Chuyên đề môn âm nhạc cáp huyện năm:11-12
Chia sẻ bởi Lâm Tết Xuyến |
Ngày 13/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề môn âm nhạc cáp huyện năm:11-12 thuộc Âm nhạc 5
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN
ÂM NHẠC TIỂU HỌC
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo
Huyện Châu Phú
Châu Phú,ngày 25/02/2012
Báo cáo :Lâm Tết Xuyến
Năm học: 2011-2012
*NỘI DUNG BÁO CÁO : (Có 6 phần)
I.Mục đích yêu cầu.
II.Nội dung.
III.Thực hiện dạy phân hóa theo đối tượng học sinh.
IV.Ứng dụng CNTT vào dạy Âm nhạc.
V.Nội dung trọng tâm.
VI.Quy trình dạy hát.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc tiểu học.
- Đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh đối với bộ môn Âm nhạc .
- Giúp giáo viên làm quen với Ứng dụng CNTT vào soạn giảng, củng cố lại quy trình lên lớp, từ đó nâng cao hiệu quả vào dạy học môn Âm nhạc .
II. NỘI DUNG:
1/. Tăng cường vai trò của GV khi lên lớp:
1.1. Tích cực cho việc chuẩn bị:
- SGV là tài liệu chính để GV nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. HS cũng đã có SGK. Do đó, GV nên cố gắng khai thác các bài hát ở SGK và qua đó giúp HS tiếp thu được nội dung bài học.
- Đây cũng là định hướng cơ bản để GV xác định phương pháp lên lớp cho mỗi tiết dạy.
II. NỘI DUNG:
1.2. Xây dựng nề nếp học tập:
- Do đặc trưng của môn âm nhạc, HS đã có thói quen tốt từ các lớp dưới trong việc chuẩn bị dụng cụ thanh phách, SGK, những việc chuẩn bị của HS sẽ tốt hơn khi sau mỗi tiết dạy GV dặn dò thật chi tiết để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Cần duy trì nề nếp trật tự của lớp để đảm bảo thời gian, mục tiêu bài học.
- HS cần chú ý theo dõi GV hát mẫu, gõ mẫu: gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca (HS chỉ theo dõi chứ không làm theo).
II. NỘI DUNG:
1.3. Giúp HS hoàn thành bài hát ngay tại lớp:
-Do yêu cầu mục tiêu chủ yếu của môn âm nhạc, HS phải biết hát theo giai điệu lời ca, hát đúng lời ca, đúng giai điệu, thuộc lời, biết vỗ tay theo bài hát, biết gõ đệm (theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca) ngay tại lớp. Đối với GV, ngoài việc chuẩn bị cho tiết dạy, GV phải bao quát lớp, theo dõi HS thực hành, kịp thời phát hiện những em hát sai, gõ sai. GV hướng dẫn nhiều lần để cho các em gõ đúng và hát đúng.
II. NỘI DUNG:
1.4. Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc lớp 3,5:
- Hoạt động chủ yếu của giờ Âm nhạc là học hát kết hợp thực hành gõ đệm theo 3 cách, gõ theo phách, gõ theo nhịp, gõ theo tiết tấu lời ca. HS sẽ tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen thực hành . Vì vậy, khi dạy môn Âm nhạc. GV cần đổi mới PPDH qua các công việc sau:
- Nắm vững nội dung chương trình. Cụ thể hóa từng nội dung trên bằng âm thanh, hình ảnh sao cho sinh động trên giáo án điện tử.
- Chuẩn bị đầy đủ: Kế hoạch bài học - Tranh ảnh-Dụng cụ: Đàn organ, catset, băng đĩa, thanh phách.. .
- Có định hướng để HS chú ý vào bài giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Tổ chức cho HS thực hành hát hoặc gõ đệm (cá nhân - nhóm – cả lớp).
- GV HD: Những em khá giỏi, gõ 2 hoặc 3 cách, trung bình gõ 1 cách, em yếu vỗ tay theo bài hát.
II. NỘI DUNG:
1.5. Một số lưu ý để dạy tốt chương trình Âm nhạc lớp 3,5:
- Để dạy tốt được chương trình này, GV cần cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về học hát, đồng thời tạo sự hứng thú, thoải mái, nhẹ nhàng khi học tiết âm nhạc.
- Học sinh được học một số bài hát được quy định trong chương trình. Có một vài bài hát âm vực hơi cao (ví dụ: Bài những bông hoa những bài ca, Hát mừng…) .Khi dạy hát, GV cần dịch giọng thấp xuống cho phù hợp với giọng hát của học sinh, có một số bài hát tốc độ hơi nhanh GV cần nghiên cứu chỉnh tempo và cho HS lấy hơi theo câu hát cho hợp lý.
- Tiếp tục dạy các kỹ năng ca hát mà các em đã được học từ các lớp trước đây như: Tư thế hát, cách thở, lấy hơi, giữ hơi, tập phát âm rõ lời ca, hát đúng giai điệu, biết hát hòa giọng, tập hát diễn cảm, tập biểu diễn bài hát…
II. NỘI DUNG:
1.6. Phương pháp dạy học:
- Các phương pháp dạy học thường dùng để dạy chương trình môn Âm nhạc: Phương pháp quan sát, phương pháp hỏi - đáp, phương pháp hát theo nhóm, phương pháp thực hành, v.v… GV cần lựa chọn và kết hợp các PPDH phù hợp với nội dung của bài, đổi mới PPDH để đạt yêu cầu của chương trình thay sách.
- Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai các PPDH trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PPDH nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, tạo tình huông, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức.
III. Thực hiện dạy phân hóa theo đối tượng học sinh :
-Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với việc xây dựng kế hoạch bài học của lớp và phải biết làm thế nào cho kế hoạch vừa mang tính phù hợp với đối tượng vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng .Phân hóa đối tượng học sinh, tích hợp ĐĐHCM. Luôn xem trọng công tác giáo dục học sinh, giúp các em nắm được cách học và biết cách tự lực trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, từng bước giúp học sinh biết cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề để lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên , vừa sức và không gượng ép .
IV. Ứng dụng CNTT vào dạy Âm Nhạc:
- Việc soạn kế hoạch bài học (giáo án) trên vi tính.
- Thiết kế bài dạy qua các hiệu ứng PowerPoint, trình chiếu cho học sinh xem trong quá trình dạy học .
- Một số tiết dạy ứng dụng CNTT làm giảm nhẹ thao tác của giáo viên, tiết dạy sinh động hơn, học sinh tiếp cận với hình thức học tập mới .
- Kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học tốt nhất, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để chuyển tải đến học sinh những thông tin có liên quan đến nội dung bài học, nhằm tạo sự say mê, hứng thú học tập đồng thời kích thích được tư duy hoạt động của các em trong việc tự khám phá tìm ra cái mới. Biết làm mới và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học để tránh sự lặp lại gây nhàm chán đối với các em nhất là học sinh yếu. Chính những hình ảnh trực quan sẽ là phương tiện tốt nhất để giúp các em phát triển tư duy.
V. Nội dung trọng tâm :
- Phương pháp: giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới.
- Hình thức tổ chức hoạt dộng cá nhân, học nhóm, hoạt động cả lớp …
- Ứng dụng CNTT cho những nội dung phù hợp (thay thế đồ dùng trực quan).
VI.Quy trình dạy hát:
1. Khởi động giọng.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài
4. Nghe hát mẫu.
5. Đọc lời ca.
6. Tập hát từng câu.
7. Hát cả bài.
8. Củng cố-giáo dục
9. Nhận xét-dặn dò.
Chuyên đề môn Âm nhạc lớp 3 và lớp 5 đến đây là hết.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô!
BỘ MÔN
ÂM NHẠC TIỂU HỌC
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo
Huyện Châu Phú
Châu Phú,ngày 25/02/2012
Báo cáo :Lâm Tết Xuyến
Năm học: 2011-2012
*NỘI DUNG BÁO CÁO : (Có 6 phần)
I.Mục đích yêu cầu.
II.Nội dung.
III.Thực hiện dạy phân hóa theo đối tượng học sinh.
IV.Ứng dụng CNTT vào dạy Âm nhạc.
V.Nội dung trọng tâm.
VI.Quy trình dạy hát.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc tiểu học.
- Đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh đối với bộ môn Âm nhạc .
- Giúp giáo viên làm quen với Ứng dụng CNTT vào soạn giảng, củng cố lại quy trình lên lớp, từ đó nâng cao hiệu quả vào dạy học môn Âm nhạc .
II. NỘI DUNG:
1/. Tăng cường vai trò của GV khi lên lớp:
1.1. Tích cực cho việc chuẩn bị:
- SGV là tài liệu chính để GV nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. HS cũng đã có SGK. Do đó, GV nên cố gắng khai thác các bài hát ở SGK và qua đó giúp HS tiếp thu được nội dung bài học.
- Đây cũng là định hướng cơ bản để GV xác định phương pháp lên lớp cho mỗi tiết dạy.
II. NỘI DUNG:
1.2. Xây dựng nề nếp học tập:
- Do đặc trưng của môn âm nhạc, HS đã có thói quen tốt từ các lớp dưới trong việc chuẩn bị dụng cụ thanh phách, SGK, những việc chuẩn bị của HS sẽ tốt hơn khi sau mỗi tiết dạy GV dặn dò thật chi tiết để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Cần duy trì nề nếp trật tự của lớp để đảm bảo thời gian, mục tiêu bài học.
- HS cần chú ý theo dõi GV hát mẫu, gõ mẫu: gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca (HS chỉ theo dõi chứ không làm theo).
II. NỘI DUNG:
1.3. Giúp HS hoàn thành bài hát ngay tại lớp:
-Do yêu cầu mục tiêu chủ yếu của môn âm nhạc, HS phải biết hát theo giai điệu lời ca, hát đúng lời ca, đúng giai điệu, thuộc lời, biết vỗ tay theo bài hát, biết gõ đệm (theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca) ngay tại lớp. Đối với GV, ngoài việc chuẩn bị cho tiết dạy, GV phải bao quát lớp, theo dõi HS thực hành, kịp thời phát hiện những em hát sai, gõ sai. GV hướng dẫn nhiều lần để cho các em gõ đúng và hát đúng.
