Chuyên đề năm 2011 - 2012

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Hùng | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề năm 2011 - 2012 thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
THÁNG 7 NĂM 2011
Chuyên đề 2
TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phạm Quang Huân
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Sư phạm
Trường ĐHSP Hà Nội
Trần Thị Hải Yến
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú
Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội
2
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
MỤC TIÊU
Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của tổ chuyên môn (TCM) và qui trình, kỹ thuật xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo các qui định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế.
3
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
MỤC TIÊU:
Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn: các khái niệm (kế hoạch năm học của TCM, kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên…); ý nghĩa, yêu cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch hoạt động cuả GV).
Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng kế hoạch của TCM và tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của giáo viên và các loại kế hoạch khác.
Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xác định mục tiêu và phương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên môn trong năm học; trên cơ sở đó, dần khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm hoặc tùy tiện.
4
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
NỘI DUNG
5
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẦN 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
6
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu các loại kế hoạch và các khái niệm
1) Trong thực tế trường phổ thông, TCM có những loại kế hoạch nào?
2) Trình bày cách hiểu về khái niệm “kế hoạch” và từng loại kế hoạch đó?
Hoạt động 1:
7
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
1.1. Các loại kế hoạch ở TCM
8
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn;
Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV;
Kế hoạch học kỳ;
Kế hoạch hàng tháng;
Kế hoạch cho từng loại hoạt động:

(KH thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; KH hội giảng; kế hoạch dự giờ; KH bồi giỏi - phụ kém; KH tổ chức hoạt động ngoại khóa; KH nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ …
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
2 loại kế hoạch có tính pháp quy
Theo “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” – Bộ GD-ĐT, 2007
9
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
Xây dựng kế hoạch
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
Kế hoạch hoạt động của giáo viên
Kế hoạch
1.2. Các khái niệm cơ bản:
10
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch TCM
1) Việc xây dựng kế hoạch TCM có ý nghĩa như thế nào? (đối với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên trong tổ, với hiệu trưởng nhà trường);
2) Kế hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Hoạt động 2:
11
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
Đối với các thành viên trong tổ
Đối với hiệu trưởng
Đối với tổ trưởng chuyên môn
12
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
Đảm bảo tính khoa học
Đảm bảo tính cụ thể, đo được
Đảm bảo tính mục đích
Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi
Đảm bảo tính linh hoạt
Đảm bảo tính dân chủ
Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán
13
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẦN 2

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
14
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu nội dung, hình thức trình bày kế hoạch năm học của TCM
1) Dựa vào kinh nghiệm làm kế hoạch hàng năm, thày/cô hãy mô tả lại cấu trúc nội dung của kế hoạch năm học của TCM?
2) Thông thường, trong thực tế, kế hoạch TCM được trình bày như thế nào?
Hoạt động 3:
15
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM
Các loại nghị quyết của Đảng các cấp
(có liên quan đến phát triển giáo dục)
Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp
Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
Nghị quyết Chi bộ nhà trường, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu đã có).
Lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM.
16
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM
Đặc điểm tình hình
Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ)
Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ
Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM
Những đề xuất của TCM
17
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Nội dung chính
Chủ thể lập KH ký tên
và Hiệu trưởng phê duyệt
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
2.2 Hình thức trình bày bản kế hoạch TCM
2.2.1 Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến
Thể thức hành chính
BAO GỒM:
Tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM);
Quốc hiệu;
Thời gian;
tên văn bản;
các căn cứ pháp lý.
Phần 1
Phần 2
Phần 3











…, ngày … tháng … năm
PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG
(Hiệu trưởng (ký tên)
ký tên, đóng dấu)
18
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2011 - 2012
TỔ TOÁN
Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 -2012 của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT tỉnh (hoặc của Phòng GD-ĐT…);
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT/THCS……..
Tổ …….. xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2011-2012 như sau:
 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ)
3. Khó khăn (yếu/thách thức)
II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:
Mục tiêu 1:..
III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN  PHÁP  THỰC HIỆN : 
1.  Nhiệm vụ 1: 
- Các chỉ tiêu:
- Các biện pháp:
…..

