Chuyên đề lịch sử 8 và 9
Chia sẻ bởi Thanh Lun |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề lịch sử 8 và 9 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ LỚP 8
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI
(TK XVII-TK XVIII)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Nguyên nhân bùng nỗ các cuộc CMTS.
1. Nguyên nhân sâu xa :
- Các cuộc CMTS ở Anh – Bắc Mỹ - Pháp diễn ra ở không gian, thời gian khác nhau ( Anh đầu thế kỉ XVII, Bắc Mỹ giữa thế kỉ XVIII, Pháp cuối thế kỉ XVIII. CMTS nổ ra theo đúng quy luật khi tình thế CM xuất hiện với các yếu tố sau:
a. Kinh tế: Nền kinh tế TBCN phát triển đến mức độ nhất định, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời kìm hãm.
- Biểu hiện:
+ Anh: Kinh tế công thương nghiệp phát triển ( Công trường thủ công, ngoại thương phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp len dạ…); Qua hệ sản xuất TBCN xâm nhập vào nông nghiệp ( hiện tượng “ Cừu ăn thịt người” mà to mát Mo-rơ miêu tả…).
+ Bắc Mỹ: Kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên bị chính sách thực dân Anh ngăn cản.
+ Pháp: Công thương nghiệp phát triển mạnh vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về dệt, khai khoáng, luyện kim, các công ti thương mại có quan hệ buôn bán với nhiều nước; Nền nông nghiệp lạc hậu, và chế độ chuyên chế đối với nông dân …
Sự phát triển trên bị kìm hãm bởi CĐPK ( ở Anh, Pháp) hay sự kìm hãm của Chính phủ Anh với thuộc địa Bắc Mỹ.
b. Chính trị - Xã hội:
- Chính trị : Chế đô quân chủ chuyên chế lạc hậu hoặc chính quyền thực dân áp bức bóc lột vì vậy có cuộc đấu tranh lực lượng tiến bộ và lực lượng cũ phản động.
- Xã hội
+ Anh: Tư sản + Qúi tộc mới với Qúi tộc cũ và giáo hội Anh ( Sáclơ I )
+ Bắc Mỹ: Tư Sản + quần chúng với chính phủ Anh.
+ Pháp: Đẳng Cấp thứ 3 với Đẳng cấp 1 và 2…
c. Tư tưởng: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng mới tiến bộ và tư tưởng cũ phản động, tiêu biểu là Trào lưu Triết học Ánh Sáng ( Mongtexkiơ, Rut-xô, Vôn-te..) tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu.
Mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc CMTS bùng nổ.
2. Nguyên cớ
- Xuất phát từ 3 tiền đề trên ở Anh – Bắc Mỹ - Pháp tất yếu CMTS sẽ nỗ ra.
- Các sự kiện đã châm ngòi cho CM bùng nỗ:
+ Anh: Sự kiện khi Sác- Lơ I triệu tập Quốc Hội nhằm tăng thuế ( 4-1640)
+ Bắc Mỹ: Sự kiện chè Boxtơn ( 1773).
+ Pháp: Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành thuế mới (5-5-1789).
II. Những vấn đề cơ bản của các cuộc CMTS
1. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS
Về cơ bản cách mạng tư sản nhằm vào mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến, xác lập chế đội tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện hai nhiệm vụ: Dân tộc và dân chủ.
- Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, thống nhất thị trường, bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc ( Pháp, Mỹ…). Nhiệm vụ dân tộc trong các cuộc cách mạng tư sản nhằm thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ PK chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, vấn đề ruộng đất ( Anh – Pháp – Mỹ).
2. Giai cấp lãnh đạo và động lực của cách mạng tư sản:
- Giai cấp lãnh đạo:Do điều kiện lịch sử mỗi nước và vai trò của các tầng lớp nên gai cấp lãnh đạo có khác nhau, ví như:
Qúi tộc mới + Giai cấp tư sản ( Anh), Giai cấp tư sản và Chủ Nô ( Bắc Mỹ), Giai cấp tư sản ( Pháp).
- Động lực chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản: Quần chúng nhân dân trước hết là nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị và một bộ phận công nhân, người In-di-an, nô lệ da đen (ở Bắc Mĩ)…Quần chúng nhân dân giữ vai trò chủ yếu và thúc đẩy cách mạng tiến lên….
3.Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản
- Tính chất:
+ Anh: Là cuộc CMTS không triệt để.
