Chuyen de LT&Cau lop 5
Chia sẻ bởi Phan Anh Thiện |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: chuyen de LT&Cau lop 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH THỊ LIỀN
CHUYÊN ĐỀ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHAN ANH THIỆN
MỘT VÀI HÌNH THỨC DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
I/ Mục đích, yêu cầu:
Phân môn luyện từ và câu lớp 5 giúp học sinh:
1/ Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3.Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
II/ Nội dung dạy học:
Phần luyện từ và câu lớp 5có 5 nội dung cơ bản sau:
1.Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm đã học.
2. Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo tiếng, về cấu tạo từ, từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép.
3.Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu: câu kể, câu cầu khiến, câu cảm, thêm trạng ngữ cho câu.
4.Cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại cơ bản của Tiếng Việt:danh từ, động từ, tính từ, nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa , tù nhiều nghĩa ..
5.Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, chấm hỏi, dấu gạch ngang.
III/ Các biện pháp dạy học chủ yếu:
Đối với nội dung thứ nhất: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm đã học:
-Trước hết GV cần làm cho học sinh hiểu rõ khái niệm chủ điểm.
*Ví dụ: Mở rộng vốn từ : Công dân
-Đầu tiên giáo viên cần giải thích cho HS hiểu Công dân là gì?( Công dân là có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước Sau đó thông qua bài tập đọc giáo dục ở tiết trước giáo dục học sinh .
Với bài tập 1: Gọi học sinh và đọc nội dung , yêu cầu làm việc theo cặp để giải quyết theo yêu cầu của bài hoặc gợi ý các em tra từ điển . Thông qua từ khóa các em sẽ khoanh vào B.
Bài tập 2 Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp
Công dân, công nhân, công bằng , công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm..
a/ Công có nghĩa là “ của nhà nước của chung”
b/ Công có nghĩa là “ không thiên vị”
c/Công có nghĩa là : “ thợ , khéo tay”
Bài tập 2 :GV cho học sinh làm việc theo nhóm dùng từ điển để tra vốn từ .
a/ Công dân, công cộng, công chúng.
b/Công bằng, công lí, công tâm, công minh.
c/Công nhân, công nghiệp .
GV có thể cho học sinh giải nghĩa hêm các từ vừa tìm ,chẳng hạn công bằng là gì?
Bài tập 3: Tìm trong các từ sau đâynhững từ đồng nghĩa với từ công dân :
-Đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc,dân, nông dân, công chúng.
Bài tập 3: GV gợi ý cho HS làm và thông qua một số câu hỏi thông qua chủ đề .
-H : Em hiểu thế nào là nhân dân ? Đặt câu với nhân dân
( Nhân dân : đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong mọt khu vực địa lí.)
VD : Nhân dân ta rất kiên cường.
-Dân chúng có nghĩa là gì?
( Đông đảo nhứng người dân thường, quần chúng nhân dân.)
VD: dân chúng bắt đầu ý thức được về quyenf lợi và nghĩa vụ của mình.
Bài tập 4: Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đay của nhân vật thành ( người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nõ được không ? vì sao?
Bài tập 4: Đối với này học sinh còn lúng túng GV hướng dẫn muốn trả lời được câu hỏi này các em thủ thay thế từ công dân trong câu: làm thân phận nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta bằng các từ đồng nghĩa : dân, dân chúng, nhân dân
Rút ra kết luận: Trong câu đã nêu, không thể thay từ công dân bằng những từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ .Các từ đồng nghĩa ; nhân dân, dân chúng không có nghĩa này .
MỘT VÀI HÌNH THỨC DẠY PHÂN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
Yêu cầu 3: HS suy nghĩ chọn ý đúng để phát biểu.( Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói; trong câu cảm thường có các từ ngữ
2. Từ việc phân tích ngữ liệu trên, GV đặt câu hỏi để rút ra phần ghi nhớ cho HS đọc. Sau đó cho HS đặt một số câu dựa trên chủ điểm .
3. Phần luyện tập :
-GV cho HS đọc thầm từng bài tập rồi trình bày lại yêu cầu của từng bài tập.
- GV có thể giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập(nếu cần).
Bài 1: Cho HS thảo luận nhóm -Đại diện các nhóm trình bày.
Bài 2: Cho cả lớp làm vào vở, 2 HS làm ở bảng lớp.
Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm đôi rồi trình bày.
IV/ Quy trình bài học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiểm thức của tiết học trước.
2/ Dạy bài mới:
a/ Đối với loại bài dạy lý thuyết:
-Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật giữa tiết học này với tiết học khác.
-Hình thành khái niệm:
Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
Tổ chức cho HS thực hiện bài tập.
+ Ghi nhớ kiến thức :
Cho HS đọc thầm rồi nhắc lại phần ghi nhớ ở SGK.
-HD luyện tập
-Củng cố- dặn dò:
+ Chốt lại những kiến thức, kỹ năng cần nắm vững.
+ Nhận xét tiết học.
+ Yêu cầu cần luyện tập ở nhà ( nếu có)
b/ Đối với loại bài luyện tập thực hành.
-Giới thiệu bài.
-Hướng dẫn thực hành.
-Củng cố- dặn dò
V/ Kết luận: Phân môn luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy, người giáo viên luôn luôn có sự sáng tạo trong giảng dạy để làm giàu vốn từ cho HS thông qua các môn học, luôn xây dựng một ý thức dạy từ và câu bất cứ nơi đâu, lúc nào, trong bất cứ môn học nào chứ không chỉ đóng khung trong giờ luyện từ và câu.
Với nội dung chuyên đề trên không tránh khỏi những thiếu sót, mong các anh chị đồng nghiệp góp ý xây dựng để rút kinh nghiệm chung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Anh Thiện
Dung lượng: 60,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)