Chuyên đề môn TV 1
Chia sẻ bởi Hà Thị Mến |
Ngày 07/05/2019 |
68
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề môn TV 1 thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẾ SƠN
TẬP HUẤN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
Thực hiện, ngày 14 tháng 1 năm 2010
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Nêu đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học?
( Nhóm 1: Quế xuân1, Quế Xuân 2,Quế Phú1,2, Hương An)
Câu 2:Nêu giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1? ( Nhóm 2: Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu)
Câu 3: Lập kế hoạch bài học ( Vần…….) ( Nhóm 3: Đông Phú, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong)
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
A/GIỚI THIỆU CHUNG
1.Phương pháp dạy học là gì?
-PPDH là hoạt động dạy của thầy và học của trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của các phương tiện dạy học và là hình thức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững những nội dung, giáo viên có thể kết hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách nhuần nhuyễn để kích thích mọi hoạt động nhận thức của học sinh.
2.Quan niệm về đổi mới PPDH:
- Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của PP truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
3.Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực:
-Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy cô. HS tiếp thu các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, TN và XH qua lời giảng của cô giáo, nhưng HS làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Tư tưởng tình cảm, nhân cách tốt đẹp của các em được hình thành qua sự rèn luyện trong thực tế .
-Tích cực hoá hoạt động dạy học được hiểu là PPDH lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy cô đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động; mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
KÊT LUẬN:
Có 4 đặc trưng cơ bản:
1.Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ( kết hợp hài hoà giữ cách thức tái hiện và tìm kiếm trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh, trong đó cách tìm kiếm chiếm ưu thế)
2.Dạy học chú trọng đến rèn luyện phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá, chú ý đến tính sẵn sàng học tập của học sinh.
3.Tăng cường hợp tác (đảm bảo sự tác động qua lại, tham gia hợp tác và có tính vấn đề cao trong quá trình dạy học)
4.Kết hợp đánh giá của giáo viên và sự hợp tác của học sinh ( có môi trường học tập thân thiện, chủ động , tự giác)
II/Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học T.V lớp1:
*Có 5 giải pháp cơ bản:
1.Đổi mới về nhận thức:
- GV lớp 1 cần phải nhận thức rõ đây là cấp học của phương pháp là chủ yếu;
- Đổi mới PPDH là tất yếu.;
- Đổi mới PPDH là một quá trình lâu dài và Phức tạp.
2. Đổi mới hình thức dạy học:
Như vậy, đổi mới hình thức tổ chức dạy học là:
+ Dạy học theo cá nhân.
+ Dạy học theo nhóm nhỏ.
+ Dạy học theo lớp.
+ Dạy học ở hiện trường.
+ Trò chơi học tập.
.
3.Đổi mới môi trường học tập.
4.Đổi mới thiết bị dạy học:
-Tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị sẵn có.
- Khuyến khích sử dụng phiếu học tập.
- Khuyến khích tăng cường thiết bị kĩ thuật, đa năng, hiện đại.
5. Đổi mới cách đánh giá.
KẾT LUẬN:
- Phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm cơ sở để dạy lớp 1;
* Đối với BGD chỉ đạo: Tăng thời lượng học Tiếng Việt, đặc biệt với học sinh ở vùng dân tộc thiểu số.
- Dạy theo chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Tiếng Việt.
- Thay đổi cách đánh giá học sinh lớp 1( cần thiết cho điểm học sinh ở các lần kiểm tra.)
*Đối với SGD:
- Hướng dẫn cho các Huyện, đơn vị tổ chức kiểm tra đánh giá theo định kì.
- Tập huấn nội dung chương trình, đổi mới PPDH, cách đánh giá, dự giờ một số tiết...
- Tăng cường số lớp dạy 2 buổi/ ngày, ưu tiên cho HS lớp 1.
* Đối với cấp Huyện:
- Làm thế nào cho giáo viên lớp 1 nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của HS lớp 1.
- Tăng cường dự giờ, thao giảng chuyên đề.
B/TÓM TẮT MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PPDH T. V
I/ Mục tiêu môn Tiếng việt TH:
Hình thành cho HS những kĩ năng sử dụng TV (đọc, viết,
nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt
động của lứa tuổi.
Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về TV và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người,
về văn hoá văn học củaViệt Nam và của nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
II/ Nội dung:
Các phân môn của Tiếng Việt:
2.Hệ thống các chủ điểm- SGK Tiếng việt TH:
Ở lớp 1 gồm có 3 chủ điểm
Nhà trường
Gia đình
Thiên nhiên - Đất nước
3.Trọng tâm và những chủ điểm khó của chương trình TV:
Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là trọng tâm
Luyện tập các kĩ năng sử dụng TV trên hai phương diện gắn với hoạt động của các giác quan và gắn với hoạt động tư duy.
Luyện tập về kĩ năng sử dụng tiếng việt ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao.
Kết hợp các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt với việc học văn hoá ứng xử bằng ngôn ngữ của người Việt, tích luỹ kinh nghiệm giao tiếp.
- Luyện tập kĩ năng sử dụng TV trong các dạng lời nói, trong các tình huống giao tiếp đa dạng.
- Dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
4 Thời lượng dạy học TV:
- Trong mỗi tuần lễ ở cấp tiểu học và riêng lớp 1: chiếm gần 70% tổng thời lượng dạy 6 môn học chỉ dành riêng cho dạy TV và toán, trong đó gần 50% tổng thời lượng dành riêng cho dạy học Tiếng Việt ở lớp 1.
III/ Phương Pháp:
.Phương pháp thực hành giao tiếp
.Phương pháp phân tích ngôn ngữ
.Phương pháp luyện tập theo mẫu.
C.Dạy học TV 1 theo phương pháp mới:
I/ Nội dung chương trình môn TV1: (trang 11-12
1.Kĩ năng
- Nghe: Nghe trong hội thoại; nghe hiểu văn bản.
- Nói: Nói trong hội thoại; nói thành bài.
- Đọc: Đọc thành tiếng; đọc hiểu.
- Viết: Viết chữ; viết chính tả;
2.Kiến thức:
Ngữ âm và chữ viết.
Từ vựng.
Ngữ pháp.
Văn học
Ngữ liệu
II/ Đặc điểm cơ bản của SGK TV1:
Coi trọng sự hình thành và rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Coi trọng sự tích hợp giữa nội dung dạy học môn TV với các môn học khác.
Coi trọng tính chặt chẽ của ngữ âm Tiếng Việt, đặc biệt ở phần học vần
Coi trọng hình thức trình bày và phương pháp trình bày các loại bài sao cho GV dễ dạy, HS đễ học và thích học.
III/ Nội dung cơ bản SGK TV1:
SGK TV1 gồm 2 phần: học vần và luyện tập tổng hợp.
.Phần học vần: được dạy 22 tuần gồm 103 bài ( 83 bài thuộc tập 1 và 20 bài thuộc tập 2) với 3 dạng cơ bản sau:
- Làm quen với cấu tạo đơn giản của TV (âm tiết, dấu thanh)
- Học âm thể hiện âm mới hoặc vần mới.
- Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần.
Trình tự vần TV thể hiện như sau:
- Từ bài 1 đến bài 27 Học sinh đã được học toàn bộ các âm và chữ cái thể hiện các âm của TV; HS làm quen kiểu âm tiết mở; các nguyên âm đôi ia, ua, ưa ở SGK TV1 được gọi là vần.
- Từ bài 29 đến bài 90 HS được ôn lai các vần và các chữ thể hiện vần mới.
- Từ bài 91 đến bài 103 HS được ôn lại, một lần nữa, các âm và chữ thể hiện các âm của TV qua việc học một loại vần mới- vần có âm đầu vần( o hoặc u); HS cũng được ôn (một cách tự nhiên) các kiểu âm tiết của TV
- Phần luyện tập tổng hợp:
Được bố trí các bài theo tuần với 3 chủ đề: Nhà trường; gia đình; Thiên nhiên- đất nước. Mỗi tuần có 6 tiết (3 bài) tập đọc; 2 tiết (2 bài)tập viết; 2 tiết (2 bài) chính tả và 1 tiết (1 bài) kể chuyện.