IV.  LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH





V. NHỮNG ĐỀ XUẤT:
1. ………
2. ……….
19
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tự nghiên cứu
Khảo sát trường hợp một bản kế hoạch TCM được nêu trong PHỤ LỤC 1 và phân tích những điểm phù hợp và điểm chưa phù hợp.
Hoạt động 4:
20
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu và phân biệt khái niệm mục tiêu và chỉ tiêu; thực hành xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho tổ chuyên môn.
1) Thế nào là mục tiêu? Thế nào là chỉ tiêu? Nêu sự khác biệt giữa mục tiêu và chỉ tiêu?
2) Thực hành xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho hoạt động dạy và học trong năm học 2010 – 2011 của TCM. (TCM cụ thể do cá nhân lựa chọn)
Hoạt động 5:
21
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Mục tiêu
Mục tiêu là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ”
(Từ điển Tiếng Việt . Viện Ngôn ngữ học. NXB KHXH – 1988).

Trong xây dựng kế hoạch, mục tiêu là tuyên bố về những thay đổi mà một cá nhân hoặc một tổ chức mong muốn có được khi kết thúc thời hạn một nhiệm vụ, một hoạt động trong kế hoạch.
22
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Mục tiêu
Một mục tiêu chuẩn….
Có thể
đạt được (vừa sức)
Đo lường đ­ược
Cụ thể, dễ hiểu
Thực tế,
có định hướng kết quả
Có thời hạn
23
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu là “mức định ra để đạt tới, thường được biểu hiện bằng con số”
- Chỉ tiêu có tính cụ thể, chính xác, định lượng được, đo lường được, đối chiếu được.
Ví dụ: công việc này sẽ có mấy người đạt? tỷ lệ % là bao nhiêu? thực hiện công việc đó trong thời gian bao lâu? Đến đâu thì kết thúc? Chỉ tiêu về chất lượng học sinh năm học này cao hơn năm học trước bao nhiêu %?
- Chỉ tiêu nằm trong mục tiêu, biểu đạt cụ thể cho mục tiêu.
- Có chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng.
24
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Sự khác biệt và cách thức biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu
Trong thực tiễn xây dựng kế hoạch của TCM, của nhà trường và của các cấp quản lý hệ thống (Phòng, Sở GD-ĐT…) thường có sự bất cập về sự biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu. Do vậy, lưu ý TTCM một số vấn đề sau:
Mục tiêu là một phát biểu chung về những gì mong muốn đạt được, mang tính khái quát.
Chỉ tiêu là một thành phần cụ thể phải đạt được để thực hiện mục tiêu, là biểu hiện, cụ thể hóa của mục tiêu.
Các mục tiêu đề ra có thể có nội dung phức tạp, vì thế chúng thường được phân thành các chỉ tiêu khác nhau. Như vậy, các chỉ tiêu (của một mục tiêu) là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành các thành phần. Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đó nghĩa là đã đạt được mục tiêu đề ra.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, mỗi mục tiêu nên gồm không nên đặt ra quá nhiều chỉ tiêu (tối đa nên có 5 chỉ tiêu).
25
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Thực hành tìm hiểu những nhiệm vụ, những hoạt động cụ thể cần quan tâm khi thiết kế nội dung kế hoạch năm học của TCM
1) Đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể để đưa vào trong kế hoạch TCM năm học 2010 – 2011 (của một TCM cụ thể được nhóm lựa chọn)
2) Vận dụng kinh nghiệm thực tiễn và nội dung của 3 chuyên đề đã học, mỗi nhóm thiết kế một chương trình hoạt động cụ thể cho một nhiệm vụ sẽ đề xuất trong KHTCM năm học 2010 – 2011. (TCM đã lựa chọn ở bài tập trên)
Hoạt động 6:
26
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Gợi ý các nhiệm vụ chủ yếu của TCM cần được TTCM quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM:
Nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo (gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành);
Nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục: tổ chức dạy và học theo chương trình, kế hoạch, theo chuẩn KT-KN; tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh… ;
Nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của GV: (qua hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, qua hoạt động học tập…) ;
Các nhiệm vụ khác: chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn, Đội…
HOẠT ĐỘNG 6:
27
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Gợi ý một số chương trình hoạt động trong năm học của TCM để thực hiện một nhiệm vụ dạy học và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ:
Chương trình hoạt động áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh;
Chương trình hoạt động dạy giá trị sống, kỹ năng sống…
Chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;
Chương trình hoạt động kiến thực tập sư phạm của TCM theo các chuyên đề phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ;
Các chương trình hoạt động khác …
HOẠT ĐỘNG 6:
28
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu quy trình xây dựng kế hoạch TCM
THẢO LUẬN NHÓM:
Trong thực tế ở trường thày/cô, việc xây dựng KH TCM thường được tiến hành theo các bước nào?
Hoạt động 7:
29
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt
Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch
Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể
2.3 Quy trình xây dựng kế hoạch TCM
Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học
Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin
Việc 2: Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới
Việc 3: Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu
Việc 4: Xác định các biện pháp thực hiện
Việc 5: Dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện
30
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch TCM
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM
31
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
2.4. Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của TTCM
Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
32
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẦN 3

TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC
33
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu về việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân (KHCN)
1) Bản KHCN có nội dung như thế nào? Trong thực tế, tổ trưởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo xây dựng KHCN của giáo viên như thế nào?
2) Quy trình xây dựng KHCN của giáo viên thường được tiến hành ra sao?
Hoạt động 8:
34
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN
3.1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN:
TTCM tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn GV trong TCM xây dựng KHCN: đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ và nội dung quản lý, chỉ đạo TCM, có ý nghĩa đối với đối với công tác quản lý TCM và quản lý nhà trường
Làm cho GV hiểu được ý nghĩa của KHCN đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi nhà giáo
Có trách nhiệm hướng dẫn GV về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp xây dựng KHCN
Có vai trò tổ chức xây dựng và quản lý quá trình thực hiện KHCN của các giáo viên trong tổ
35
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN
3.2 Nội dung KHCN
Phân tích tình hình (của cá nhân trong năm học: nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn…)
Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cá nhân thực hiện trong năm học: nhiệm vụ nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống; nhiệm vụ phát triển chuyên môn nghiệp vụ; nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ chủ nhiệm, các nhiệm vụ khác được giao…và xác định yêu cầu, chỉ tiêu thực hiện của mỗi nhiệm vụ
Chỉ rõ các hoạt động trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong năm học
Chỉ rõ các điều kiện cần có để cá nhân thực hiện nhiệm vụ
Xác định lịch trình các hoạt động chính của cá nhân trong năm học
Đề xuất yêu cầu với TCM và với BGH nhà trường
36
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN
3.3 Quy trình tổ chức, quản lý xây dựng và thực hiện KHCN
Tổ trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu, hướng dẫn GV xây dựng KHCN và hạn định thời gian hoàn thành KHCN.
Bước 1
Tổ chức góp ý và phê duyệt:
- Thông qua tập thể nhóm, tổ chuyên môn góp ý;
- Các cá nhân bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch;
- Tổ trưởng duyệt và tổng hợp báo cáo với hiệu trưởng.
Bước 2
Theo dõi,
đôn đốc,
động viên GV trong quá trình thực hiện KH
Bước 3
Đánh giá kết quả thực hiện KHCN, thực hiện
kế hoạch TCM
của mỗi GV.
Bước 4
37
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tìm hiểu một số kỹ thuật vận dụng
có hiệu quả trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân
Hoạt động 9:
38
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4. Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
39
4.1 Kỹ thuật phân tích tình hình “SWOT”
SWOT
Strengths - Mặt mạnh
Weaknesses - Mặt yếu
Opportunities - Cơ hội
Threats - Thách thức
40
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Phân tích SWOT tĩnh
41
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Phân tích SWOT động
Phân tích tình hình:

