của chính xã hội đó.
Khỏe mạnh về thể lực và tinh thần
Sống lành mạnh và tự tin
Yêu sự học suốt đời
Được trang bị đầy đủ kỹ năng, phương pháp và ý chí làm chủ tri thức mới
Trân trọng các giá trị truyền thống và đón nhận các giá trị thời đại
VẤN ĐỀ 2:
Những yếu tố để đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người giáo viên đạt hiệu quả
Mục đích của nghề dạy học
2. Đối tượng của nghề dạy học
3. Công cụ lao động của nghề dạy học
4. Sản phẩm của nghề dạy học
5. Thời gian và không gian lao động sư phạm
* Hệ thống những kỹ năng đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người giáo viên đạt hiệu quả:
+ Nhóm kỹ năng thiết kế: Nhóm kỹ năng này giúp cho giáo viên nhìn thấy trước và thiết kế các kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành các dạng hoạt động của mình cũng như của học sinh, dự đoán, tiên lượng những gì sẽ xảy ra trong quá trình giáo dục và các hoạt động khắc phục những khiếm khuyết nãy sinh.
- Nhóm kỹ năng tổ chức: Giúp người giáo viên thực hiện nội dung "thiết kế" đã vạch ra.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp: Giúp giáo viên biết cách giao tiếp với đối tượng giáo dục của mình và những lực lượng xã hội có liên quan tới quá trình giáo dục.
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Giúp giáo viên biết tự đánh giá được tiến trình và kết quả hoạt động giáo dục của mình và đồng nghiệp, đặc biệt là của học sinh và của đồng nghiệp để không ngừng hoàn thiện, điều chỉnh tác động sư phạm cho phù hợp với quy luật giáo dục.
+ Hệ thống những kỹ năng chuyên biệt. Bao gồm những nhóm kỹ năng sau đây:
- Nhóm kỹ năng giảng dạy: Bao gồm những kỹ năng lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn và vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng xác định các bước lý luận dạy học cụ thể (mục đích, nhiệm vụ dạy học....), kỹ năng soạn bài lên lớp kỹ năng tổ chức các dạng hoạt động học tập tập thể và độc lập của học sinh, kỹ năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, cũng như học sinh cá biệt, kỹ năng sử dụng và chế tạo các phương tiện và đồ dùng dạy học, kỹ năng phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm các dạng hoạt động dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh...
- Những kỹ năng giáo dục: Bao gồm những kỹ năng như: Xác định mục đích, nhiệm vụ giáo dục học sinh, xây dựng tập thể học sinh do mình phụ trách, phối hợp và vận động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục, giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục học sinh cá biệt, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh...
Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, bao gồm những kỹ năng: Xác định các bước nghiên cứu, vận dụng những phương pháp và tổ chức nghiên cứu, phân tích và xử lý các tài liệu thu thập được, trình bày và bảo vệ đề tài nghiên cứu.
- Nhóm kỹ năng hoạt động xã hội: Bao gồm kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội có liên quan tới công tác giáo dục học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội...
- Nhóm kỹ năng tự học: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức tự bồi dưỡng về chuyên môn, vận dụng các phương pháp và phương tiện tự học, thích ứng mau chóng với những thành tựu khoa học có quan hệ với chương trình dạy, tự đánh giá tự điều chỉnh hoạt động, tự đào tạo của mình...
VẤN ĐỀ 3
Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và GD toàn diện cho HS
1. Công tác quản lý, điều hành trong việc nâng cao chất lượng
- Mỗi tổ chuyên môn, mỗi giáo viên xây dựng một kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi do môn mình giảng dạy để ban giám hiệu duyệt. Nhà trường cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
- Phân công giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt; đối với môn có nhiều phân môn (TV) hoặc môn khoa học cơ bản.
- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đi sâu giải quyết những vấn đề hiện trạng thật cụ thể về chuyên môn ngoài những công việc mang tính hành chính hoặc kế hoạch công việc có tính thuần tuý.
- Chỉ đạo và hiểu sâu việc dạy học phân hóa, sát đối tượng, phù hợp và phát huy được sự tích cực của nhiều đối tượng trong cùng mỗi một lớp học.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng (nhất là đối với thời điểm trước khi kiểm tra giữa kỳ II nhưng đối với lớp 1 cần thực hiện theo tháng để có cơ hội thời gian khắc phục.
- Bám sát chỉ số mà giáo viên, tổ đã ký cam kết đầu năm học về chất lượng cần đạt, nhà trường giám sát và tạo điều kiện để kiểm tra kết quả thực hiện cam kết về nâng cao chất lượng, tổ chức tốt việc bàn giao chất lượng theo từng khối lớp.
