Chuyên đề máy tính

Chia sẻ bởi Lãnh Thanh Thu | Ngày 01/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề máy tính thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

Giới thiệu sơ lược cấu trúc 1 máy tính
Giới thiệu sơ lược cấu trúc 1 máy tính
Trong một hệ thống máy tính có khoảng 10 thiết bị khác nhau như:
Main board + Cpu.
Ram.
Ổ đĩa cứng(HDD).
Các loại card : Lan(Onboard hoặc rời), Sound (card âm thanh), VGA (card màn hình).
Ổ đĩa mềm(hiện nay thường ít sử dụng vì có các thiết bị lưu trữ tốt hơn như USB).CD/DVD ROM.
Các thiết bị nhập xuất: Chuột, bàn phím, màn hình, máy in...
Các thiết bị này có tốc độ chạy rất khác nhau
Ví dụ : Tốc độ ra vào qua chân CPU là 800MHz nhưng tốc độ qua chân RAM là 400MHz và tốc độ qua Card Sound chỉ có 66MHz.
Ngoài ra số đường mạch (số BUS) cũng khác nhau, vì vậy mà các thiết bị trên không thể kết nối trực tiếp với nhau được.
- Mainboard chính là thiết bị đóng vai trò trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trên hệ thống máy tính liên kết lại với nhau thành một bộ máy thống nhất.
Mainboard: Bo mạnh chủ (BMC) nền tảng của tốc độ, bởi vì BMC là thành phần chính để liên kết các linh kiện bên trong thùng máy:
Điều khiển thay đổi tố độ BUS cho phụ hợp với các thành phần khác nhau.
Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Main.
Cung cấp xung nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống.
Chính vì những chức năng quan trọng trên mà khi Main có sự cố thì máy tính không thể hoạt động được.


Trên BMC có những thành phần sau:
Đầu tiên phải kể tới Chipset, hiện trên thị trường phổ biến chủ yếu 3 dòng chipset là INTEL, VIA, SIS, … mỗi dòng Chipset lại phân ra thành nhiều đời, mỗi đời Chipset có sự hỗ trợ khác nhau.

Việc lựa chọn Chipset ra sao?
Do Chipset có chức năng điều hành hoạt động của BMC, Chipset đời nào thì hhỗ trợ dòng CPU, RAM v.v… đời đó và Chipset có VGA onboard hoặc Sound onboard hay không, nên bạn phải lựa chọn thật kỹ truớc khi muốn sử dụng dòng Chipset đó.
North Bridge – Chipset cầu bắc
Chip cầu bắc, hay còn gọi là Memory Controller Hub (MCH), là một trong hai chip trong một chipset trên một bo mạch chủ của PC, chip còn lại là chip cầu nam. Thông thường thì chipset luôn được tách thành chip cầu bắc và chip cầu nam mặc dù đôi khi hai chip này được kết hợp làm một
Chip cầu bắc đảm nhiệm việc liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam. Một vài loại còn chứa chương trình điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là Graphics and Memory Controller Hub (GMCH).
Sourth Bridge - Chipset cầu nam
Chip cầu nam, hay còn gọi là I/O Controller Hub (ICH), là một chip đảm nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset. Khác với chip cầu bắc, chip cầu nam không được kết nối trực tiếp với CPU. Đúng hơn là chip cầu bắc kết nối chip cầu nam với CPU.
Trên BMC lắp được những gì?
Socket CPU: là nơi để chúng ta lắp CPU vào, Socket có bao nhiêu chân thì chúng ta lắp loại CPU có bấy nhiêu chân. Nhưng cũng cần chú ý thêm là Chipset trên Mainboard có hỗ trợ CPU đó không. VD chipset Intel945 thì có Socket 775 chân, Intel845, 865 thì có Socket 478 chân, Intel810 thì có Socket 370 chân.
Socket Ram: Là nơi đễ chúng ta lắp RAM, cũng như CPU, BMC hỗ trợ loại RAM nào thì phải lắp đúng loại RAM đó chẳn hạn như loại DDR,DDR2, DDR3.
Khe AGP: là nơi để cắm Card VGA, khe AGP của BMC bao nhiêu X thì phải lấp Card bấy nhiêu X. Chẳn hạn như AGP2X, AGP4X, AGP8X.
Khe PCI: là nơi để chúng ta cắm thêm các Card phụ khác như: Sound Card, Modem, Card mạng v.v…
Khe IDE – SATA – SCSI : là các khe dùng để gắn cáp ổ cứng và các lọai ổ CD - DVD, nếu BMC của bạn hỗ trợ loại khe nào thì phải lắp ổ cứng loại đó, như IDE66, IDE100, SATA.
Ngoài ra còn có các cổng lắp ngoài như USB1.0, USB2.0, COM, LPT, PS2mouse, PS2keyboard dùng để gắn thêm máy in, chuột, bàn phím và 1 số thiết bị khác nếu cần.
SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là
DRAM đồng bộ. SDRAM gồm SDR, DDR, DDR2, DDR3 .

SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
2. RAM: bộ nhớ tạm của máy tính.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed. Tốc độ bus từ 400MHz đến 800Mhz
DDR3 SDRAM (Double Data Rate 3 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR3". Là thế hệ thứ ba của DDR với 240 chân, nhưng rãnh chia khe khác với DDR2, tốc độ bus từ 800MHz đến 1600Mhz

2. RAM: bộ nhớ tạm của máy tính.
RAM làm có nhiệm vụ gì?
Hiểu theo cách đơn giản là Ram có nhiệm vụ nhớ những gì mà hệ điều hành và ứng dụng yêu cầu để máy tính có thể hoạt động, nếu máy tính lắp càng nhiều RAM thì ứng dụng lớn sẽ chạy nhanh hơn.
Tại sao gọi là bộ nhớ tạm?
Bởi vì RAM chỉ nhớ lúc có điện cung cấp, khi nguồn điện bị ngắt hay tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ mất.
Dung lượng
Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.

RAM được phân chia đời thế nào ?
Hiện RAM đang phổ biến 3 loại chính là DDR, DDR2 và DDR3, mỗi loại có dung luợng và xung nhịp làm việc khác nhau, và được đo bằng Mb(dung lượng bộ nhớ) Mhz (Xung nhịp). DDR thì có xung nhịp 266Mhz, 333Mhz, 400Mhz. DDR2 thì có 667Mhz, 800Mhz, DDR3 thì có 1066Mhz, 1333Mhz , 1600MHz. Chỉ số Mhz càng cao thì RAM càng nhanh.
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
PC-66: 66 MHz bus.
PC-100: 100 MHz bus.
PC-133: 133 MHz bus.

DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.

. DDR3-800 : Còn được gọi là PC3-6400 , 100 MHz clock , 800MHz bus , 6400 MB/s bandwidth
. DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500, 133MHz clock , 1066MHz bus, 8. 53GB / s bandwidth
. DDR3-1333 : Còn được gọi là PC3-10.600, 166MHz clock, 1333MHz bus,10. 67GB / s bandwidth
. DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12.800, 200MHz clock, 1600MHz bus , 12. 80GB bandwidth
Vậy nên chọn loại RAM nào ?

Mỗi loại bo mạch chủ sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ.
Vì vậy tuỳ vào BMC mà bạn chọn loại RAM nào cho thích hợp, và dĩ nhiên RAM càng nhanh dung lượng càng lớn thì giá cả sẽ mắc hơn.
Single Data Rate SDRAM (SDR)
PC66 SDRAM runs at 66MHz, PC100 runs at 100MHZ, PC133 runs at 133MHz

Double Data Rate SDRAM (DDR)
Direct Rambus
DDR2 SDRAM
3. CPU : Bộ xử lý trung tâm
CPU Làm được gì?
CPU đuợc xem như là bộ não của máy vi tính, vì mọi ứng dụng và hệ điều hành đều nhờ đến sự tính toán xử lý của CPU, ngày xưa người ta thường đánh giá tốc độ của máy tính dựa vào tần số làm việc của CPU, nhưng ngày nay thì không vì ngoài tần số của CPU còn phải dựa vào nhiều thành phần khác chẳn hạn như BMC, RAM, HDD v.v... và CPU chỉ chiếm 50% về đánh giá tốc độ của máy tính.
Bộ vi xử lý: là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính với hàng triệu phép tính/giây. Gần đây, nhiều người nhắc đến sức mạnh của vi xử lý lõi kép với 2 nhân/ 4 nhân trên một chip, giúp tốc độ tính toán nhanh hơn và do đó, giá cả cũng đắt hơn.
CPU có bao nhiêu hãng sản xuất CPU?

