CHUYEN DE MON KHXH 6

Chia sẻ bởi Lê Hoàng Ngọc Hân | Ngày 26/04/2019 | 156

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE MON KHXH 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN THAM DỰ GIAO LƯU CHUYÊN MÔN
MÔN: KHXH 6
PHÒNG GD & ĐT TP SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP
“HỌC TẬP HỢP TÁC”
TRONG MÔN KHXH LỚP 6
(PHÂN MÔN ĐỊA LÝ)
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
Ở TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. THỰC TRẠNG
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP “HỌC TẬP HỢP TÁC”
3. GIẢI PHÁP
4. KẾT QUẢ
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2. KẾT LUẬN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
- Việc sử dụng đúng các phương pháp dạy học trong một tiết học giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh chóng , phát huy tính tự giác tích cực, sáng tạo. Đó là công việc thường xuyên của người thầy trong lúc soạn giảng trước khi đến lớp.
- Môn Khoa học Xã hội có ưu thế và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cũng như phát triển lâu dài của học sinh. Thông qua môn Khoa học Xã hội, học sinh có thể bước đầu học được cách quan sát và tư duy về tự nhiên, xã hội, cuộc sống từ góc độ Khoa học Xã hội, coi trọng chứng cứ và nâng cao năng lực lý giải hiện tượng xã hội, biết cách phân tích và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội trong không gian và thời gian.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
- Môn Khoa học Xã hội giúp cho các em có những hiểu biết về Trái Đất, môi trường sống. Nhận biết được trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều có những phong cảnh, đặc điểm tự nhiên, con người sinh sống ở các miền ấy cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt riêng. Từ đó, chúng ta thêm yêu quê hương, đất nước, có hành động ứng xử đúng đắn với tự nhiên và trong đời sống xã hội.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
- Phương pháp dạy học dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Kết hợp các hình thức học cá nhân, cặp, nhóm, học tại lớp học, học thực địa, bảo tàng, tự học...
- Việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới như phương pháp thảo luận, điều tra khảo sát... sẽ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực và phẩm chất tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng kiến thức Địa lí trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng:
- Cùng với các phương pháp dạy học chung (như thuyết trình, đàm thoại...), một số phương pháp nghiên cứu của khoa học Địa lí đã được sử dụng với tư cách là phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn trong quá trình dạy học Địa lí. Các phương pháp này được lựa chọn phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng:
- Việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới như phương pháp thảo luận, điều tra khảo sát... sẽ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng kiến thức địa lí trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi có sự thay đổi trong việc tổ chức dạy học. Do đó, cần sử dụng nhiều hình thức dạy học, phối hợp hình thức tổ chức dạy học truyền thống - dạy học theo lớp với dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân học sinh, tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng học sinh ; kết hợp dạy học trên lớp và ngoài thực địa... Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học Địa lí, qua đó học sinh vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng Địa lí.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng:
- Tuy nhiên vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập đến là phương pháp “Học tập hợp tác” (Thảo luận nhóm) giữa học theo chương trình hiện hành với chương trình theo mô hình trường học mới có nhiều điểm khác biệt .Trong chương trình hiện hành giáo viên có cho học sinh thảo luận nhóm nhưng thời gian chưa nhiều, chưa đồng bộ, học sinh chưa phát huy hết được tính sáng tạo, hợp tác, tự tin trình bày suy nghĩ của mình.
- Trái lại với chương trình theo mô hình trường học mới phương pháp “Học tập hợp tác” trong một tiết học là điều không thể thiếu đó là chú trọng đến sự phối hợp với những người khác. Trong hình thức học tập này, HS làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề chung và hoàn thành công việc chung. Các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng:
- Khi “Học tập hợp tác”, HS học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp HS phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập và HS học cả kiến thức cơ bản của môn học và kĩ năng xã hội. Trong “Học tập hợp tác”, các hoạt động học tập có tính phụ thuộc tương hỗ, khuyến khích HS tham gia tích cực nhằm đạt được mục tiêu và khiến tiết học thành công.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2/ Đặc điểm của PP “Học tập hợp tác” :
Tất cả các thành viên đóng góp vào công việc.
Thành quả là của chung.
Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm rõ ràng.
Luôn luôn nhìn lại quá trình đã làm được để phát triển.
Chia sẻ/ hỗ trợ kinh nghiệm .

