Chuyên đề lịch sử đảng cộng sản việt nam

Chia sẻ bởi Đặng Trường Sơn | Ngày 27/04/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề lịch sử đảng cộng sản việt nam thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM II
Câu 1: Vì sao Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta lựa chọn con đường XHCN cho dân tộc Việt Nam.
- Nguồn gốc: từ quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
- Lý do: Năm 1858 Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, từ 1 nước phong kiến chuyển sang thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó là sự thất bại của những khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản trong phong trào dân tộc Việt Nam, khẳng định con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến và tư sản không thành công và phù hợp với xu thế của thời đại nữa. Lịch sử đặt ra yêu cầu cấp thiết: phải tìm ra 1 con đường cứu nước mới.
- Sự tìm tòi: Nguyễn Ái Quốc ra đi chỉ với mục đích tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc, Người tìm hiểu và nghiên cứu tất cả các xu hướng cách mạng khác nhau trên thế giới xem nó có phù hợp với Việt Nam không.
+ Cách mạng thánh 10 Nga thành công. Đối với nướ Nga thì đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vì nhờ đó mà các đan tộc trong đế quốc Nga được độc lập, có quyền tự quyết.
+ Với thắng lợi đó chủ nghĩa Mác – Lênin từ 1 học thuyết khoa học trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra đời của 1 loạt các đẳng cộng sản: Đức, Hunggari(1918), Mỹ 1919, Anh, Pháp 1920, Trung Quốc 1921… Cùng với đó là sự thành lập Quốc tế cộng sản 3/1919. Tại hội nghị II 1920 “sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức.
+ Tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc biệt là khi đọc “luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc thuộc địa”, Người rất vui mừng và khẳng định “đây là cái mà chúng ta đang cần”,”con đường giải phong cho chúng ta”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Như vậy, từ đây cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản và chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam
- Sự vận dụng: Thực chất đó là sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế của nước ta lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh đã xây dựng nên 1 học thuyết về giải phóng và phát triển dân tộc theo phương hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả của sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam. Đảng ra đời làm cho con đường cách mạng nước ta đi theo cách mạng vô sản trở lên rõ ràng hơn
+ Đảng ra đời đã lãnh đạo cách mạng đi theo con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn. Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định phương hướng, chiến lược của cách mạng Việt Nam là: làm tư sản cách mạng dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới cộng sản chủ nghĩa, quá trình đó gồm 3 giai đoạn liên tiếp nhau.
+ Luận cương chính trị của Đảng cộng sản đông dương cũng xác định tính chất của cách mạng đông dương lúc này là: cách mạng tư sản dân quyền, có tính chất thổ địa và phản đế. Con đường cách mạng Việt Nam là bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa.
+ Tuy nhiên trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 – 1945, cũng như trong những năm 1945 – 1949 của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, Đảng chưa thể tập trung trí tuệ để xây dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Năm 1950, trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ II, vấn đề này mới được đặt ra.
- Kết luận: Sự lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới. Đồng thời khẳng định tài năng, sự thông minh, tài thao lược, sự sáng tạo, luôn đi theo cái mới của Hồ Chí Minh.
Câu 2: Quan niệm của Đảng ta về 3 giai đoạn chiến lược trong quá trình phát triển từ 1 xã hội thuộc địa lên xã hội chủ nghĩa.
- 3 giai đoạn chiến lược trong quá trình phát triển từ 1 xã hội thuộc địa lên chủ nghã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Trường Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)