CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH -TH HẠ LONG: DẠY HỌC DỰA TRÊN GQVĐ
Chia sẻ bởi Đàm Thị Kim Cúc |
Ngày 02/05/2019 |
76
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH -TH HẠ LONG: DẠY HỌC DỰA TRÊN GQVĐ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở BỘ MÔN SINH HỌC
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề được mọi cấp quan tâm và là nhiệm vụ của ngành Giáo dục. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngành Giáo dục-Đào tạo Việt Nam đang thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực, nghĩa là vận dụng những phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, không có phương pháp giảng dạy nào là tối ưu cả. Dạy học tích cực đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào tài năng sư phạm và khả năng sáng tạo của giáo viên.
Đối với bộ môn Sinh học, mục tiêu dạy học không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng sinh học cho học sinh, mà qua đó cùng với các môn học khác góp phần đào tạo ra những con người có năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm; năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống và xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra đối với bộ môn Sinh học nói riêng và các bộ môn nói chung ở cấp THCS, phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long đã chỉ đạo một số trường dạy thử nghiệm bằng phương pháp dạy học tích cực ngay từ đầu năm học 2013-2014. Một trong những phương pháp đó là: Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
1.KHÁI NIỆM:
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học. Làm việc theo nhóm, học sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề.
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ năng tư duy bậc cao, kĩ năng sống.
2.PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀ DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
*VD: dạy học nêu vấn đề
Nghiền lá rau muống, chiết lấy dung dịch màu xanh cho vào ống nghiệm, không sử dụng hóa chất, làm thế nào để dung dịch chuyển sang màu nâu?(Vấn đề này sẽ được GV giảng giải ,HS nắm được phương pháp chuyển màu dung dịch)
*VD: Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
Nghiền lá rau muống, chiết lấy dung dịch màu xanh cho vào ống nghiệm, không sử dụng hóa chất, em hãy tìm cách để làm dung dịch chuyển sang màu nâu?(HS phải tự tìm tòi, khám phá, làm thử.hỏi ý kiến tư vấn của GV...để tìm ra phương pháp nắm được phương pháp chuyển màu dung dịch)
*Phân biệt hai phương pháp dạy học:
DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
DẠY HỌC DỰA TRÊNGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
-Vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình.
-Vấn đề nằm trong bài học.
-Vân dụng kiến thức trong bài để giải quyết.
-Vấn đề có thể nêu trước, trong và sau khi tìm hiểu bài học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đàm Thị Kim Cúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)