II. NỘI DUNG:
1.4. Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc lớp 3,5:
- Hoạt động chủ yếu của giờ Âm nhạc là học hát kết hợp thực hành gõ đệm theo 3 cách, gõ theo phách, gõ theo nhịp, gõ theo tiết tấu lời ca. HS sẽ tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen thực hành . Vì vậy, khi dạy môn Âm nhạc. GV cần đổi mới PPDH qua các công việc sau:
- Nắm vững nội dung chương trình. Cụ thể hóa từng nội dung trên bằng âm thanh, hình ảnh sao cho sinh động trên giáo án điện tử.
- Chuẩn bị đầy đủ: Kế hoạch bài học - Tranh ảnh-Dụng cụ: Đàn organ, catset, băng đĩa, thanh phách.. .
- Có định hướng để HS chú ý vào bài giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Tổ chức cho HS thực hành hát hoặc gõ đệm (cá nhân - nhóm – cả lớp).
- GV HD: Những em khá giỏi, gõ 2 hoặc 3 cách, trung bình gõ 1 cách, em yếu vỗ tay theo bài hát.
II. NỘI DUNG:
1.5. Một số lưu ý để dạy tốt chương trình Âm nhạc lớp 3,5:
- Để dạy tốt được chương trình này, GV cần cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về học hát, đồng thời tạo sự hứng thú, thoải mái, nhẹ nhàng khi học tiết âm nhạc.
- Học sinh được học một số bài hát được quy định trong chương trình. Có một vài bài hát âm vực hơi cao (ví dụ: Bài những bông hoa những bài ca, Hát mừng…) .Khi dạy hát, GV cần dịch giọng thấp xuống cho phù hợp với giọng hát của học sinh, có một số bài hát tốc độ hơi nhanh GV cần nghiên cứu chỉnh tempo và cho HS lấy hơi theo câu hát cho hợp lý.
- Tiếp tục dạy các kỹ năng ca hát mà các em đã được học từ các lớp trước đây như: Tư thế hát, cách thở, lấy hơi, giữ hơi, tập phát âm rõ lời ca, hát đúng giai điệu, biết hát hòa giọng, tập hát diễn cảm, tập biểu diễn bài hát…
II. NỘI DUNG:
1.6. Phương pháp dạy học:
- Các phương pháp dạy học thường dùng để dạy chương trình môn Âm nhạc: Phương pháp quan sát, phương pháp hỏi - đáp, phương pháp hát theo nhóm, phương pháp thực hành, v.v… GV cần lựa chọn và kết hợp các PPDH phù hợp với nội dung của bài, đổi mới PPDH để đạt yêu cầu của chương trình thay sách.
- Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai các PPDH trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PPDH nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, tạo tình huông, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức.
III. Thực hiện dạy phân hóa theo đối tượng học sinh :
-Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với việc xây dựng kế hoạch bài học của lớp và phải biết làm thế nào cho kế hoạch vừa mang tính phù hợp với đối tượng vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng .Phân hóa đối tượng học sinh, tích hợp ĐĐHCM. Luôn xem trọng công tác giáo dục học sinh, giúp các em nắm được cách học và biết cách tự lực trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, từng bước giúp học sinh biết cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề để lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên , vừa sức và không gượng ép .
IV. Ứng dụng CNTT vào dạy Âm Nhạc:
- Việc soạn kế hoạch bài học (giáo án) trên vi tính.
- Thiết kế bài dạy qua các hiệu ứng PowerPoint, trình chiếu cho học sinh xem trong quá trình dạy học .
- Một số tiết dạy ứng dụng CNTT làm giảm nhẹ thao tác của giáo viên, tiết dạy sinh động hơn, học sinh tiếp cận với hình thức học tập mới .
- Kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học tốt nhất, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để chuyển tải đến học sinh những thông tin có liên quan đến nội dung bài học, nhằm tạo sự say mê, hứng thú học tập đồng thời kích thích được tư duy hoạt động của các em trong việc tự khám phá tìm ra cái mới. Biết làm mới và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học để tránh sự lặp lại gây nhàm chán đối với các em nhất là học sinh yếu. Chính những hình ảnh trực quan sẽ là phương tiện tốt nhất để giúp các em phát triển tư duy.
V. Nội dung trọng tâm :
- Phương pháp: giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới.
- Hình thức tổ chức hoạt dộng cá nhân, học nhóm, hoạt động cả lớp …
- Ứng dụng CNTT cho những nội dung phù hợp (thay thế đồ dùng trực quan).
VI.Quy trình dạy hát:
1. Khởi động giọng.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài
4. Nghe hát mẫu.
5. Đọc lời ca.
6. Tập hát từng câu.
7. Hát cả bài.
8. Củng cố-giáo dục
9. Nhận xét-dặn dò.
Chuyên đề môn Âm nhạc lớp 3 và lớp 5 đến đây là hết.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lâm Tết Xuyến
Dung lượng: 945,50KB|
Lượt tài: 28
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)