- Các bài tập của mỗi tuần tập trung vào 1 chủ điểm- cứ 3 tuần hết một lượt chủ điểm. ở mỗi lọai bài HS được luyện tập đủ các kĩ năng, nhưng tập trung nhiều hơn ở kĩ năng đặc trung của phân môn tập đọc.Qua nội dung các bài học, HS vừa được ôn lại kiến thức, vừa được học kiến thức mới.
Nói cách khác, hệ thống bài học trong SGK TV1 được tổ chức theo mô hình các vòng tròn đồng tâm- phát triển. Mô hình này làm cho hoạt động dạy học môn TV được tự nhiên, nhẹ nhàng, kĩ lưỡng và do đó đảm bảo được tính hiệu quả tất yếu của hoạt động.
IV/Nội dung chuẩn kiến thức và kĩ năng môn TV1:
1.Chuẩn là gì?
a, Đối với HS: Chuẩn kiến thức và kĩ năng là những chuẩn mực dùng làm căn cứ để xác nhận HS đã đạt được những yêu cầc cơ bản nhất, cần thiết nhất của từng môn học sau một giai đoạn học tập theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Cụ thể:
- Chuẩn được áp dụng thống nhất cho mọi học sinh trong tất cả các trường tiểu học.
- Chuẩn mang tính ổn định, chỉ thay đổi khi chương trình giáo dục thay đổi;
-Chuẩn được thay đổi theo mức độ cần đạt của từng đơn vị nội dung, chủ đề trong mỗi môn học, từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấpbậc tiểu học.
b, Đối với cán bộ quản lí:
- Chuẩn kiến thức được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, cần thiết nhất để chỉ đạo việc dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
- Chuẩn là cơ sở để xây dựng kế hoạch dạy học của năm học, học kì, tuần lễ và bài học;
- Chuẩn là cơ sở để soạn (thiết kế) từng bài học;
- Chuẩn là cơ sở để kiểm tra kết quả học tập của học sinh;
- Chuẩn là cơ sở để đánh giá chuyên môn khi các cấp tổ chức thanh tra hoặc kiểm tra.
2. Chuẩn được qui định như thế nào?
a, Nội dung đánh giá: Kết hợp đánh giá kiến thức và kĩ năng, cụ thể:
- Kiến thức: Tiếng Việt và văn học;
Kĩ năng: đọc, viết, nghe nói.
b, Chủ đề đánh giá:
-Kiến thức:
+ Về Tiếng Việt: Ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp: hoạt động giao tiếp;
+Về văn học: Hình thức thơ và văn xuôi ( bước đầu nhận biết)
2.Kĩ năng:
+ Đọc: các thao tác để đọc, đọc trơn, đọc hiểu, đọc với mục đích khác;
+ Viết các thao tác để viết, viết chữ, viết văn bản;
+ Nghe: Nghe chính xác âm thanh, ngôn ngữ, nghe- hiểu thông tin, nghe- viết chính tả;
+ Nói: Phát âm nghi thức lời nói, trả lời và đặt câu hỏi, kể chuyện và thuật việc.
c, Mức độ cần đạt
Mỗi chủ đề đều có một số nội dung và yêu cầu cần đạt ở từng nội dung.
3.Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn như thế nào?
a, Nguyên tắc kiểm tra:
Kiểm tra theo qui định ( Thường xuyên và định kì)
Kiểm tra theo các nội dung của bài học- học đến đâu kiểm tra đến đấy, học cái gì kiểm tra cái ấy- không kiểm tra những nội dung quá khó để thách đố học sinh ( Cao hơn chuẩn), cũng không kiểm tra nhưng nội dung quá dễ để nâng đỡ hạ thấp học sinh ( hạ thấp chuẩn).
b. Hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra đọc : gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu.
- Kiểm tra viết: bao gồm nghe viết và làm bài tập.
c. Đánh giá:
- Mỗi bài kiểm tra định kì được đánh giá theo thang điểm 10, điểm chung được tính bằng cách lấy tổng số điểm 2 bài chia đôi ( có làm tròn số theo qui định.)
- Mỗi phần trong mỗi bài kiểm tra được đánh giá như sau:
Phần đọc thành tiếng từ 6 - 7 điểm, phần đọc hiểu từ 3 - 4 điểm.