Vùng OAEC: TCM đang ở trạng thái yếu về chủ quan, khó khăn về khách quan.
Vùng ABFE: TCM đang mạnh về chủ quan, khó khăn về khách quan.
Vùng CEHD: TCM đang còn yếu về chủ quan, song có thuận lợi về khách quan.
Vùng EFGH: TCM đang mạnh về chủ quan, thuận lợi về khách quan.
42
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Phân tích SWOT động
Phương hướng hoạt động:

Khi TCM ở vùng OAEC (nội lực còn yếu, ngoại lực còn khó khăn) thì phương hướng, mục tiêu đặt ra là phải giữ hoạt động của tổ ở mức “ổn định” ;
Khi TCM ở vùng ABFE (nội lực mạnh, ngoại lực vẫn còn khó khăn) thì phương hướng, mục tiêu là phải giữ hoạt động của tổ ở mức “ổn định – thích ứng”
Khi TCM ở vùng CEHD (nội lực còn yếu, ngoại lực thuận lợi) thì phương hướng, mục tiêu cho hoạt động của tổ là “ổn định – tăng trưởng”.
Khi TCM ở vùng EFGH (nội lực mạnh, ngoại lực thuận lợi) thì phương hướng, mục tiêu hoạt động của tổ là “phát triển – tăng tốc”.
43
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
5 yêu cầu đối với một mục tiêu chuẩn….
Vừa sức
(Achievable)
Đo lường được
(Measurable)
Cụ thể, dễ hiểu
(Specific)
Thực tế
(Realistics)
Có thời hạn
(Timebound)
44
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.2 Kỹ thuật xác định mục tiêu : SMART (thông minh)
4.2 Kỹ thuật xác định mục tiêu : SMART (thông minh)
Specific - cụ thể, dễ hiểu:
Mục tiêu phải cụ thể, dễ hiểu vì nó định hướng cho mọi người hoạt động.
Measurable – đo lường được:
Mục tiêu mà không đo lường được thì khó kiểm soát và không biết có đạt được hay không
Achievable – vừa sức:
Mục tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt ra loại mục tiêu không thể đạt nổi.
Realistics – thực tế:
Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được so với khả năng thực hiện, với hiện trạng nguồn lực của trường bạn (thời gian, đội ngũ, CSVC, tài chính...).
Timebound – có thời hạn:
Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn và ảnh hưởng tới viêc thực hiện kế hoạch chung.
45
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.3. Kỹ thuật biểu đạt Mục tiêu và Chỉ tiêu :
Mục tiêu nhất thiết phải bao hàm các yếu tố S-M-A-R-T
Mục tiêu nhằm định hướng cho sự phát triển và cho hoạt động quản lý, được biểu đạt bằng những ngôn từ khái quát.
Chỉ tiêu là thành phần cụ thể của mục tiêu. Khi đạt được tất cả chỉ tiêu có nghĩa là đạt được mục tiêu. Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu. Các chỉ tiêu là những điều kiện quan trọng phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính định lượng, khả thi trong một khoảng thời gian nhất định và định hướng cho hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính.
46
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.3 Kỹ thuật biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu trong văn bản kế hoạch :
Ví dụ 1: Mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phổ cập giáo dục:
Mục tiêu: Tạo thêm cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Chỉ tiêu 1: Giảm khoảng cách trong tỷ lệ nhập học đúng tuổi giữa thành thị và nông thôn còn 2% vào năm 201…
Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ đi học của trẻ em nam và nữ thuộc các xã đặc biệt khó khăn lên 85% vào năm 201….
Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ trường tiểu học có đường nội bộ cho học sinh khuyết tật vào lớp lên 50% vào năm 201…

(Nguồn: Tài liệu “Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo…” – Bộ GD-ĐT – Dự án tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn cấp tỉnh, thành phố. Hà Nội-2009)
47
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.3 Kỹ thuật biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu trong văn bản kế hoạch :
Ví dụ 2: Mục tiêu, chỉ tiêu về tiếp cận cơ hội học tập:

Mục tiêu: Tăng tỷ lệ trẻ nhập học đúng tuổi; nâng cao chất lượng học tập của trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ em gái, tăng tỷ lệ HS học hoà nhập.
Các chỉ tiêu:
Đến năm 2014:
Chỉ tiêu 1: 95% trẻ em xuất thân từ các gia đình chính sách được đến trường, đặc biệt là các em gái
Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ bỏ học xuống còn 3 %
Chỉ tiêu 3: Đảm bảo 100 % HS có đủ SGK tất cả các môn học

(Nguồn: Tài liệu tập huấn hiệu trưởng THCS tham gia dự án giáo dục THCS vùng khó nhăn nhất. Bộ giáo dục và đào tạo-Dự án giáo dục THCS vùng KKN, 2010)
48
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.4 Kỹ thuật 5W+2H để tư duy toàn diện khi lập kế hoạch
49
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)
4.5.1 Thế nào là sơ đồ tư suy?

Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy.
Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn theo một trật tự nhất định.
Tác giả đề xuất và phổ biến rộng rãi sơ đồ tư duy là Tony Buzan.
50
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)
4.5.2 Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, công tác:
Sơ đồ tư duy giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não.
51
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)
4.5.3. Cách tạo sơ đồ tư duy:
Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường nối.
Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ.
Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…).
Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
52
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)
4.5.3. Cách tạo sơ đồ tư duy:
Ví dụ:
53
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)
4.5.3. Cách tạo sơ đồ tư duy:
Giới thiệu sản phẩm vận dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu tác phẩm “Nhật ký trong tù”
của một giáo viên trung học Tp Hồ Chí Minh)
54
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.6 Kỹ thuật trình bày kế hoạch có tính trực quan
4.6.1. Trình bày bản kế hoạch năm học của TCM theo biểu đồ Gantt :
i) Biểu đồ Gantt là gì?
Biểu đồ Gantt là công cụ để đo lường tiến độ thực hiện các công việc so với kế hoạch đề ra.
ii) Ý nghĩa của biểu đồ Gantt :
Biểu đồ Gantt là một cách đơn giản và dễ hiểu để giám sát tiến độ của các hoạt động khi thực hiện một kế hoạch/một dự án. Chúng cung cấp cho ta hình ảnh trực quan về các hoạt động và thời gian thực hiện ; đồng thời, chúng cho phép ta truyền đạt thông tin một cách dễ dàng với các đồng nghiệp khác trong nhóm về trạng thái của kế hoạch/dự án.
55
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.6 Kỹ thuật trình bày kế hoạch có tính trực quan
4.6.1. Trình bày bản kế hoạch năm học của TCM theo biểu đồ Gantt :
iii) Cách vẽ một biểu đồ Gantt:
Vẽ đường thời gian của kế hoạch từ đầu đến cuối năm học (theo tháng hoặc theo tuần) trên trục toạ độ (trục tung- nằm ngang);
Trên trục hoành (ngược lại với trục tung) thể hiện các hoạt động cần được hoàn thành trong suốt kế hoạch;
Vẽ một vạch nằm ngang (đậm) ở mỗi mức độ của hoạt động để chỉ khoảng thời gian thực hiện mỗi công việc.
56
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.6 Kỹ thuật trình bày kế hoạch có tính trực quan
Ví dụ về biểu đồ Gantt
4.6.1. Trình bày bản kế hoạch năm học của TCM theo biểu đồ Gantt:
57
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.6 Kỹ thuật trình bày kế hoạch có tính trực quan
4.6.2. Trình bày bản kế hoạch theo đầu công việc:
58
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
4.6 Kỹ thuật trình bày kế hoạch có tính trực quan
4.6.3. Trình bày bản kế hoạch theo tiến trình thời gian:
59
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Thực hành vận dụng – Làm việc cá nhân
Vận dụng các kỹ thuật trên để lập và trình bày kế hoạch 01 hoạt động ở tổ chuyên môn (ví dụ: hoạt động thực tập chuyên đề dạy học, hoạt động bồi giỏi-phụ kém, hoạt động làm đồ dùng dạy học…)
(Học viên trình bày trên giấy A4)
Hoạt động 10:
60
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẦN 4