- Chỉ đạo mỗi GV xây dựng tốt và khả thi nội dung bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. Nhà trường, tổ CM tích cực kiểm soát hoạt động này để đảm bảo hiệu quả.
2. Tổ chức quán triệt tốt đội ngũ giáo viên
- Đổi mới đánh giá, xếp loại giáo viên sát với Quyết định 14 và các tiêu chí thi đua của đơn vị. Chú ý công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo sự đánh giá đúng mức, không chạy theo thành tích.
- Quá trình bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên theo hướng phân hóa; kiểm tra đối tác để chẩn đoán khả năng lĩnh hội và năng lực tay nghề của giáo viên từ cấp tổ cho đến cấp trường giúp cho việc phân công giao việc đứng lớp phù hợp với khả năng thực có.
- Quan tâm và phát huy có hiệu quả các thành viên của tổ tư vấn nghiệp vụ của nhà trường.
- Phát huy tối đa vai trò tác động và tác dụng của giáo viên chủ nhiệm lớp trong các lĩnh vực nhưng chú trọng nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục (đảm bảo mọi HS thực hiện tốt và thành thạo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và biết Tính toán theo cấp độ từng khối lớp khác nhau trước khi lên lớp học trên.
3. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy
Có thể nói: Xây dựng THTT-HSTC chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu "dạy tốt, học tốt" trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là việc thiết kế các hoạt động để các em tham gia trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thân thiện cho các em
Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà còn là tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu, tự khám phá, để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu cuộc sống thực và cuộc sống quá khứ của dân tộc. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội.
THTT-HSTC chính là dạy học có chất lượng. Thầy cô phát huy tính chủ động, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy-học; học sinh tích cực, chủ động trong học tập, vui chơi, chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội; tăng cường giáo dục và thực hành kỹ năng sống. Năm nội dung xây dựng THTT-HSTC chính là sự cụ thể hóa yêu cầu dạy tốt - học tốt trong giai đoạn hiện nay.
Để đánh giá nhà trường, lớp học trong phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC thì có thể nhìn vào sự hớn hở, niềm vui đến trường của các em, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, là sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin, sự thừa nhận của xã hội đối với nhà trường. Sự đánh giá chính xác đối với nhà trường Xây dựng THTT-HSTC chính là sự thừa nhận của học sinh nhà trường, của các thầy cô giáo trong trường về việc trường đã đạt được 5 nội dung ở mức nào, bằng cách nào.
Chung nhất, lấy phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" làm chính yếu, và muốn chất lượng của phong trào này đi vào chiều sâu – đích thực PHẢI BẮT ĐẦU TỪ KỸ NĂNG SỐNG trong đội ngũ mới có cơ hội mong muốn thẩm thấu đến GDKNS cho HS, CB-GV phải có ý thức thường trực về ý nghĩa và nội hàm của hai vế THTH và HSTC nó có tính chất tương tác và đặc biệt người thầy tác động như thế nào để học sinh tích cực thì mới nói đến nội dung, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo đối tượng, tạo dựng niềm tin cũng như sự hứng thú cho học sinh học tập.
- Bằng những việc làm cụ thể, mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự “là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và nếu mỗi người thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức HCM và có hiểu biết về THTT, HSTC tất yếu sẽ tốt hơn.
- Cụ thể hoá với công việc thực tiễn hàng ngày của GV là quan tâm và tăng cường kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc ghi chép của HS, dạy cho HS cách học, cách tự học, cách tư duy, cách ghi chép, kiểm tra việc học và làm bài tập ở nhà của học sinh (nếu có giao việc).
- Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng; xây dựng hệ thống câu hỏi học tập đảm bảo yếu tố dẫn dắt phù hợp với từng em.
- Phát huy tác dụng của việc viết và phổ biến sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào giảng dạy để nâng cao chất lượng.
5. Quan tâm giáo dục cho HS ở địa bàn khó khăn, HS thuộc dân tộc thiểu số, HS học ở các lớp ghép
- Đầu tư và phát huy cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học nói chung và điểm học lẻ nói riêng nhất là nơi khó khăn đảm bảo điều kiện học tập được công bằng.
- Tăng cường đội ngũ giáo viên khá, giỏi để giảng dạy ở điểm học lẻ, nơi khó khăn.
- Quan tâm cụ thể tới điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh trong nội bộ nhà trường, từng lớp và lớp học có bán trú.
