Chuyên đề môn sinh

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Mai | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề môn sinh thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề hè 2010
Gồm 4 nội dung chính:
1.Bồi dưỡng HSG 9
2. Sáng kiến kinh nghiệm.
3. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm .
4. Thảo luận những vướng mắc trong dạy học SH 6 -> 9
Bồi dưỡng HSG 9
- Nguồn: SGK sinh học 9
- Giới hạn: chủ yếu trong chương trình sinh học 9.
Nâng cao phải dựa vào nội dung sinh học 9


Một số điểm lưu ý trong bồi dưỡng HSG 9
Không sử dụng các loại bài tập nặng về tính chất vật lý như:
+ Bài tập về quá trình tổng hợp Pr: bỏ loại tính vận tốc trượt của ri bô xôm, khoảng cách ri bô xôm, thời gian trượt của ri bô xôm…
+ Quá trình tổng hợp ADN, ARN phải có điều kiện chặt chẽ.Quá trình tổng hợp AND, A RN học ở lớp 9 là diễn ra ở tế bào nhân sơ, còn quá trình tổng hợp ở tế bào nhân chủân thì phức tạp hơn nhiều.
Ở bài tập Men đen, học sinh cần lưu ý:
Đọc thật kỹ đề:
Ví dụ:Ở đậu Hà lan, hạt vàng(A) trội hoàn toàn so với hạt xanh(a).
P tc: Hạt vàng x Hạt xanh
a/ Tỷ lệ màu hạt ở thế hệ F2?
b/ Tỷ lệ màu hạt ở cây F2?
- Hạt ở thế hệ F2 nằm trên cây F1
( 3 vàng : 1 xanh)
Hạt ở cây F2: thuộc thế hệ F3
( 5 vàng : 3 xanh)
* Nên để tránh nhầm lẫn, Gv nên ra những tính trạng tương ứng với thế hệ nghiên cứu.
Ở bài tập lai 2 cặp tính trạng:
GV không nên ra bài tập dạng này:
Cho đậu hà lan thuần chủng:
Cây cao, hạt trơn x Cây thấp, hạt nhăn
Thu được F1 100% cây cao, hạt trơn
Cho F1 tự thụ phấn, kiểu hình ở cây F2 như thế nào?
( Kiểu hình chiều cao cây thuộc thế hệ F2, nhưng hình dạng hạt thuộc thế hệ F3)
Ví dụ: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với đậu hạt xanh. Khi cho 2 cây đậu hạt vàng tự thụ phấn, F1 thu được tỷ lệ 7 vàng: 1 xanh. Xác định kiểu gen của 2 cây P?( Biết rằng mức độ sinh sản và phát triển của các cây ở các phép lai như nhau).
2 cây tự thụ phấn thì có 2 phép lai xẩy ra.Mỗi phép lai có số tổ hợp là (7+1):2=4
7 vàng : 1 xanh = 4 vàng+3 vàng +1 xanh
Tự thụ phấn : 100% vàng khi P có KG: AA
Tự thụ phấn: 3 vàng: 1 xanh->P có KG:Aa
-> 2 cây P có KG là: AA và Aa.
Bài tập nguyên phân, giảm phân:
Ví dụ ở đề thi Phan Bội Châu năm nay:
Một tế bào sinh tinh có 2 cặp NST tương đồng, ký hiệu A;a;B;b phân bào giảm phân. Ở lần phân bào 2, một trong 2 tế bào, cặp NST B;b không phân ly bình thường. Hỏi có mấy loại tinh trùng được tạo ra, ký hiệu như thế nào?
Vì 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, nên các cặp gen này phân ly độc lập với nhau.
Ở giảm phân I, tạo ra 2 tế bào con là:
AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB
Giảm phân II không bình thường, tạo ra 3 giao tử là:* A; ABB; ab hoặc AB; a; abb
*A; Abb; aB hoặc Ab; a; aBB
Ở P có tỷ lệ KG là: 0,2AA: 0,5Aa: 0,3aa
Cho tự thụ phấn qua các thế hệ thì F4 có tỷ lệ KG như thế nào?
2. Sáng kiến kinh nghiệm.
- Dễ dùng.
- Có hiệu quả.
- Dùng được cho nhiều người.
3. Chuyên đề:
Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn da số ở các trường mới chỉ thực hiện chủ yếu ở mặt hành chính, như nhận xét kết quả hoạt động tháng qua, phổ biến kế hoach tiếp theo, phân công day thay, dánh giá tiết dạy thao giảng, dự giờ…Nói chung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa có chiều sâu. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn phải gắn liền với chuyên môn, dưới hình thức sinh hoạt theo chuyên đề.