Có nhiều hãng sản xuất CPU nhưng có 2 hãng chính sãn xuất CPU cho máy tính để bàn là INTEL và AMD, ở Việt Nam đa số xài CPU của INTEL. Các đời CPU INTEL phổ biến hiện nay là INTEL core I7, Core I5, Core I3 Socket 1156, Core 2 Duo, Dual Core Socket 775
Vậy chọn CPU có socket đúng với Socket của BMC là được phải không ?

Không đúng! Bởi vì tuy cùng socket nhưng mà có thể CPU được thêm tính năng mới nên nó không thể chạy trên BMC cũ được nên bạn càng chú ý khi chọn CPU coi Mainboard mình có hỗ trợ không đã.
4. CASE Power : Thùng máy và bộ nguồn
Thùng máy và nguồn dùng để làm gì?
Thùng máy dùng để chứa các linh kiện bên trong nó, còn bộ nguồn thì có nhiệm vụ biến điện và giữ tính ổn định của điện để cung cấp cho máy tính hoạt động.
Thùng máy và bộ nguồn có mấy loại?
Thùng máy thì không quan trọng cho lắm vì nó chỉ là kiểu dáng không ảnh hưởng nhiều đến máy tính nên chọn cái nào cũng được chỉ cần thấy bên trong thoáng mát đừng chật chội quá, còn bộ nguồn thì rất quan trọng, vì bộ nguồn có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn máy tính hoạt động nên phải chọn công suất bộ nguồn sao cho đáp ứng được tất cả các linh kiện trong máy.
Hiện nay ngồn có các công suất sau: 350W, 450W, 550W, 650W, 750W …
5.Card VGA: Card màn hình
Card màn hình dùng để làm gì?
Dùng để xử lý các vấn đề có liên quan đến đồ hoạ và chuyển tín hiệu cho Monitor(màn hình) để nó hiển thị những thông tin giao tiếp với chúng ta.
Card VGA có những loại nào?
Đang phổ biến trên thị trường là dòng VGA gắn trên khe PCI-E và AGP, như đã nói ở phần BMC, Card VGA mấy X thì sẽ cắm vào khe AGP PCI-E mấy X.
Nếu BMC có VGA onboard rồi thì không cần gắn thêm Card VGA trừ khi máy tính của bạn làm công việc liên quan để xử lý đồ hoạ và chơi Game, cũng cần lưu ý là BMC nếu có Vga onboard thì thường là không có thêm khe AGP cho bạn gắn Card VGA rời đâu nhé, và một số khác có cả 2
DVI-D (Digital Visual Interface – Digital only)
DVI-I (Digital Visual Interface – Integrated)