6. Công tác kiểm tra nội bộ
Phải xác định công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường về chuyên môn là then chốt để rà soát mọi hoạt động chức trách của giáo viên nhăm khắc phục những hạn chế, yếu kém kịp thời; Trong công tác này phải đảm bảo rõ và đều về thời gian, nội dung, đối tượng. Không được bỏ ngỏ, tránh tình trạng theo pha, theo đợt.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ SỨC KHỎE
Giáo viên: ĐOÀN THỊ BÍCH TRÂM
Trường TH Nguyễn Ngọc Bình
Ngày 24 tháng 2 năm 2012
Phòng Giáo Dục &Đào Tạo Đai Lộc
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Câu 1: Mong muốn lớn nhất của người giáo viên tiểu học là gì và anh (chị) cần làm gì để đạt được yêu cầu đó?
Câu 2: Nêu hiện trạng của việc hưởng ứng xây dựng phong trào THTT, HSTC tại trường, lớp của anh (chị)?
Câu 3: Theo anh (chị) thì những tố chất cần có của người GV tiểu học hiện nay bao gồm những vấn đề cơ bản gì?
VẤN ĐỀ 1: VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở và các cấp học trên. Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệt nếu hỏi về các kỹ năng, kiến thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được là gì thì chắc sẽ có rất nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau hoặc thậm chí trả lời chưa đúng trọng tâm.
Xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó định hướng chiến lược về nguồn lực con người và đặc biệt giúp cho GV xác định việc thực hiện nhiệm vụ ‘làm gì? – làm như thế nào?’ mỗi GV cần phải có kỳ vọng chứ không có tham vọng và hối hả thông qua việc dạy trội, dạy nhiều hoặc nâng cao vì “sức chứa, sự tiêu hoá” của HS để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, nếu như mục tiêu của nhà trường đặt ra là học sinh phải đạt điểm cao và đạt được kết quả cuối cùng thì chỉ cần dạy theo kiểu đọc chép, học thuộc lòng, hoặc cho học sinh học “tủ”, sản phẩm ấy không phải là tố chất mà HS sản sinh và nếu như thế là hoàn toàn trái ngược với mục tiêu đào tạo.
Nếu xác định mục tiêu mơ hồ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân sinh ra bệnh trầm kha của giáo dục. Vậy, việc xác đinh mục tiêu giáo dục ngày nay dựa trên những cơ sở:
1. Các quan niệm về trẻ em thời đại ngày nay
2. Tham khảo về triết lý giáo dục ở một số nước hiện nay
3. Các cơ sở để xác định mục tiêu giáo dục
4. Về trường chất lượng cao…..
5. Mục tiêu của GDPT hiện nay ở Việt Nam.
5. Mục tiêu của GDPT hiện nay ở Việt Nam.
- Nhóm những kiến thức và kỹ năng cơ bản (đọc, viết, tính toán, những kiến thức cơ bản của các môn học phổ thông).
- Nhóm các kỹ năng tư duy (biết cách suy luận, phát hiện, giải quyết vấn đề, biết cách học, cách tự học, có tư duy sáng tạo).
- Nhóm các phẩm chất nhân cách và đạo đức (có lòng tự tin, có ý thức và tinh thần trách nhiệm, trung thực, biết tự quản lý và làm chủ được bản thân, có đời sống nội tâm phong phú và nhân cách cao đẹp).
Tất nhiên, để thế hệ trẻ có được các kỹ năng và đạt được các mục tiêu trên còn tùy thuộc nhiều vào các thành tố khác như: Sự đầu tư thực sự cho giáo dục, xác định đúng nội dung chương trình, đào tạo đội ngũ giáo viên, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, các quan điểm về đánh giá HS, cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục, trình độ và năng lực quản lý giáo dục. Tất cả các thành tố đó đều cần được quan tâm giải quyết thỏa đáng.
* Những giá trị tồn tại trong mỗi con người sau khi học trong nhà trường:
Nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức nhân cách cho mỗi học sinh, giúp các em biết cách sống hài hòa giữa bản thân và gia đình, xã hội. Không chỉ giữ vững những giá trị truyền thống phương đông như NHÂN, LẾ, NGHĨA, TRÍ, TÍN, học sinh còn được khuyến khích đón nhận những giá trị của thời đại và nhân loại như TỰ DO, DÂN CHỦ, BÌNH ĐẲNG, CÔNG BẰNG, BÁC ÁI và YÊU CHUỘNG HOÀ BÌNH. Học sinh được chuẩn bị toàn diện về nhân cách để trở thành không chỉ một người có ích cho xã hội mà còn là chủ thể của chính xã hội đó.
