Chuyen de lich su ngoai khoa
Chia sẻ bởi Mai Huu Tam |
Ngày 15/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de lich su ngoai khoa thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
THEO DẤU CHÂN
NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM Q.7
THỰC HIỆN : MAI TÂM
DANH TƯỚNG
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
Ông tên cũ là Nguyễn Văn Chương, sinh năm 1800 quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên ( Huế ).
Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.
ĐÁNH DẸP GIẶC CƯỚP
TRÊN ĐẤT BẮC
Từ năm 1870, giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc Cờ Vàng của tướng Hoàng Sùng Anh, Cờ Trắng của Bàn Văn Nhị và Lương Văn Lợi ( Trung quốc ) liên tiếp đánh phá cướp bóc các tỉnh biên giới nước ta ( Thái Nguyên, Lạng Sơn …) Trong nhiều năm, chúng vẫn uy hiếp các tỉnh này mà triều đình cử quan, quân đi đánh dẹp nhưng dều không thành công .
Vua Tự Đức quá lo lắng, mời Nguyễn Tri Phương sung ông làm chức Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần. Ông được phép tùy nghi lo việc đánh dẹp giặc. Đến miền Bắc, ông và Hoàng Kết Viêm chủ trương chia để trị, thu phục quân Cờ đen vì lực lượng này mạnh nhất và dùng nó để chế ngự các nhóm khác.
Vua Tự Đức bằng lòng và ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức Đề đốc với nhiệm vụ tuần phòng ở biên cảnh. Chính sách này tỏ ra có hiệu quả, quân Cờ đen giúp sức đánh quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và sau này tham gia đánh Pháp.
QUÂN CỜ ĐEN PHỤC KÍCH QUÂN PHÁP Ở Ô CẦU GIẤY ( HÀ NỘI ).
THỐNG LĨNH QUÂN SỰ
CHỐNG GIẶC PHÁP
1858
PHÁP
XÂM LƯỢC
VIỆT NAM
Năm 1858, tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, vua Tự Đức cử ông trực tiếp chỉ huy quân đội chống giặc. Với vũ khí tối tân, Pháp đã uy hiếp và phá hủy một số lớn đồn lũy của Việt Nam. ông bị triều đình giáng cấp nhưng vẫn lưu tại chức.
Tuy nhiên, do công cuộc kế hoạch phòng thủ của Nguyễn Tri Phương chu đáo nên quân Pháp không thể tiến lên được, buộc phải rút đi.
Năm 1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định ( lần 1 ). Pháp mất 12 người chết và 200 bị thương[4], quân triều đình không rõ thương vong nhưng tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định.
Năm 1860, Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Nguyễn Tri Phương cho xây dựng đại đồn Chí Hòa để bao vây quân Pháp. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Ông bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm ( lần 2 ).
SƠ ĐỒ
CHIẾN TRƯỜNG
GIA ĐỊNH.
( 1859 - 1861 ).
Năm 1862, sau khi triều đình Huế ký hàng ước, mất Nam Kỳ lục tỉnh vào tay Pháp, ông được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An . Năm 1872, lại được giao thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ.
Thành Hà Nội là một thành lũy kiên cố, được xây 70 năm trước từ thời vua Gia Long. Thành có hình chữ nhật, xây bằng đất, được gia cố thêm bằng gạch, thành có 5 cửa . Trong thành đóng một số lượng khá lớn binh lính, vũ khí đa phần là gươm, giáo, một số ít được trang bị súng kíp. Trên mặt thành đây đó có đặt súng thần công .
THÀNH HÀ NỘI.
Rạng sáng ngày 2- 11-1873, quân Pháp bất ngờ đánh úp thành Hà Nội và chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân Nam bị bắt làm tù binh.
QUÂN PHÁP ĐÁNH THÀNH HÀ NỘI.
Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, ông cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20-12-1873 thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế khóc các vị công thần và cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng, ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Hoàng Diệu) trên gò Đống Đa với câu đối:
Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất .
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh .
Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, ông cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20-12-1873 thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế khóc các vị công thần và cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM Q.7
THỰC HIỆN : MAI TÂM
DANH TƯỚNG
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
Ông tên cũ là Nguyễn Văn Chương, sinh năm 1800 quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên ( Huế ).
Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.
ĐÁNH DẸP GIẶC CƯỚP
TRÊN ĐẤT BẮC
Từ năm 1870, giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc Cờ Vàng của tướng Hoàng Sùng Anh, Cờ Trắng của Bàn Văn Nhị và Lương Văn Lợi ( Trung quốc ) liên tiếp đánh phá cướp bóc các tỉnh biên giới nước ta ( Thái Nguyên, Lạng Sơn …) Trong nhiều năm, chúng vẫn uy hiếp các tỉnh này mà triều đình cử quan, quân đi đánh dẹp nhưng dều không thành công .
Vua Tự Đức quá lo lắng, mời Nguyễn Tri Phương sung ông làm chức Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần. Ông được phép tùy nghi lo việc đánh dẹp giặc. Đến miền Bắc, ông và Hoàng Kết Viêm chủ trương chia để trị, thu phục quân Cờ đen vì lực lượng này mạnh nhất và dùng nó để chế ngự các nhóm khác.
Vua Tự Đức bằng lòng và ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức Đề đốc với nhiệm vụ tuần phòng ở biên cảnh. Chính sách này tỏ ra có hiệu quả, quân Cờ đen giúp sức đánh quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và sau này tham gia đánh Pháp.
QUÂN CỜ ĐEN PHỤC KÍCH QUÂN PHÁP Ở Ô CẦU GIẤY ( HÀ NỘI ).
THỐNG LĨNH QUÂN SỰ
CHỐNG GIẶC PHÁP
1858
PHÁP
XÂM LƯỢC
VIỆT NAM
Năm 1858, tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, vua Tự Đức cử ông trực tiếp chỉ huy quân đội chống giặc. Với vũ khí tối tân, Pháp đã uy hiếp và phá hủy một số lớn đồn lũy của Việt Nam. ông bị triều đình giáng cấp nhưng vẫn lưu tại chức.
Tuy nhiên, do công cuộc kế hoạch phòng thủ của Nguyễn Tri Phương chu đáo nên quân Pháp không thể tiến lên được, buộc phải rút đi.
Năm 1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định ( lần 1 ). Pháp mất 12 người chết và 200 bị thương[4], quân triều đình không rõ thương vong nhưng tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định.
Năm 1860, Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Nguyễn Tri Phương cho xây dựng đại đồn Chí Hòa để bao vây quân Pháp. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Ông bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm ( lần 2 ).
SƠ ĐỒ
CHIẾN TRƯỜNG
GIA ĐỊNH.
( 1859 - 1861 ).
Năm 1862, sau khi triều đình Huế ký hàng ước, mất Nam Kỳ lục tỉnh vào tay Pháp, ông được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An . Năm 1872, lại được giao thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ.
Thành Hà Nội là một thành lũy kiên cố, được xây 70 năm trước từ thời vua Gia Long. Thành có hình chữ nhật, xây bằng đất, được gia cố thêm bằng gạch, thành có 5 cửa . Trong thành đóng một số lượng khá lớn binh lính, vũ khí đa phần là gươm, giáo, một số ít được trang bị súng kíp. Trên mặt thành đây đó có đặt súng thần công .
THÀNH HÀ NỘI.
Rạng sáng ngày 2- 11-1873, quân Pháp bất ngờ đánh úp thành Hà Nội và chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân Nam bị bắt làm tù binh.
QUÂN PHÁP ĐÁNH THÀNH HÀ NỘI.
Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, ông cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20-12-1873 thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế khóc các vị công thần và cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng, ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Hoàng Diệu) trên gò Đống Đa với câu đối:
Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất .
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh .
Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, ông cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20-12-1873 thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế khóc các vị công thần và cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Huu Tam
Dung lượng: 4,54MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)