Phần nghe viết 6 -7 điểm, phần làm bài tập từ 3 - 4 điểm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẾ SƠN
TẬP HUẤN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
Thực hiện, ngày 14 tháng 1 năm 2010
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Nêu đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học?
( Nhóm 1: Quế xuân1, Quế Xuân 2,Quế Phú1,2, Hương An)
Câu 2:Nêu giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1? ( Nhóm 2: Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu)
Câu 3: Lập kế hoạch bài học ( Vần…….) ( Nhóm 3: Đông Phú, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong)
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
A/GIỚI THIỆU CHUNG
1.Phương pháp dạy học là gì?
-PPDH là hoạt động dạy của thầy và học của trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của các phương tiện dạy học và là hình thức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững những nội dung, giáo viên có thể kết hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách nhuần nhuyễn để kích thích mọi hoạt động nhận thức của học sinh.
2.Quan niệm về đổi mới PPDH:
- Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của PP truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
3.Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực:
-Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy cô. HS tiếp thu các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, TN và XH qua lời giảng của cô giáo, nhưng HS làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Tư tưởng tình cảm, nhân cách tốt đẹp của các em được hình thành qua sự rèn luyện trong thực tế .
-Tích cực hoá hoạt động dạy học được hiểu là PPDH lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy cô đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động; mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
KÊT LUẬN:
Có 4 đặc trưng cơ bản:
1.Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ( kết hợp hài hoà giữ cách thức tái hiện và tìm kiếm trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh, trong đó cách tìm kiếm chiếm ưu thế)
2.Dạy học chú trọng đến rèn luyện phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá, chú ý đến tính sẵn sàng học tập của học sinh.
3.Tăng cường hợp tác (đảm bảo sự tác động qua lại, tham gia hợp tác và có tính vấn đề cao trong quá trình dạy học)
4.Kết hợp đánh giá của giáo viên và sự hợp tác của học sinh ( có môi trường học tập thân thiện, chủ động , tự giác)
II/Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học T.V lớp1:
*Có 5 giải pháp cơ bản:
1.Đổi mới về nhận thức:
- GV lớp 1 cần phải nhận thức rõ đây là cấp học của phương pháp là chủ yếu;
- Đổi mới PPDH là tất yếu.;
- Đổi mới PPDH là một quá trình lâu dài và Phức tạp.
2. Đổi mới hình thức dạy học:
Như vậy, đổi mới hình thức tổ chức dạy học là:
+ Dạy học theo cá nhân.
+ Dạy học theo nhóm nhỏ.
+ Dạy học theo lớp.
+ Dạy học ở hiện trường.
+ Trò chơi học tập.
.
3.Đổi mới môi trường học tập.
4.Đổi mới thiết bị dạy học:
-Tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị sẵn có.
- Khuyến khích sử dụng phiếu học tập.
- Khuyến khích tăng cường thiết bị kĩ thuật, đa năng, hiện đại.
5. Đổi mới cách đánh giá.
KẾT LUẬN:
- Phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm cơ sở để dạy lớp 1;
* Đối với BGD chỉ đạo: Tăng thời lượng học Tiếng Việt, đặc biệt với học sinh ở vùng dân tộc thiểu số.
- Dạy theo chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Tiếng Việt.
- Thay đổi cách đánh giá học sinh lớp 1( cần thiết cho điểm học sinh ở các lần kiểm tra.)
*Đối với SGD:
- Hướng dẫn cho các Huyện, đơn vị tổ chức kiểm tra đánh giá theo định kì.
- Tập huấn nội dung chương trình, đổi mới PPDH, cách đánh giá, dự giờ một số tiết...
- Tăng cường số lớp dạy 2 buổi/ ngày, ưu tiên cho HS lớp 1.
* Đối với cấp Huyện:
- Làm thế nào cho giáo viên lớp 1 nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của HS lớp 1.
- Tăng cường dự giờ, thao giảng chuyên đề.
B/TÓM TẮT MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PPDH T. V
I/ Mục tiêu môn Tiếng việt TH:
Hình thành cho HS những kĩ năng sử dụng TV (đọc, viết,
nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt
động của lứa tuổi.
Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về TV và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người,
về văn hoá văn học củaViệt Nam và của nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
II/ Nội dung:
Các phân môn của Tiếng Việt:
2.Hệ thống các chủ điểm- SGK Tiếng việt TH:
Ở lớp 1 gồm có 3 chủ điểm
Nhà trường
Gia đình
Thiên nhiên - Đất nước
3.Trọng tâm và những chủ điểm khó của chương trình TV:
Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là trọng tâm
Luyện tập các kĩ năng sử dụng TV trên hai phương diện gắn với hoạt động của các giác quan và gắn với hoạt động tư duy.
Luyện tập về kĩ năng sử dụng tiếng việt ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao.
Kết hợp các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt với việc học văn hoá ứng xử bằng ngôn ngữ của người Việt, tích luỹ kinh nghiệm giao tiếp.
- Luyện tập kĩ năng sử dụng TV trong các dạng lời nói, trong các tình huống giao tiếp đa dạng.
- Dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
4 Thời lượng dạy học TV:
- Trong mỗi tuần lễ ở cấp tiểu học và riêng lớp 1: chiếm gần 70% tổng thời lượng dạy 6 môn học chỉ dành riêng cho dạy TV và toán, trong đó gần 50% tổng thời lượng dành riêng cho dạy học Tiếng Việt ở lớp 1.
III/ Phương Pháp:
.Phương pháp thực hành giao tiếp
.Phương pháp phân tích ngôn ngữ
.Phương pháp luyện tập theo mẫu.
C.Dạy học TV 1 theo phương pháp mới:
I/ Nội dung chương trình môn TV1: (trang 11-12
1.Kĩ năng
- Nghe: Nghe trong hội thoại; nghe hiểu văn bản.
- Nói: Nói trong hội thoại; nói thành bài.
- Đọc: Đọc thành tiếng; đọc hiểu.
- Viết: Viết chữ; viết chính tả;
2.Kiến thức:
Ngữ âm và chữ viết.
Từ vựng.
Ngữ pháp.
Văn học
Ngữ liệu
II/ Đặc điểm cơ bản của SGK TV1:
Coi trọng sự hình thành và rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Coi trọng sự tích hợp giữa nội dung dạy học môn TV với các môn học khác.
Coi trọng tính chặt chẽ của ngữ âm Tiếng Việt, đặc biệt ở phần học vần
Coi trọng hình thức trình bày và phương pháp trình bày các loại bài sao cho GV dễ dạy, HS đễ học và thích học.
III/ Nội dung cơ bản SGK TV1:
SGK TV1 gồm 2 phần: học vần và luyện tập tổng hợp.
.Phần học vần: được dạy 22 tuần gồm 103 bài ( 83 bài thuộc tập 1 và 20 bài thuộc tập 2) với 3 dạng cơ bản sau:
- Làm quen với cấu tạo đơn giản của TV (âm tiết, dấu thanh)
- Học âm thể hiện âm mới hoặc vần mới.
- Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần.
Trình tự vần TV thể hiện như sau:
- Từ bài 1 đến bài 27 Học sinh đã được học toàn bộ các âm và chữ cái thể hiện các âm của TV; HS làm quen kiểu âm tiết mở; các nguyên âm đôi ia, ua, ưa ở SGK TV1 được gọi là vần.
- Từ bài 29 đến bài 90 HS được ôn lai các vần và các chữ thể hiện vần mới.
- Từ bài 91 đến bài 103 HS được ôn lại, một lần nữa, các âm và chữ thể hiện các âm của TV qua việc học một loại vần mới- vần có âm đầu vần( o hoặc u); HS cũng được ôn (một cách tự nhiên) các kiểu âm tiết của TV
- Phần luyện tập tổng hợp:
Được bố trí các bài theo tuần với 3 chủ đề: Nhà trường; gia đình; Thiên nhiên- đất nước. Mỗi tuần có 6 tiết (3 bài) tập đọc; 2 tiết (2 bài)tập viết; 2 tiết (2 bài) chính tả và 1 tiết (1 bài) kể chuyện.