Ở THCS, sinh hoạt chuyên đề theo nhóm chuyên môn.
Mỗi nhóm , trong 1 năm chỉ nên xây dựng
1 ->. 2 chuyên đề cho có chất lượng.
( ví dụ chuyên đề bồi dưỡng HSG, cách dạy 1 bài học khó…)
Tiến trình như sau: - Lập kế hoạch
- triển khai( phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm)
- Đúc rút kinh nghiệm. Đưa ra kết luận.
Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiêm, hiệu quả vào giảng dạy sinh học THCS.
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc con người sử dụng NL cho hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng, và đời sống hàng ngày.
Vừa qua, khủng hoẳng NL tác động rất lớn đến đời sống xã hội và nền kinh tế của nước ta. Ở VN, sản lượng điện thương phẩm cuối 2007 là 66,8 tỷ Ki lô oát giờ, tăng 2,5 lần so với năm 2000. Trong đó thủy điện khoảng 64%, nhiệt điện 34%. Tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng: 46,97%; Lĩnh vực quản lý tiêu dùng, dân cư: 47,14%
Nhìn chung, tình hình sử dụng năng lượng hiện nay: Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất CN, GTVT và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn NL sử dụng chủ yếu là than đá, dầu, khí tự nhiên... Điện năng là dạng NL có nhiều ưu điểm(dễ chuyển hóa thành các dạng NL khác), vì vậy việc sản xuất và sử dụng điện năng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược NL của mỗi quốc gia.
Các chuyên gia kinh tế NL dự báo:đến trước năm 2020, VN sẽ phải nhập khoảng 12% ->20% NL. Đến 2050 cần nhập 50%-> 60%( chưa kể điện hạt nhân). Trong lĩnh vực điện năng, chúng ta chủ yếu dựa vào nhiệt điện(34%, thủy điện(64%).Thủy điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết. Nếu phát triển thủy điện quá lớn thì chưa thể lường trước được những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Về xăng dầu hiện nay ta còn phải nhập khẩu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa vào sử dụng 2009- 2010 cũng mới chỉ cung cấp cho GTVT 5/15-17 triệu tấn. Đến 2020 có thêm 2 nhà máy nữa đi vào hoạt động, cung cấp khoảng15-16/30-35 triệu tấn.Các nhà máy nhiệt điện là nguồn thải CO2 chính(40%), ngoài ra than nhiệt điện còn thải ra khí thủy ngân và 1 số khí độc khác (nỉtogenoxit,SO2…)Nhà máy thủy điện không thải nhiều khí nhà kính song nó gây ra một số vấn đề về sinh thái.
Nhà máy điện hạt nhân ít gây ô nhiễm, tuy nhiên trong quá trình sản xuất và xử lý chất thải hạt nhân vẫn chứa đựng các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái(rò rỉ chất phóng xạ) do đó cần sử dụng NL tiết kiệm.
Để thực hiện thành công việc sử dụng NL tiết kiệm hiệu quả, ngoài các giải pháp kỹ thuật:sử dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử dụng NL, tìm các nguồn NL mới thay thế, các quốc gia còn phải quan tâm tới giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức người tiêu dùng(GD=1/3)
Một số bài có thể tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
*Lớp 6:- Bài 46: thực vật góp phần điều hòa khí hậu(phần củng cố, trả lời câu hỏi SGK)
Bài 47:Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
(Phần củng cố, trả lời câu hỏi SGK)
Bài 22: Ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp
Bài23: cây có hô hấp không?(hô hấp ở cây)
* Lớp 7
Đặc điểm chung và vai trò của ĐVNS, thân mềm
( vai trò thực tiễn, củng cố)


* Lớp 8:- Bài 22: vệ sinh hô hấp( phần I)
- Bài 32: Chuyển hóa ( phần I)
Lớp 9: - Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống SV( Bảo vệ nguồn NL ánh sáng)
- Bài 43: Ảnh hưởng nhiệt độ , độ ẩm …
- Bài 53: Tác động của con người đối với MT
- Bài 54, 55: Ô nhiễm môi trường
- Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên( phần I, II)
- Bài 61 : Luật bảo vệ môi trường.
Một số câu hỏi về việc sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả:
1: Năng lượng do cây giải phóng ra có ứng dụng gì?( SH6)
2: Em biết gì về vai trò ĐVNS đối với sự hình thành dầu mỏ, khí đốt? Liên hệ với vai trò của vi khuẩn với sự hình thành khí Bioga?(SH7)
3: Ảnh hưởng của nguồn NL mặt trời lên đời sống SV được thể hiện như thế nào? Em hãy liên hệ với việc tiết kiệm điện, tiết kiệm NL ở gia đình em?