6. Harddisk: Ổ cứng, dùng để cài hệ điều hành, ứng dụng và sao lưu dữ liệu.
Ổ cứng có các loại nào?
Gồm các loại ATA33, ATA66, ATA100, ATA133, SATA, trong đó các loại ATA có khe cắm hoàn toàn giống nhau, chỉ khác cáp gắn từ ổ cứng đến bo mạnh chủ có nhiều sợi hơn mà thôi, còn SATA thì xài khe cắm và cáp hoàn toàn khác với ATA.
IDE
Ổ đĩa SATA
7. Monitor: Màn hình máy vi tính
Dùng để hiển thị thông tin mà nó nhận từ VGA Card(Card màn hình). Hiện có 2 loại CRT và LCD với kích thước từ 14 inch trở lên. Màn CRT loại cong có hại cho mắt vì các tia cathode phóng trực tiếp về phía trước; màn CRT phẳng và LCD hạn chế tác hại hơn do các tia này bị phân tán. Nếu chỉ có CRT cong, người dùng có thể mua thêm tấm kính chắn với giá chỉ 2-3 chục nghìn
Kind of monitor:
-CRT
-LCD
8. Chuột, Bàn phím
- Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi dùng để thao tác trên màn hình máy tính. Hiện có các loại chuột bi, chuột quang, chuột không dây có gắn Bluetooth với giá dao động từ vài chục nghìn đến hơn một triệu đồng.
- Bàn phím: Đây cũng là thiết bị ngoại vi dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím có nhiều loại, từ loại thường giá chưa đến một trăm nghìn tới bàn phím không dây hoặc loại có thiết kế đặc biệt giá hơn một triệu đồng.
CDROM-CDR-DVD: Cũng giống như ổ cứng nó được lắp vào khe IDE hoặc SATA trên BMC.
Các loại ổ CD trước đây hiện đang bị DVD "qua mặt" vì chúng có khả năng đọc cả CD lẫn DVD. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, người dùng có thể mua loại ổ DVD đọc-ghi DVD hay đọc DVD, ghi được CD
Sound Card: Card âm thanh rời có nhiệm vụ xử lý âm thanh trong máy tính và đưa ra loa, cắm vào khe PCI, Hiện nay đa số đã tích hợp sẵn trên BMC nên không cần phải gắn thêm, nhưng Card tích hợp trên BMC âm thanh không hay bằng Card rời. Và dĩ nhiên bạn phải có loa thì mới nghe được âm thanh.
Print – Scan : máy in và máy scan hình, thường được gắn vào cổng USB, một số mode cũ hơn thì gắn vào cổng LPT
Boot Menu
Là phần nạp hệ điều hành sau khi nạp BIOS xong. cần thiết khi ta muốn khôi phục lại thiết lập máy tính tại một thời điểm nào đó hoặc bị virus phá không thể khởi động windows bình thường được nên phải vào chế độ safe mode để lưu dữ liệu hoặc remove một phần cứng nào đó không tương thích với hệ thống.
Cách vào menu khởi đông (bấm F8), màn hình sẽ hiện lên một menu có các mục để ta chọn:
Safe Mode
Safe Mode With Networking
Safe Mode With Command Frompt

Enable Boot Logging
Enable VGA Mode
Last Know Good Configuration(your most recent setting that worked).
Directory Services Restore Mode(windows domain controllers only)
Debugging Mode
Disable Automatic Restart On System Failure

Start Windows Normally
Reboot
Return Os Choices Menu
Kiểm tra cấu hình máy:
System Properties nhấp phải chuột vào my computer chọn Properties(Windows+Pause)
sẽ xuất hiện một bảng
Một số thao tác trên windows
Kiểm tra cấu hình máy
Device manager: Nhấp phải chuột vào my computer manager  Device manager
Kiểm tra cấu hình máy
Directx diagnotic tools :  start  Run  dxdiag  bấm Enter:
Kiểm tra card mạng và địa chỉ ip
 start  Run  cmd  bấm Enter ipconfig /all 
Kiểm tra thông tin người dùng
 start  Run  systeminfo  bấm Enter
Kiểm tra thông mạng
Lệnh Ping:
Là lệnh cho phép bạn kiểm tra được đường đi từ máy bạn đến một hệ thống đích trên mạng hoặc Internet.
Cú Pháp : ping www.tentrangweb.com hoặc
ping diachiIP -t (vd: ping 203.162.0.11 -t).

Traceroute
Là chương trình cho phép bạn xác định được đường đi của các gói tin (packet) từ máy bạn đến hệ thống đích trên mạng Internet.
Cú pháp : tracert IPhost
Ví dụ : tracert 203.162.0.11
kiểm tra các chương trình lạ chạy khi khởi động máy
 start  Run  msconfig  bấm Enter
Cách gán địa chỉ cho máy tính
nhấp phải chuột vào My Network Places  Propertiesnhấp phải chuột vào biểu tượng kết nối  Propertiesnhấp đúp vào internet protocol(TCP/IP)
Cách khắc phục sự cố máy tính
Cách khắc phục sự cố máy tính
Sau đây bạn sẽ tìm hiểu một số phương pháp khắc phục sự cố máy tính cơ bản.