Khỏe mạnh về thể lực và tinh thần
Sống lành mạnh và tự tin
Yêu sự học suốt đời
Được trang bị đầy đủ kỹ năng, phương pháp và ý chí làm chủ tri thức mới
Trân trọng các giá trị truyền thống và đón nhận các giá trị thời đại
VẤN ĐỀ 2:
Những yếu tố để đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người giáo viên đạt hiệu quả
Mục đích của nghề dạy học
2. Đối tượng của nghề dạy học
3. Công cụ lao động của nghề dạy học
4. Sản phẩm của nghề dạy học
5. Thời gian và không gian lao động sư phạm
* Hệ thống những kỹ năng đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người giáo viên đạt hiệu quả:
+ Nhóm kỹ năng thiết kế: Nhóm kỹ năng này giúp cho giáo viên nhìn thấy trước và thiết kế các kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành các dạng hoạt động của mình cũng như của học sinh, dự đoán, tiên lượng những gì sẽ xảy ra trong quá trình giáo dục và các hoạt động khắc phục những khiếm khuyết nãy sinh.
- Nhóm kỹ năng tổ chức: Giúp người giáo viên thực hiện nội dung "thiết kế" đã vạch ra.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp: Giúp giáo viên biết cách giao tiếp với đối tượng giáo dục của mình và những lực lượng xã hội có liên quan tới quá trình giáo dục.
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Giúp giáo viên biết tự đánh giá được tiến trình và kết quả hoạt động giáo dục của mình và đồng nghiệp, đặc biệt là của học sinh và của đồng nghiệp để không ngừng hoàn thiện, điều chỉnh tác động sư phạm cho phù hợp với quy luật giáo dục.
+ Hệ thống những kỹ năng chuyên biệt. Bao gồm những nhóm kỹ năng sau đây:
- Nhóm kỹ năng giảng dạy: Bao gồm những kỹ năng lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn và vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng xác định các bước lý luận dạy học cụ thể (mục đích, nhiệm vụ dạy học....), kỹ năng soạn bài lên lớp kỹ năng tổ chức các dạng hoạt động học tập tập thể và độc lập của học sinh, kỹ năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, cũng như học sinh cá biệt, kỹ năng sử dụng và chế tạo các phương tiện và đồ dùng dạy học, kỹ năng phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm các dạng hoạt động dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh...
- Những kỹ năng giáo dục: Bao gồm những kỹ năng như: Xác định mục đích, nhiệm vụ giáo dục học sinh, xây dựng tập thể học sinh do mình phụ trách, phối hợp và vận động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục, giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục học sinh cá biệt, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh...
Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, bao gồm những kỹ năng: Xác định các bước nghiên cứu, vận dụng những phương pháp và tổ chức nghiên cứu, phân tích và xử lý các tài liệu thu thập được, trình bày và bảo vệ đề tài nghiên cứu.
- Nhóm kỹ năng hoạt động xã hội: Bao gồm kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội có liên quan tới công tác giáo dục học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội...
- Nhóm kỹ năng tự học: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức tự bồi dưỡng về chuyên môn, vận dụng các phương pháp và phương tiện tự học, thích ứng mau chóng với những thành tựu khoa học có quan hệ với chương trình dạy, tự đánh giá tự điều chỉnh hoạt động, tự đào tạo của mình...
VẤN ĐỀ 3
Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và GD toàn diện cho HS
1. Công tác quản lý, điều hành trong việc nâng cao chất lượng
- Mỗi tổ chuyên môn, mỗi giáo viên xây dựng một kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi do môn mình giảng dạy để ban giám hiệu duyệt. Nhà trường cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
- Phân công giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt; đối với môn có nhiều phân môn (TV) hoặc môn khoa học cơ bản.
- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đi sâu giải quyết những vấn đề hiện trạng thật cụ thể về chuyên môn ngoài những công việc mang tính hành chính hoặc kế hoạch công việc có tính thuần tuý.
- Chỉ đạo và hiểu sâu việc dạy học phân hóa, sát đối tượng, phù hợp và phát huy được sự tích cực của nhiều đối tượng trong cùng mỗi một lớp học.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng (nhất là đối với thời điểm trước khi kiểm tra giữa kỳ II nhưng đối với lớp 1 cần thực hiện theo tháng để có cơ hội thời gian khắc phục.
- Bám sát chỉ số mà giáo viên, tổ đã ký cam kết đầu năm học về chất lượng cần đạt, nhà trường giám sát và tạo điều kiện để kiểm tra kết quả thực hiện cam kết về nâng cao chất lượng, tổ chức tốt việc bàn giao chất lượng theo từng khối lớp.
- Chỉ đạo mỗi GV xây dựng tốt và khả thi nội dung bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. Nhà trường, tổ CM tích cực kiểm soát hoạt động này để đảm bảo hiệu quả.