4: Vì sao phải sử dụng tiêt kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên?
* Sinh học 6:
1: Tảo là thực vật bậc thấp?
- Theo quan niệm hiện nay: Tảo là nguyên sinh vật, Tảo không phải là thực vật( Dựa vào cấu tạo cơ thể và cấu tạo tế bào của tảo). Nên giới thực vật hiện nay không phân thành TV bậc thấp và thực vật bậc cao nữa)
2: Bạn hiểu gì về không bào ở TB thực vật?
-Ở TB non chất TB chiếm hầu hết khoang TB, TB lớn và già: không bào xuất hiện, chất TB chỉ còn 1 lớp mỏng áp sát vào thành TB.TB càng lớn thì không bào càng lớn, khi TB già các không bào hợp thành 1 không bào(chứ nức và các chất hòa tan:bột đường, đạm, a xít…)Có trường hợp TB chết, chất sống biến mất, chỉ còn lại không bào trong chứa dịch tế bào, như tép cam, chanh, bưởi
3:- Hạt 2 lá mầm: Hạt gồm phôi và vỏ, chất dinh dưỡng nuôi cây non ở lá mầm.
Hạt 1 lá mầm: Gồm phôi, phôi nhũ và vỏ
Ở hạt dừa:+ Quả non: phôi nhũ là nước dừa + Quả già: phôi nhũ là cùi dừa
5: Thân dài ra do đâu?
- Cây 2 lá mầm: thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của TB ở mô phân sinh ngọn.
- Cây 1 lá mầm: Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của TB ở mô phân sinh
4:Cấu tạo rễ gồm 4 miền: chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành( miền bần).
- Cấu tạo sơ cấp của rễ: vỏ(Biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa(các bó mạch và ruột)
- Ở đa số cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm sống 1 năm: rễ không to thêm về chiều ngang.
- Ở cây 2 lá mầm sống lâu năm: rễ tăng thêm kích thước về chiều ngang nhờ sự phân chia TB ở miền trưởng thành.
5/ Thân dài ra do đâu?
Ở cây 2 lá mầm:
Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của TB mô phân sinh ngọn.
Ở cây 1 lá mầm:
Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của TB mô phân sinh ngọn và mô phân sinh gióng.
6/ Thân to ra do đâu?
Cây 2 lá mầm sống lâu năm: thân to ra nhờ sự phân chia và lớn lên của TB tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Cây 2 lá mầm sống 1 năm và cây 1 lá mầm: thân không có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, do đó thân to ra nhờ sự lớn lên của TB ( tăng kích thước và thể tích).
Cây 1 lá mầm , thân không phân biệt rõ vỏ và trụ giữa -> khó bóc vỏ.
7/ Vì sao phần vỏ của 1 số cây thường bị sần sùi, nứt nẻ?
- Thân gồm vỏ( vỏ sơ cấp và vỏ thứ cấp) và trụ giữa(bó mạch và ruột)
- Một số cây sống lâu năm: tầng sinh vỏ(thứ cấp) phân chia tạo thành lớp bần, ngăn cách vỏ sơ cấp với trụ giữa -> vỏ sơ cấp bị chết, cùng với lớp bần tạo nên ssần sùi ở vỏ( bảo vệ)
8/ Tại sao lá tồn tại 1 thời gian ngắn thì bị rụng?
Lá không có cấu tạo thứ cấp, một thời gian ở lá xuất hiện 1 tầng phát sinh ngang qua cuống lá, tạo thành 1 lớp phân cách, lớp TB này hóa bần chết dần đi -> lá liên hệ với cành qua các TB chết nên dễ bị rụng.
-Lá sắp rụng lại có màu vàng,đỏ?
Lá sắp rụng, chất diệp lục( màu xanh) bị phá hủy, còn lại các sắc tố khác( vàng, đỏ…)

9/ - Quả thật?
- Những quả được hình thành từ bầu nhụy.
- Quả giả?
- Những quả được hình thành từ bầu nhụy và các bộ phận khác của hoa như bao hoa, đế hoa, trục hoa…( dứa, mít, sung, vả, dâu tằm)
- Quả kép?
Được hình thành từ 1 hoa,nhưng bộ nhụy của hoa có nhiều nhụy rời nhau, mỗi bầu nhụy tạo thành 1 quả riêng.( quả hồi, quả hoa hồng)
Quả phức:Quả hình thành từ 1 cụm có nhiều hoa,(sung, mít, dứa …)
10/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)