+ Pháp : Là cuộc CMTS triệt để
+ Bắc Mĩ: Là cuộc CMTS có tính chất nhân dân khá rõ nét
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI
(TK XVII-TK XVIII)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Nguyên nhân bùng nỗ các cuộc CMTS.
1. Nguyên nhân sâu xa :
- Các cuộc CMTS ở Anh – Bắc Mỹ - Pháp diễn ra ở không gian, thời gian khác nhau ( Anh đầu thế kỉ XVII, Bắc Mỹ giữa thế kỉ XVIII, Pháp cuối thế kỉ XVIII. CMTS nổ ra theo đúng quy luật khi tình thế CM xuất hiện với các yếu tố sau:
a. Kinh tế: Nền kinh tế TBCN phát triển đến mức độ nhất định, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ, lỗi thời kìm hãm.
- Biểu hiện:
+ Anh: Kinh tế công thương nghiệp phát triển ( Công trường thủ công, ngoại thương phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp len dạ…); Qua hệ sản xuất TBCN xâm nhập vào nông nghiệp ( hiện tượng “ Cừu ăn thịt người” mà to mát Mo-rơ miêu tả…).
+ Bắc Mỹ: Kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên bị chính sách thực dân Anh ngăn cản.
+ Pháp: Công thương nghiệp phát triển mạnh vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về dệt, khai khoáng, luyện kim, các công ti thương mại có quan hệ buôn bán với nhiều nước; Nền nông nghiệp lạc hậu, và chế độ chuyên chế đối với nông dân …
Sự phát triển trên bị kìm hãm bởi CĐPK ( ở Anh, Pháp) hay sự kìm hãm của Chính phủ Anh với thuộc địa Bắc Mỹ.
b. Chính trị - Xã hội:
- Chính trị : Chế đô quân chủ chuyên chế lạc hậu hoặc chính quyền thực dân áp bức bóc lột vì vậy có cuộc đấu tranh lực lượng tiến bộ và lực lượng cũ phản động.
- Xã hội
+ Anh: Tư sản + Qúi tộc mới với Qúi tộc cũ và giáo hội Anh ( Sáclơ I )
+ Bắc Mỹ: Tư Sản + quần chúng với chính phủ Anh.
+ Pháp: Đẳng Cấp thứ 3 với Đẳng cấp 1 và 2…
c. Tư tưởng: Diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng mới tiến bộ và tư tưởng cũ phản động, tiêu biểu là Trào lưu Triết học Ánh Sáng ( Mongtexkiơ, Rut-xô, Vôn-te..) tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu.
Mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc CMTS bùng nổ.
2. Nguyên cớ
- Xuất phát từ 3 tiền đề trên ở Anh – Bắc Mỹ - Pháp tất yếu CMTS sẽ nỗ ra.
- Các sự kiện đã châm ngòi cho CM bùng nỗ:
+ Anh: Sự kiện khi Sác- Lơ I triệu tập Quốc Hội nhằm tăng thuế ( 4-1640)
+ Bắc Mỹ: Sự kiện chè Boxtơn ( 1773).
+ Pháp: Sự kiện Lu-i XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành thuế mới (5-5-1789).
II. Những vấn đề cơ bản của các cuộc CMTS
1. Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc CMTS
Về cơ bản cách mạng tư sản nhằm vào mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến, xác lập chế đội tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện hai nhiệm vụ: Dân tộc và dân chủ.
- Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, thống nhất thị trường, bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc ( Pháp, Mỹ…). Nhiệm vụ dân tộc trong các cuộc cách mạng tư sản nhằm thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ PK chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, vấn đề ruộng đất ( Anh – Pháp – Mỹ).
2. Giai cấp lãnh đạo và động lực của cách mạng tư sản:
- Giai cấp lãnh đạo:Do điều kiện lịch sử mỗi nước và vai trò của các tầng lớp nên gai cấp lãnh đạo có khác nhau, ví như:
Qúi tộc mới + Giai cấp tư sản ( Anh), Giai cấp tư sản và Chủ Nô ( Bắc Mỹ), Giai cấp tư sản ( Pháp).
- Động lực chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản: Quần chúng nhân dân trước hết là nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị và một bộ phận công nhân, người In-di-an, nô lệ da đen (ở Bắc Mĩ)…Quần chúng nhân dân giữ vai trò chủ yếu và thúc đẩy cách mạng tiến lên….
3.Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản
- Tính chất:
+ Anh: Là cuộc CMTS không triệt để.
+ Pháp : Là cuộc CMTS triệt để
+ Bắc Mĩ: Là cuộc CMTS có tính chất nhân dân khá rõ nét
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thanh Lun
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)