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3/ Giải pháp:
- Giáo viên hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp và điều chỉnh, HS chủ yếu là tự học chiếm lĩnh kiến thức, thực hành rèn luyện kĩ năng dưới sự hướng dẫn của GV. HS thực sự đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học. Trong quá trình học tập, HS được phát huy khả năng làm việc độc lập, tích cực và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Vì vậy, công việc của GV chủ yếu là theo dõi, giám sát và trợ giúp khi HS có khó khăn. GV cần thường xuyên quan tâm tới việc HS có hiểu được những yêu cầu của nhiệm vụ học tập không, có thực hiện được đúng những yêu cầu trong tài liệu hay không, cần trợ giúp gì? (làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng dạy học…) .
KHI DẠY BÀI: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
Với mục 1: Tìm hiểu cấu tạo bên Trong Trái Đất
GV đặt ra các câu hỏi :
Vị trí của các lớp bên trong Trái Đất?
Lớp nào mỏng nhất, dày nhất ? Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất?
Trạng thái vật chất của các lớp bên trong Trái Đất?
Học sinh sẽ hoạt động thảo luận theo nhóm của mình, từng thành viên của nhóm trình bày ý kiến của mình, sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm bạn nhận xét bổ sung.
Giáo viên hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp và điều chỉnh, bổ sung khắc sâu kiến thức.
KHI DẠY BÀI: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
Với mục 2: Tìm hiểu lớp vỏ Trái Đất. GV đặt ra các câu hỏi :
- Đặc điểm lớp vỏ Trái Đất (độ dày, vật chất tạo thành, thể tích và khối lượng)
Vai trò của lớp vỏ Trái Đất ?
Tên các địa mảng lớn trong lớp vỏ Trái Đất ?
Bộ phận địa mảng của lục địa và của đại dương khác nhau ở điểm nào?
Tên một số địa mảng xô vào nhau và tách xa nhau?
Học sinh tiếp tục thảo luận theo nhóm, các thành viên của nhóm tham gia tranh luận, bàn bạc để đưa ra đáp án đúng nhất, cử đại diện trình bày trước lớp. Nhóm bạn nhận xét bổ sung ý kiến của mình.
GV chủ yếu là theo dõi, giám sát và trợ giúp khi HS có khó khăn.
“Học tập hợp tác”
“Học tập hợp tác”
“Học tập hợp tác”
4. Kết quả:
- Học sinh tiếp thu kiến thức mới qua mỗi bài học rất dễ dàng và chắc chắn, tích cực động não, trí lực phát triển tốt.
- Các em chủ động và hăng hái phát biểu xây dựng bài, tạo cho tiết học một không khí sinh động, sôi nổi.
- Học sinh được rèn những kỹ năng thành thạo : Quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ số liệu, sử dụng bản đồ...
- Các em tự tin trình bày trước lớp đưa ra ý kiến riêng của mình từ đó tạo tâm lý học tập thoải mái, biết lắng nghe, xây dựng tính tập thể cao.
- Bản thân giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng, hứng thú trong giảng dạy, vì thế chất lượng giảng dạy, học tập cả thầy lẫn trò đều được nâng cao rõ rệt.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III/ KẾT THÚC VẦN ĐỀ
1/ Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi tiết học trên lớp.
- Phương pháp “Học tập hợp tác” là một trong những phương pháp không thể thiếu đối với bộ môn KHXH . Giáo viên phải biết cách hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp và điều chỉnh kịp thời, tuyên dương nhóm hoạt động tốt, nhắc nhở nhóm hoạt động chưa tốt.
- Kiên trì rèn luyện cho học sinh những kỹ năng đọc phân tích, so sánh, xác định vị trí... trên bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức.

Phương pháp dạy học “Học tập hợp tác” là một trong những phương pháp tạo cho tiết học sinh động và có hiệu quả, phát huy tính tích cực - độc lập - chủ động và sáng tạo của học sinh. Ở đó các em được rèn kĩ năng sống tốt nhất : Giao lưu, hợp tác chia sẻ… Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nghiên cứu chọn phương pháp dạy học phù hợp tùy theo khả năng, nghệ thuật riêng của mình sẽ thu được kết quả tốt.
III/ KẾT THÚC VẦN ĐỀ
2/ Kết luận:
XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hoàng Ngọc Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)