Chuyên đề lớp 5
Chia sẻ bởi Phạm Công Đức Chinh |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề lớp 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TỔ KHỐI 5 TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ
ĐẾN THAM DỰ BUỔI CHUYÊN ĐỀ
Người Thực Hiện: Phạm Đức Chi
Trường Tiểu Học Thạnh Đông A4
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 5
PHẦN A: MỤC TIÊU
PHẦN B: NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về dạy đọc ở Tiểu học
a. Khái niệm đọc
b. Ý nghĩa dạy đọc ở Tiểu học
c. Cơ chế của đọc.
d. Các hình thức đọc
2. Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 5
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỌC
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG
a) Luyện đọc đúng
- GV chú ý lắng nghe HS để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc.
b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
- Với văn bản nghệ thuật. GV hướng dẫn HS biết thể hiện tình cảm , thái độ, qua giọng đọc thông qua làm chủ tốc độ, ngữ điệu cao độ, trường độ.
- Với văn bản nghệ thuật ngữ điệu phù hợp với mục đích thông qua làm rõ những thông tin cơ bản.
2. ĐỌC THẦM
a) Đọc thầm để hiểu bài:
- Đọc thầm để tìm hiểu bài hoặc để thực hiện bài tập ngắn trong sách giáo khoa: GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc –hiểu (đọc câu, đoạn, khổ thơ để biết, hiểu nhớ, trao đổi …).
b) Đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý
- VD: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nhắc lại nhiều lần trong bài; để cho biết tình cảm của tác giả qua bài thơ; những hành động thể hiện tính cách nhân vật…
A. Kiểm tra bài cũ:
II. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY BÀI TẬP ĐỌC VÀ
SỰ VẬN DỤNG LINH HOẠT QUI TRÌNH DẠY HỌC.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện đọc-tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Một, hai học sinh đọc toàn bài
- Đọc thành tiếng nối tiếp từng đoạn hay khổ thơ (tùy trình độ HS mà cho đọc nối tiếp số vòng nhiều hay ít), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, và giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong bài.
- Đọc trong cặp (nhóm)
c) Luyện đọc diễn cảm (đối với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)
b) Tìm hiểu bài
Lưu ý: Tùy trình độ học sinh mà cân đối giữa luyện đọc và HD đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò:
* Đối với lớp khá, giỏi và với những văn bản có bố cục rõ ràng, GV có thể thực hiện qui trình cắt ngang
Đoạn 1:
+ Luyện đọc
+ Tìm hiểu nội dung
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Đoạn 2:
+ Luyện đọc
+ Tìm hiểu nội dung
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Đoạn 3:
+ Luyện đọc
+ Tìm hiểu nội dung
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
* Tổ chức hướng dẫn luyện đọc đoạn như thế nào ?
- Giáo viên dựa vào số đoạn trong bài để phân nhóm đọc.
- Đọc vòng 1: Giáo viên lắng nghe phát hiện những hạn chế và cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp giúp đỡ đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với lớp để đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.
- Đọc vòng 2: HS đọc nối tiếp kết hợp nắm nghĩa của từ ngữ được chú giải trong SGK (việc tìm hiểu nghĩa của từ có thể xen kẽ trong khi đọc hoặc sau khi đọc hết bài). Ở vòng hai này, nếu HS còn đọc sai thì GV vẫn tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
- Đọc vòng 3: HS đọc nối tiếp để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
III. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI
- GV định hướng cho HS đọc thầm hoặc đọc cá nhân thành tiếng (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung câu hỏi hoặc bài tập.
VD: GV yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm khổ thơ thứ nhất và trả lời câu hỏi: Hạt gạo được làm nên từ những gì ? (bài Hạt gạo làng ta-TV5-tuần 14)
- Tùy theo trình độ HS, GV có thể dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập SGK hoặc chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện.
VD: Câu hỏi 1 trong bài Tre Việt Nam nên tách thành 3 ý nhỏ: Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam ? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam ? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam ?
- Biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu bài bằng nhiều hình thức (cá nhân, cặp, nhóm) qua các loại hình bài tập phong phú (trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, điền từ vào chỗ chấm, trò chơi…)
-Trong quá trình tìm hiểu bài GV kết hợp rèn kĩ năng diễn đạt câu, từ.
-Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng kết hợp cho ghi vở.
IV. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM.
- Cho HS đọc thật tốt một đoạn để thăm dò sự sáng tạo hay cảm nhận của HS.
- Từ kết quả đó, gợi ý để học sinh nhận xét, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và tìm cách đọc hợp lí.
- GV đọc mẫu để minh họa, gợi ý hoặc tạo tình huống.
- VD: Vì sao cô (thầy) đọc hai câu hỏi của bé Ê-mi-li (bài Ê-mi-li con) với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, không cao giọng ở cuối câu hoặc đọc câu thơ có dấu chấm hỏi: thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Chỉ cần nhấn giọng ở từ lũy, thành mà không cao giọng ở cuối câu hỏi ?
V. VIỆC GIẢI NGHĨA TỪ TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN ĐỌC VÀ QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU BÀI
* Khi tiếp xúc với văn bản, HS đã được tìm hiểu nghĩa của một số từ khó, từ phổ thông mà HS chưa quen ngay trong bước luyện đọc giúp cho HS đọc tốt hơn và chuẩn bị cho bước tìm hiểu bài. Do vậy ở bước tìm bài không giải nghĩa từ để trách làm cho giờ tập đọc thiên về dạy từ ngữ một cách nặng nề.
- Tuy vậy, trước những từ ngữ sử dụng đúng lúc chỗ có tính nghệ thuật cao, vẫn cần giúp HS hiểu sâu hơn giá trị của các từ ngữ đó.
VD: Khi hướng dẫn tìm hiểu bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. Sau khi trả lời câu hỏi 3: nêu những câu thơ có sử dụng phép nhân hóa (…Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên), GV cần yêu cầu HS nêu cách hiểu từ bỡ ngỡ (Có tâm trạng như con người: ngơ ngác, lúng túng).
VI. GHI VÀ TRÌNH BÀY BẢNG TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
- Nội dung ghi bảng phải ngắn gọn, chính xác.
- Hình thức ghi bảng đẹp, cân đối.
- Tiến trình ghi bảng phải kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học góp phần tác động trực quan đến HS.
- Có thể ghi căn cứ vào qui trình giảng dạy mà lựa chọn mô hình ghi bảng.
VD: Bài Đất Cà Mau
- Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau
Mô hình 1:
- Mưa hối hả, rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn, trong mưa có dông…
- Đọc hơi nhanh, mạnh.
- Đoạn 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
+ Cây: mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài…
+ Nhà cửa: dọc hành kênh, dưới hàng đước.
- Nhấn giọng : nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió…
- Đoạn 3: Tính cách người Cà Mau
- Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ…
- Giọng đọc : tự hào
Luyện đọc
Mô hình 2:
Tìm hiểu bài
GV tự xác định nội dung ghi bảng dựa vào thực tế luyện đọc của HS
+ Mưa: Mưa hối hả, rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn, trong mưa có dông…
+ Cây: Mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài…
+ Nhà cửa: dọc hành kênh, dưới hàng đước.
+ Con người thông minh, giàu nghị lực, thượng võ.
Nội dung:………………………………………………………
(GV có thể ghi ý nghĩa của bài ở giữa bảng hoặc đọc cho HS ghi vở).
V. SỬ DỤNG SGK TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
- GV cần tạo mọi cơ hội cho HS làm việc với SGK, phát huy vai trò, tác dụng cả kênh hình lẫn kênh chữ
- HD HS quan sát tranh minh họa (để hình dung cụ thể sự vật, hiện tượng được nói đến trong bài, cảm nhận nghĩa của từ, rung động trước vẻ đẹp về màu sắc, hình khối, bố cục…). Tuy nhiên cần tránh khuynh hướng khai thác quá kĩ đồng nhất với yêu cầu quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Làm việc SGK đồng thời cả lớp trong quá trình luyện đọc và thực hiện các yêu cầu trả lời câu hỏi, thảo luận, làm bài tập…
- Ngoài ra cần sử dụng SGK trong các trò chơi hay cuộc thi có yêu cầu luyện đọc.