THỰC HÀNH TỔNG HỢP:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
61
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

Vận dụng những nội dung đã thu hoạch qua các chuyên đề của khóa bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn này, cũng như sự trải nghiệm thực tiễn của bản thân, thày/cô thiết kế bản kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn năm học 2011 – 2012. (hoặc một loại kế hoạch khác của tổ chuyên môn trong năm học do cá nhân tùy chọn)
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP
62
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI TẬP HUẤN
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.Trên cơ sở cách triển khai bồi dưỡng của các Báo cáo viên trong các lớp tập huấn cốt cán để triển khai hoạt động bồi dưỡng ở địa phương, đảm bảo thời lượng và các nội dung của chương trình.
2. Để việc triển khai bồi dưỡng hiệu quả, nên kiểm tra trước khóa học về các nội dung có liên quan, xác định mức độ kiến thức và kĩ năng hiện có của học viên để lựa chọn nội dung và phương pháp triển khai phù hợp. Xác định rõ các nội dung nào để học viên tự đọc, nội dung nào cần triển khai kĩ ở trên lớp để giúp TTCM có được các kiến thức, kĩ năng cơ bản trong điều hành hoạt động của TCM đúng qui định và hiệu quả.
3. Tài liệu được biên soạn theo hoạt động, trong mỗi chuyên đề có xác định một số hoạt động dành cho học viên, thông qua các hoạt động để tìm hiểu hoặc hướng tới các thông tin cơ bản cần lĩnh hội trong chuyên đề. Các hoạt động khá đa dang: có thể là hoạt động cá nhân, cặp đôi hay nhóm nhỏ, thực hành…. Khi tổ chức tập huấn tại địa phương, các báo cáo viên có thể thay đổi dạng thức hoạt động phù hợp để hướng tới các thông tin cần cung cấp.
4. Trong quá trình bồi dưỡng cho TTCM ở địa phương cần tạo điều kiện để học viên liên hệ với công tác quản lý tổ chuyên môn gắn với điều kiện của các trường học trên địa bàn; đặc biệt chú ý đến khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý tổ chuyên môn của TTCM hiện nay.
63
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI TẬP HUẤN
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
5. Các báo cáo viên địa phương có thể xây dựng một số câu hỏi kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học viên hoặc các phiếu đánh giá để học viên tự đánh giá khả năng của mình qua tham gia học tập.
6. Các tài liệu tham khảo trong tài liệu này là cơ bản; tuy nhiên với mỗi địa phương, các báo cáo viên có thể bổ sung thêm các tài liệu tham khảo cần thiết như các qui định cụ thể của địa phươmg về quản lý dạy thêm, học thêm; qui định về chế độ hỗ trợ đối với giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; qui định về hồ sơ chuyên môn…
7. Yêu cầu học viên chuẩn bị thêm một số tài liệu phục vụ cho việc học tập hiệu quả như: một số kế hoạch công tác của tổ chuyên môn mà họ đã xây dựng để cùng phân tích, chỉ ra điểm được, chưa được để điều chỉnh; Các biên bản họp rút kinh nghiệm giờ dự, biên bản sinh hoạt chuyên đề của tổ để tìm hiểu cách tiến hành, điều chỉnh những mặt hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết …
Tổ chức thực hiện chương trình đòi hỏi các báo cáo viên phải nắm vững chương trình, nội dung mỗi chuyên đề, linh hoạt sáng tạo trong tổ chức các hoạt động học tập phù hợp; chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho lớp học; Học viên tham gia tích cực, chia sẻ kiến thức để không chỉ học trong chương trình mà còn có thể học lẫn nhau để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ.
64
Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)