- Các bài tập của mỗi tuần tập trung vào 1 chủ điểm- cứ 3 tuần hết một lượt chủ điểm. ở mỗi lọai bài HS được luyện tập đủ các kĩ năng, nhưng tập trung nhiều hơn ở kĩ năng đặc trung của phân môn tập đọc.Qua nội dung các bài học, HS vừa được ôn lại kiến thức, vừa được học kiến thức mới.
Nói cách khác, hệ thống bài học trong SGK TV1 được tổ chức theo mô hình các vòng tròn đồng tâm- phát triển. Mô hình này làm cho hoạt động dạy học môn TV được tự nhiên, nhẹ nhàng, kĩ lưỡng và do đó đảm bảo được tính hiệu quả tất yếu của hoạt động.
IV/Nội dung chuẩn kiến thức và kĩ năng môn TV1:
1.Chuẩn là gì?
a, Đối với HS: Chuẩn kiến thức và kĩ năng là những chuẩn mực dùng làm căn cứ để xác nhận HS đã đạt được những yêu cầc cơ bản nhất, cần thiết nhất của từng môn học sau một giai đoạn học tập theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Cụ thể:
- Chuẩn được áp dụng thống nhất cho mọi học sinh trong tất cả các trường tiểu học.
- Chuẩn mang tính ổn định, chỉ thay đổi khi chương trình giáo dục thay đổi;
-Chuẩn được thay đổi theo mức độ cần đạt của từng đơn vị nội dung, chủ đề trong mỗi môn học, từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấpbậc tiểu học.
b, Đối với cán bộ quản lí:
- Chuẩn kiến thức được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, cần thiết nhất để chỉ đạo việc dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
- Chuẩn là cơ sở để xây dựng kế hoạch dạy học của năm học, học kì, tuần lễ và bài học;
- Chuẩn là cơ sở để soạn (thiết kế) từng bài học;
- Chuẩn là cơ sở để kiểm tra kết quả học tập của học sinh;
- Chuẩn là cơ sở để đánh giá chuyên môn khi các cấp tổ chức thanh tra hoặc kiểm tra.
2. Chuẩn được qui định như thế nào?
a, Nội dung đánh giá: Kết hợp đánh giá kiến thức và kĩ năng, cụ thể:
- Kiến thức: Tiếng Việt và văn học;
Kĩ năng: đọc, viết, nghe nói.
b, Chủ đề đánh giá:
-Kiến thức:
+ Về Tiếng Việt: Ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp: hoạt động giao tiếp;
+Về văn học: Hình thức thơ và văn xuôi ( bước đầu nhận biết)
2.Kĩ năng:
+ Đọc: các thao tác để đọc, đọc trơn, đọc hiểu, đọc với mục đích khác;
+ Viết các thao tác để viết, viết chữ, viết văn bản;
+ Nghe: Nghe chính xác âm thanh, ngôn ngữ, nghe- hiểu thông tin, nghe- viết chính tả;
+ Nói: Phát âm nghi thức lời nói, trả lời và đặt câu hỏi, kể chuyện và thuật việc.
c, Mức độ cần đạt
Mỗi chủ đề đều có một số nội dung và yêu cầu cần đạt ở từng nội dung.
3.Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn như thế nào?
a, Nguyên tắc kiểm tra:
Kiểm tra theo qui định ( Thường xuyên và định kì)
Kiểm tra theo các nội dung của bài học- học đến đâu kiểm tra đến đấy, học cái gì kiểm tra cái ấy- không kiểm tra những nội dung quá khó để thách đố học sinh ( Cao hơn chuẩn), cũng không kiểm tra nhưng nội dung quá dễ để nâng đỡ hạ thấp học sinh ( hạ thấp chuẩn).
b. Hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra đọc : gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu.
- Kiểm tra viết: bao gồm nghe viết và làm bài tập.
c. Đánh giá:
- Mỗi bài kiểm tra định kì được đánh giá theo thang điểm 10, điểm chung được tính bằng cách lấy tổng số điểm 2 bài chia đôi ( có làm tròn số theo qui định.)
- Mỗi phần trong mỗi bài kiểm tra được đánh giá như sau:
Phần đọc thành tiếng từ 6 - 7 điểm, phần đọc hiểu từ 3 - 4 điểm.
Phần nghe viết 6 -7 điểm, phần làm bài tập từ 3 - 4 điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Mến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)