Chuyên đề lồng ghép môi trường vào dạy học lịch sử THCS
Chia sẻ bởi Trần Thị Phương Mai |
Ngày 11/05/2019 |
159
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề lồng ghép môi trường vào dạy học lịch sử THCS thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&DT HUYỆN HIỆP ĐỨC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác dụng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên
Bảo vệ môi trường hiện là một mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường vào bảo vệ môi trường bằng hình thức tích hợp vào các môn học ở cấp THCS trong đó có môn Lịch sử
Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học lịch sử sao cho vừa đảm bảo mục tiêu theo tinh thần chỉ thị của Bộ trưởng bộ giáo dục là vấn đề đang được những giáo viên day lịch sử quan tâm suy nghĩ .
Chính vì lẽ đó nhóm giáo viên dạy sử trường THCS Nguyễn Văn Trỗi chúng tôi xin trao đổi cùng các thầy cô giáo một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào dạy học lịch sử cấp Trung học cơ sở
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử đã được các cấp quản lý chỉ đạo, triển khai thực hiện trong nhiều năm nay.
Năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường môn Lịch sử trung học cơ sở”
b. Khó khăn:
Mặc dù đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm và được bộ giáo dục hướng dẫn cụ thể bằng văn bản song cách tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung trong từng mục để không làm cho việc dạy học bộ môn nặng nề, quá tải là vấn đề không phải bất kỳ giáo viên nào cũng làm được, làm tốt.
Môi trường là phạm trù bao la rộng lớn (Gồm môi trường sinh thái, môi trường xã hội học) việc xác định đúng nội dung cần lồng ghép trong từng mục không phải là vấn đề dễ dàng.
Việc cập nhật số liệu, thông tin về môi trường còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời.
II./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực trạng trên theo chúng tôi để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học lịch sử chúng ta nhất thiết phải thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Xác định nội dung giáo dục thuộc loại môi trường gì (môi trường sinh thái hay môi trường học) xác định đúng nội dung này giúp giáo viên có thể định hướng đúng địa chỉ để tích hợp.
Ví dụ ở bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
Giáo viên cần phải xác định được nội dung giáo dục qua bài thuộc môi trường sinh thái đó là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, Vị trí địa thế mà Bà Trưng đã chọn làm nơi khởi nghĩa.
2. Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp (mục nào của bài, phần nào trong mục) làm tốt việc này sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng kiến thức, kĩ năng cần tích hợp phù hợp với nội dung kiến thức của bộ môn tạo mối lôgíc trong bài giảng.
Ví dụ: Sau khi xác định nội dung giáo dục của bài cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) là những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa thì ở bước 2 giáo viên sẽ dễ dàng xác định đúng địa chỉ tích hợp: mục 2 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ, phần cần tích hợp đó là diễn biến cuộc khởi nghĩa.
3. Bước 3: Xác định nội dung giáo dục (kiến thức kĩ năng) có thể tích hợp
Ví dụ: Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (lớp 7)
Sau khi giáo viên xác định được nội dung cần giáo dục thuộc loại môi trường sinh thái (Những điều kiện tự nhiên của khu vực) và môi trường xã hội học (mối quan hệ kinh tế, văn hoá của các dân tộc trong khu vực) thì giáo viên sẽ dể dàng hướng học sinh vào phân tích những điều kiện tự nhiên, quan hệ kinh tế, văn hoá của từng nước trong khu vực từ đó giúp các em thấy được tầm quan trọng của điều kiện tự nhiên, tinh thần đoàn kết của các dân tộc là điều kiên để phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại.
4. Bước 4: Chọn phương pháp tích hợp (lựa chon phương pháp tối ưu nhất) đây là bước quyết định sự thành công của tiết dạy, thể hiện năng lực của người giáo viên do vậy đòi hỏi phải cân nhắc khi lựa chọn phương pháp cho nội dung bài dạy.
Ví dụ: Khi phân tích tác động ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đói với sự phát triển lịch sử của Ai Cập cổ đại
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác dụng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên
Bảo vệ môi trường hiện là một mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường vào bảo vệ môi trường bằng hình thức tích hợp vào các môn học ở cấp THCS trong đó có môn Lịch sử
Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học lịch sử sao cho vừa đảm bảo mục tiêu theo tinh thần chỉ thị của Bộ trưởng bộ giáo dục là vấn đề đang được những giáo viên day lịch sử quan tâm suy nghĩ .
Chính vì lẽ đó nhóm giáo viên dạy sử trường THCS Nguyễn Văn Trỗi chúng tôi xin trao đổi cùng các thầy cô giáo một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào dạy học lịch sử cấp Trung học cơ sở
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử đã được các cấp quản lý chỉ đạo, triển khai thực hiện trong nhiều năm nay.
Năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường môn Lịch sử trung học cơ sở”
b. Khó khăn:
Mặc dù đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm và được bộ giáo dục hướng dẫn cụ thể bằng văn bản song cách tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung trong từng mục để không làm cho việc dạy học bộ môn nặng nề, quá tải là vấn đề không phải bất kỳ giáo viên nào cũng làm được, làm tốt.
Môi trường là phạm trù bao la rộng lớn (Gồm môi trường sinh thái, môi trường xã hội học) việc xác định đúng nội dung cần lồng ghép trong từng mục không phải là vấn đề dễ dàng.
Việc cập nhật số liệu, thông tin về môi trường còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời.
II./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực trạng trên theo chúng tôi để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học lịch sử chúng ta nhất thiết phải thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Xác định nội dung giáo dục thuộc loại môi trường gì (môi trường sinh thái hay môi trường học) xác định đúng nội dung này giúp giáo viên có thể định hướng đúng địa chỉ để tích hợp.
Ví dụ ở bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
Giáo viên cần phải xác định được nội dung giáo dục qua bài thuộc môi trường sinh thái đó là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, Vị trí địa thế mà Bà Trưng đã chọn làm nơi khởi nghĩa.
2. Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp (mục nào của bài, phần nào trong mục) làm tốt việc này sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng kiến thức, kĩ năng cần tích hợp phù hợp với nội dung kiến thức của bộ môn tạo mối lôgíc trong bài giảng.
Ví dụ: Sau khi xác định nội dung giáo dục của bài cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) là những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa thì ở bước 2 giáo viên sẽ dễ dàng xác định đúng địa chỉ tích hợp: mục 2 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ, phần cần tích hợp đó là diễn biến cuộc khởi nghĩa.
3. Bước 3: Xác định nội dung giáo dục (kiến thức kĩ năng) có thể tích hợp
Ví dụ: Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (lớp 7)
Sau khi giáo viên xác định được nội dung cần giáo dục thuộc loại môi trường sinh thái (Những điều kiện tự nhiên của khu vực) và môi trường xã hội học (mối quan hệ kinh tế, văn hoá của các dân tộc trong khu vực) thì giáo viên sẽ dể dàng hướng học sinh vào phân tích những điều kiện tự nhiên, quan hệ kinh tế, văn hoá của từng nước trong khu vực từ đó giúp các em thấy được tầm quan trọng của điều kiện tự nhiên, tinh thần đoàn kết của các dân tộc là điều kiên để phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại.
4. Bước 4: Chọn phương pháp tích hợp (lựa chon phương pháp tối ưu nhất) đây là bước quyết định sự thành công của tiết dạy, thể hiện năng lực của người giáo viên do vậy đòi hỏi phải cân nhắc khi lựa chọn phương pháp cho nội dung bài dạy.
Ví dụ: Khi phân tích tác động ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đói với sự phát triển lịch sử của Ai Cập cổ đại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Phương Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)