2. Tổ chức quán triệt tốt đội ngũ giáo viên
- Đổi mới đánh giá, xếp loại giáo viên sát với Quyết định 14 và các tiêu chí thi đua của đơn vị. Chú ý công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo sự đánh giá đúng mức, không chạy theo thành tích.
- Quá trình bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên theo hướng phân hóa; kiểm tra đối tác để chẩn đoán khả năng lĩnh hội và năng lực tay nghề của giáo viên từ cấp tổ cho đến cấp trường giúp cho việc phân công giao việc đứng lớp phù hợp với khả năng thực có.
- Quan tâm và phát huy có hiệu quả các thành viên của tổ tư vấn nghiệp vụ của nhà trường.
- Phát huy tối đa vai trò tác động và tác dụng của giáo viên chủ nhiệm lớp trong các lĩnh vực nhưng chú trọng nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục (đảm bảo mọi HS thực hiện tốt và thành thạo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và biết Tính toán theo cấp độ từng khối lớp khác nhau trước khi lên lớp học trên.
3. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy
Có thể nói: Xây dựng THTT-HSTC chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu "dạy tốt, học tốt" trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là việc thiết kế các hoạt động để các em tham gia trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thân thiện cho các em
Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà còn là tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu, tự khám phá, để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu cuộc sống thực và cuộc sống quá khứ của dân tộc. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội.
THTT-HSTC chính là dạy học có chất lượng. Thầy cô phát huy tính chủ động, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy-học; học sinh tích cực, chủ động trong học tập, vui chơi, chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội; tăng cường giáo dục và thực hành kỹ năng sống. Năm nội dung xây dựng THTT-HSTC chính là sự cụ thể hóa yêu cầu dạy tốt - học tốt trong giai đoạn hiện nay.
Để đánh giá nhà trường, lớp học trong phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC thì có thể nhìn vào sự hớn hở, niềm vui đến trường của các em, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, là sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin, sự thừa nhận của xã hội đối với nhà trường. Sự đánh giá chính xác đối với nhà trường Xây dựng THTT-HSTC chính là sự thừa nhận của học sinh nhà trường, của các thầy cô giáo trong trường về việc trường đã đạt được 5 nội dung ở mức nào, bằng cách nào.
Chung nhất, lấy phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" làm chính yếu, và muốn chất lượng của phong trào này đi vào chiều sâu – đích thực PHẢI BẮT ĐẦU TỪ KỸ NĂNG SỐNG trong đội ngũ mới có cơ hội mong muốn thẩm thấu đến GDKNS cho HS, CB-GV phải có ý thức thường trực về ý nghĩa và nội hàm của hai vế THTH và HSTC nó có tính chất tương tác và đặc biệt người thầy tác động như thế nào để học sinh tích cực thì mới nói đến nội dung, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo đối tượng, tạo dựng niềm tin cũng như sự hứng thú cho học sinh học tập.
- Bằng những việc làm cụ thể, mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự “là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và nếu mỗi người thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức HCM và có hiểu biết về THTT, HSTC tất yếu sẽ tốt hơn.
- Cụ thể hoá với công việc thực tiễn hàng ngày của GV là quan tâm và tăng cường kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc ghi chép của HS, dạy cho HS cách học, cách tự học, cách tư duy, cách ghi chép, kiểm tra việc học và làm bài tập ở nhà của học sinh (nếu có giao việc).
- Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng; xây dựng hệ thống câu hỏi học tập đảm bảo yếu tố dẫn dắt phù hợp với từng em.
- Phát huy tác dụng của việc viết và phổ biến sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào giảng dạy để nâng cao chất lượng.
5. Quan tâm giáo dục cho HS ở địa bàn khó khăn, HS thuộc dân tộc thiểu số, HS học ở các lớp ghép
- Đầu tư và phát huy cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học nói chung và điểm học lẻ nói riêng nhất là nơi khó khăn đảm bảo điều kiện học tập được công bằng.
- Tăng cường đội ngũ giáo viên khá, giỏi để giảng dạy ở điểm học lẻ, nơi khó khăn.
- Quan tâm cụ thể tới điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh trong nội bộ nhà trường, từng lớp và lớp học có bán trú.
6. Công tác kiểm tra nội bộ
Phải xác định công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường về chuyên môn là then chốt để rà soát mọi hoạt động chức trách của giáo viên nhăm khắc phục những hạn chế, yếu kém kịp thời; Trong công tác này phải đảm bảo rõ và đều về thời gian, nội dung, đối tượng. Không được bỏ ngỏ, tránh tình trạng theo pha, theo đợt.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Bích Trâm
Dung lượng: 139,55KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)