1. Thử nghiệm và lỗi: Khi phát hiện một thiết bị máy tính bị lỗi, trước tiên hãy kiểm tra chúng trên các máy tính khác để chắc chắn rằng liệu có phải lỗi là do chính thành phần đó hỏng hay không.

2. Kiểm tra cáp: Trong trường hợp không phát hiện ra thiết bị nào bị hỏng, kiểm tra tất cả cáp máy tính bao gồm cáp dữ liệu, cáp nguồn, cáp mạch điện trong.. để chắc chắn rằng tất cả các cáp đang hoạt động tốt.

3. Thiết lập phần cứng: Kiểm tra các thiết lập phần cứng trong CMOS và trong bộ quản lý thiết bị của hệ thống, tạo tất cả các trình điều khiển thiết bị và cập nhật tất cả card cắm trên máy tính.
Cách khắc phục sự cố máy tính(tt)
4. Chú ý các thay đổi: Khi bạn để ý thấy lỗi một phần cứng hay phần mềm trên máy tính, hãy xác định điều gì đã thay đổi trước khi vấn đề xảy ra.

5. Tổng quát sự kiện: Sử dụng tiện ích tổng quát sự kiện bằng cách vào to Start > Control panel > Administrative tools > Event viewer. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy lỗi hoặc các cảnh báo của bất kì một lỗi phần cứng hay phần mềm nào.

Các thủ thuật khôi phục dữ liệu
1. Sử dụng một số tiện ích khôi phục dữ liệu như SoftPerfect File Recovery, Recovery My Files và tiện ích Handy Recovery …

2. Nếu bạn chịu trách nhiệm quản trị dữ liệu và hệ thống, sử dụng các ổ sao lưu và thường xuyên sao chép lại toàn bộ dữ liệu trên máy chủ sang ổ đó.

3. Sử dụng UPS và các máy phát điện nếu thường xuyên xảy ra các lỗi nguồn bởi vì việc máy tính bị ngắt đột ngột có thể phá hỏng máy và các hệ thống khác.
4. Luôn giữ cho môi trường đặt máy không ẩm ướt và bụi bẩn.
Cách chia ổ đĩa


Đầu tiên vào BIOS chỉnh boot từ CD hoặc boot từ USB
Cho đĩa Hiren’t Boot CD/ USB boot vào và khởi động máy lại
CHIA ĐĨA BẰNG ACRONIS
Chọn Manual Mode và OK
Chọn Unallocated, Chọn Create Patition
Chin chế độ Active (để khởi động từ vùng này)
Gõ dung lượng muốn tạo
Chọn loại phân vùng, thường là NTFS
Gõ tên phân vùng, VD: WINDOWS
Nhấn Finish để hoàn thành tạo ổ hệ thống

Tiếp tục như bước trên để tạo ổ dữ liệu

Để tạo ổ dữ liệu, chọn Logical
Tương tự chọn dung lượng/tên ổ; chọn hình lá cờ (Commit) để chương trình thực hiện
Tạo và bung bản Ghost
Chọn Disk Clone Tools
Chọn Norton Ghost
Chọn Ghost (Normal)
Chọn Local


Chọn Partition / From Image
Lưu ý: Không chọn Disk / From Image vì sẽ làm mất dữ liệu hiện có
Chọn ổ có file Ghost, chọn file ghost
Chọn ổ cần ghost (WINDOWS)
Chọn Yes để bung file ghost
Sau khi hoàn tất chọn Reset Computer
Để tạo file ghost
Chọn Partition/To Image
Chọn Disk/Partition cần ghost
Chọn đường dẫn/ tên file ghost
Chọn High nếu muốn nén file
(nhằm tăng dung lượng ổ cứng)
Chọn Yes để chương trình thực hiện tạo bản ghost
XIN CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lãnh Thanh Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)