Chuyên đề lịch sử về phương pháp
Chia sẻ bởi DUong Thi Hang |
Ngày 17/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề lịch sử về phương pháp thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ HÈ 2010
*MỤC ĐÍCH:
-Thống nhất về quan điểm đổi mới PPDHLS.
-Định hướng một số bài dài,khó về nội dung kiến thức.
-Một số chỉ đạo về chuyên môn trong đó có phân phối chương trình.
PHẦN I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I.Một số khái niệm,quan niệm:
1.Phương pháp dạy học là gì?
"PPDH là những cách thức,thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh những điều kiện học tập cụ thể"
2.Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
2.1.Định nghĩa:
*Đổi mới PPDHLS tức là hướng tới PPDH tích cực.
*PPDH tích cực:
-Là một thuật ngữ để chỉ phương pháp dạy học giáo dục,dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo cho học sinh.
-Bản chất PPDH tích cực là hướng tới việc hoạt động hoá,tích cực hoá,hoạt động nhận thức của người học.
*"Tích cực" trong phương pháp dạy học:được dùng với nghĩa là hoạt động,chủ động,trái nghĩa với không hoạt động,thụ động.
*Tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp đến cao:
-Bắt chước.
-Tìm tòi.
-Sáng tạo.
*Đổi mới PPDHLS không có nghĩa là gạt bỏ,loại trừ,thay thế hoàn toàn các PPDH truyền thống hay phải "ngoại nhập" một số phương pháp xa lạ trong dạy học.
2.2.Mục tiêu:
Không làm thay đổi mục tiêu giáo dục mà làm cho mục tiêu đề ra đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.Kết quả:
Giúp học sinh tích cực,chủ động hơn trong việc tiếp nhận tri thức.
II.Một số phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng trong việc phát huy tính tích cực học tập cho học sinh:
1.Phương pháp đàm thoại-gợi mở:
a,Nội dung và yêu cầu:
-GV chọn câu hỏi gợi mở,tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.
-Câu hỏi mang tính đặc trưng làm nổi bật kiến thức bài dạy.
-Câu hỏi ngắn gọn,dễ hiểu,phù hợp với trình độ của đa số học sinh trung bình.
b,Điều kiện:có thể áp dụng trong điều kiện và các PPDH truyền thống(bảng + phấn)
*Quy trình:
GV nêu câu hỏi,tổ chức HS giải quyết vấn đề
Tổng kết đưa ra kết luận
GV
HS tìm tòi,lựa chọn kiến thức để trả lời câu hỏi
Nắm được kết luận cuối cùng của GV
c,Hình thức gợi mở:
-Gợi mở thông qua bảng so sánh.
-Gởi mở thông qua hệ thống câu hỏi.
Ví dụ:
?Nêu những điểm khác nhau giữa Khởi nghĩa Ba Đình và Khởi nghĩa Bãi Sậy?(LS8)
Gợi mở bằng bảng so sánh(thay đổi để ko gây nhàm chán)
Khác nhau
Khởi nghĩa Ba Đình
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Địa bàn
Đặc điểm căn cứ
Cách đánh
?Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
Gợi mở:(Lực lượng tham gia?
(Sự liên kết?kết cục như thế nào?
2.Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
*Các loại đồ dùng trực quan theo nhóm:
-Nhóm hiện vật:(Di tích lịch sử,cách mạng.
(Di tích khảo cổ.
-Nhóm quy ước:bản đồ,đồ thị,sơ đồ,niên biểu...
-Nhóm tạo hình:mô hình,sa bàn,tranh ảnh...
*Ý nghĩa:
-Tạo cho học sinh những biểu tượng và phương tiện để hình thành các khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật.
-Giáo dục tư tưởng cảm xúc,thẩm mỹ cho học sinh,phát triển khả năng quan sát,trí tưởng tượng,tư duy,ngôn ngữ của học sinh.
-Giúp học sinh nhớ kỹ ,hiểu sâu những hình ảnh,kiến thức lịch sử,là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
-Giảm tải lượng thông tin về kênh chữ,thay đổi cách dạy(kênh hình).
*Nội dung yêu cầu:
-GV chọn những đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung của bài.
-Đưa ra hệ thống các câu hỏi phù hợp với mục đích,yêu cầu trọng tâm của bài.
-GV tổ chức cho HS khai thác theo quy trình khám phá những tri thức mới thông qua các loại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: DUong Thi Hang
Dung lượng: 92,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)