Kính Chúc Thầy, Cô Dồi Dào Sức Khỏe
ĐẾN THAM DỰ BUỔI CHUYÊN ĐỀ
Người Thực Hiện: Phạm Đức Chi
Trường Tiểu Học Thạnh Đông A4
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 5
PHẦN A: MỤC TIÊU
PHẦN B: NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về dạy đọc ở Tiểu học
a. Khái niệm đọc
b. Ý nghĩa dạy đọc ở Tiểu học
c. Cơ chế của đọc.
d. Các hình thức đọc
2. Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 5
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỌC
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG
a) Luyện đọc đúng
- GV chú ý lắng nghe HS để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc.
b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
- Với văn bản nghệ thuật. GV hướng dẫn HS biết thể hiện tình cảm , thái độ, qua giọng đọc thông qua làm chủ tốc độ, ngữ điệu cao độ, trường độ.
- Với văn bản nghệ thuật ngữ điệu phù hợp với mục đích thông qua làm rõ những thông tin cơ bản.
2. ĐỌC THẦM
a) Đọc thầm để hiểu bài:
- Đọc thầm để tìm hiểu bài hoặc để thực hiện bài tập ngắn trong sách giáo khoa: GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc –hiểu (đọc câu, đoạn, khổ thơ để biết, hiểu nhớ, trao đổi …).
b) Đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý
- VD: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nhắc lại nhiều lần trong bài; để cho biết tình cảm của tác giả qua bài thơ; những hành động thể hiện tính cách nhân vật…
A. Kiểm tra bài cũ:
II. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY BÀI TẬP ĐỌC VÀ
SỰ VẬN DỤNG LINH HOẠT QUI TRÌNH DẠY HỌC.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện đọc-tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Một, hai học sinh đọc toàn bài
- Đọc thành tiếng nối tiếp từng đoạn hay khổ thơ (tùy trình độ HS mà cho đọc nối tiếp số vòng nhiều hay ít), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, và giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong bài.
- Đọc trong cặp (nhóm)
c) Luyện đọc diễn cảm (đối với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)
b) Tìm hiểu bài
Lưu ý: Tùy trình độ học sinh mà cân đối giữa luyện đọc và HD đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò:
* Đối với lớp khá, giỏi và với những văn bản có bố cục rõ ràng, GV có thể thực hiện qui trình cắt ngang
Đoạn 1:
+ Luyện đọc
+ Tìm hiểu nội dung
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Đoạn 2:
+ Luyện đọc
+ Tìm hiểu nội dung
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Đoạn 3:
+ Luyện đọc
+ Tìm hiểu nội dung
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
* Tổ chức hướng dẫn luyện đọc đoạn như thế nào ?
- Giáo viên dựa vào số đoạn trong bài để phân nhóm đọc.
- Đọc vòng 1: Giáo viên lắng nghe phát hiện những hạn chế và cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp giúp đỡ đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với lớp để đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.
- Đọc vòng 2: HS đọc nối tiếp kết hợp nắm nghĩa của từ ngữ được chú giải trong SGK (việc tìm hiểu nghĩa của từ có thể xen kẽ trong khi đọc hoặc sau khi đọc hết bài). Ở vòng hai này, nếu HS còn đọc sai thì GV vẫn tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
- Đọc vòng 3: HS đọc nối tiếp để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
III. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI
- GV định hướng cho HS đọc thầm hoặc đọc cá nhân thành tiếng (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung câu hỏi hoặc bài tập.
VD: GV yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm khổ thơ thứ nhất và trả lời câu hỏi: Hạt gạo được làm nên từ những gì ? (bài Hạt gạo làng ta-TV5-tuần 14)
- Tùy theo trình độ HS, GV có thể dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập SGK hoặc chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện.
VD: Câu hỏi 1 trong bài Tre Việt Nam nên tách thành 3 ý nhỏ: Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam ? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam ? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam ?
- Biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu bài bằng nhiều hình thức (cá nhân, cặp, nhóm) qua các loại hình bài tập phong phú (trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, điền từ vào chỗ chấm, trò chơi…)
-Trong quá trình tìm hiểu bài GV kết hợp rèn kĩ năng diễn đạt câu, từ.
-Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng kết hợp cho ghi vở.
IV. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM.
- Cho HS đọc thật tốt một đoạn để thăm dò sự sáng tạo hay cảm nhận của HS.
- Từ kết quả đó, gợi ý để học sinh nhận xét, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và tìm cách đọc hợp lí.
- GV đọc mẫu để minh họa, gợi ý hoặc tạo tình huống.
- VD: Vì sao cô (thầy) đọc hai câu hỏi của bé Ê-mi-li (bài Ê-mi-li con) với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, không cao giọng ở cuối câu hoặc đọc câu thơ có dấu chấm hỏi: thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Chỉ cần nhấn giọng ở từ lũy, thành mà không cao giọng ở cuối câu hỏi ?
V. VIỆC GIẢI NGHĨA TỪ TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN ĐỌC VÀ QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU BÀI
* Khi tiếp xúc với văn bản, HS đã được tìm hiểu nghĩa của một số từ khó, từ phổ thông mà HS chưa quen ngay trong bước luyện đọc giúp cho HS đọc tốt hơn và chuẩn bị cho bước tìm hiểu bài. Do vậy ở bước tìm bài không giải nghĩa từ để trách làm cho giờ tập đọc thiên về dạy từ ngữ một cách nặng nề.
- Tuy vậy, trước những từ ngữ sử dụng đúng lúc chỗ có tính nghệ thuật cao, vẫn cần giúp HS hiểu sâu hơn giá trị của các từ ngữ đó.
VD: Khi hướng dẫn tìm hiểu bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. Sau khi trả lời câu hỏi 3: nêu những câu thơ có sử dụng phép nhân hóa (…Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên), GV cần yêu cầu HS nêu cách hiểu từ bỡ ngỡ (Có tâm trạng như con người: ngơ ngác, lúng túng).
VI. GHI VÀ TRÌNH BÀY BẢNG TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
- Nội dung ghi bảng phải ngắn gọn, chính xác.
- Hình thức ghi bảng đẹp, cân đối.
- Tiến trình ghi bảng phải kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học góp phần tác động trực quan đến HS.
- Có thể ghi căn cứ vào qui trình giảng dạy mà lựa chọn mô hình ghi bảng.
VD: Bài Đất Cà Mau
- Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau
Mô hình 1:
- Mưa hối hả, rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn, trong mưa có dông…
- Đọc hơi nhanh, mạnh.
- Đoạn 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
+ Cây: mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài…
+ Nhà cửa: dọc hành kênh, dưới hàng đước.
- Nhấn giọng : nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió…
- Đoạn 3: Tính cách người Cà Mau
- Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ…
- Giọng đọc : tự hào
Luyện đọc
Mô hình 2:
Tìm hiểu bài
GV tự xác định nội dung ghi bảng dựa vào thực tế luyện đọc của HS
+ Mưa: Mưa hối hả, rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn, trong mưa có dông…
+ Cây: Mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài…
+ Nhà cửa: dọc hành kênh, dưới hàng đước.
+ Con người thông minh, giàu nghị lực, thượng võ.
Nội dung:………………………………………………………
(GV có thể ghi ý nghĩa của bài ở giữa bảng hoặc đọc cho HS ghi vở).
V. SỬ DỤNG SGK TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
- GV cần tạo mọi cơ hội cho HS làm việc với SGK, phát huy vai trò, tác dụng cả kênh hình lẫn kênh chữ
- HD HS quan sát tranh minh họa (để hình dung cụ thể sự vật, hiện tượng được nói đến trong bài, cảm nhận nghĩa của từ, rung động trước vẻ đẹp về màu sắc, hình khối, bố cục…). Tuy nhiên cần tránh khuynh hướng khai thác quá kĩ đồng nhất với yêu cầu quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Làm việc SGK đồng thời cả lớp trong quá trình luyện đọc và thực hiện các yêu cầu trả lời câu hỏi, thảo luận, làm bài tập…
- Ngoài ra cần sử dụng SGK trong các trò chơi hay cuộc thi có yêu cầu luyện đọc.
Kính Chúc Thầy, Cô Dồi Dào Sức Khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Công Đức Chinh
Dung lượng: 552,26KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)