Chuyen de lịch sủ
Chia sẻ bởi Hồ Trung Thuận |
Ngày 27/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: chuyen de lịch sủ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lịch Sử 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở BẬC THCS.
GV: Hồ Trung Thuận
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
1. Tên đề tài:
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở BẬC THCS.
2. Đặt vấn đề:
Cách đây hơn 2 năm, vào ngày 3/2/2007, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã chính thức phát động toàn ngành hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thông qua những nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ để tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Sau 2 năm thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo trong toàn ngành nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập các chuyên đề một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; vận động tuyên truyền để mọi người tự giác học tập, tự nguyện làm theo và hỗ trợ giúp đỡ nhau xây dựng nề nếp, lối sống ở đơn vị, trong đó, nhấn mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, HS. Cuộc vận động còn được triển khai trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở GD để đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, tránh sự phô trương hình thức và kém hiệu quả,
Xuất phát từ yêu cầu đó là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở bậc THCS tôi đã thực hiện việc LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở BẬC THCS
3. Cơ sở lý luận:
Con người khi xuất hiện đã có ý thức về nguồn gốc, tổ tiên mình, thể hiện sự tự hào, sự kính trọng đối với các thế hệ trước và nghĩa vụ làm theo ông cha. Dần dần, người ta đã rút ra từ quá khứ những bài học cho hiện tại, mà không có sự kế thừa ấy xã hội sẽ không phát triển được. Nhà tâm lý học Pêrông đã có một giả định rằng: nếu có một tai hoạ bất thần và vô cùng bí hiểm làm cho tất cả người già đều chết, mọi sách vở, di tích xưa bị thiêu huỷ và trên trái đất chỉ còn trẻ con thì nhân loại lại bắt đầu mò mẫm từ thời “mông muội” và như vậy thì sự tiến bộ xã hội bị thụt lùi lại biết bao. Do đó : “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “ lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”, là “ triết lý của việc noi gương”.
Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hoá nhân loại, không hiểu biết lịch sử thì không thể xem là người có văn hoá toàn diện, sâu sắc và không thể xem việc giáo dục con người là hoàn thiện đầy đủ. Nhà văn dân chủ Nga thế kỷ XIX G.Tsecnưsépxki đã viết “có thể không biết, không cảm thấy say mê học toán, tiếng Hy Lạp hoặc chữ La tinh, hóa học, có thể không biết hàng nghìn môn học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ” (Hêghen, Triết lý lịch sử, toàn tập, tập VIII, Matxcơva, 1956, tr.7), G.Tsecnưsépxki muốn nhấn mạnh đến vai trò và tác dụng giáo dục của môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không được coi thường, hạ thấp vị trí của nó. Do đó từ lâu lịch sử là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục, nó có vai trò quan trọng, vừa là một phương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm.
Như vậy lịch sử quá khứ gắn với hiện tại; kinh nghiệm, bài học quá khứ quí báu và bổ ích cho cuộc sống ngày nay và mai sau song phải biết sử dụng những hiểu biết về quá khứ cho thực tiễn sinh động, phong phú và đa dạng. Muốn bắt quá khứ trả lời và góp phần giải quyết những vấn đề hiện tại phải nhận thức rõ ngoài chức năng nhận thức lịch sử còn có chức năng giáo dục (hay chức năng làm gương sáng) của sử học cũng có vai trò rất quan trọng. Đây là chức năng mang tính xã hội, đó là việc rút ra những bài học, kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động thực tiễn.
Trong học tập lịch sử, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cũng có tác dụng không nhỏ đối với học sinh. Bởi vì, khi nhận thức về hiện thực quá khứ, các em không chỉ tri giác (nghe, nhìn, biết…) mà còn có những “rung động”, “rạo rực”, “xao xuyến”. Những hiện tượng tâm lý đó thể hiện sự “nhập thân vào lịch sử”, biểu thị thái độ của học sinh đối với những gì mà các em nhận thức được.
Biểu tượng về nhân vật lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng. Bởi vì khả năng giáo dục tình cảm của lịch sử bắt nguồn từ một sự thật: “Trong khoa học lịch sử rõ ràng là có những yếu tố nghệ thuật”. Khi biểu tượng tham gia vào hoạt động của tư duy thì “tư duy trở nên sinh động, gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn trương. Điều này góp phần làm cho việc vạch ra nội dung khái niệm của đối tượng tư duy được đầy đủ, sâu sắc hơn. Đồng thời biểu tượng mở rộng làm phong phú thêm ý, làm cho nó có sức mạnh thuyết phục trực tiếp và sự hấp dẫn đầy cảm xúc”. Khi đó, ảnh hưởng của biểu tượng về nhân vật lịch sử đã “có hiệu lực” vì nó “tác động không những lên trí tuệ mà vào cả tâm hồn và tình cảm”. Không phải ngẫu nhiên mà Sácđacốp xem biểu tượng nhân vật lịch sử đã “góp phần phát triển hứng thú, lý tưởng, niềm tin…hình thành xu hướng cộng sản trong cá nhân học sinh”.
Qua các bài học lịch sử, những hành động anh hùng của những người đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, nô lệ, vì hạnh phúc và hòa bình của nhân dân lao động, có sức lôi cuốn hùng hồn, sôi nổi đối với học sinh, gây cho các em cảm xúc lịch sử sâu đậm. Từ những cảm xúc lịch sử đó góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ nhân và trong những hoàn cảnh nhất định nó thổi những ngọn lửa cách mạng vào tuổi trẻ. Bởi vì, “trẻ thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể, hấp dẫn”. Trái lại những biểu hiện phản ánh hoạt động của các nhân vật phản động đi ngược quyền lợi của nhân dân lao động sẽ khơi dậy ở các em sự căm ghét hành vi hung bạo, độc ác của các nhân vật đó. Vì vậy, việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ngoài khả năng tái tạo lịch sử quá khứ, còn có chức năng điều chỉnh hành động. Những biểu tượng sinh động về nhân vật lịch sử được hình thành trong học tập bộ môn thực sự là những minh chứng cụ thể về người thực, việc thực, tiêu biểu cho những giá trị truyền thống, tinh thần của con người Việt Nam.
4.Cơ sở thực tiễn: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của dân tộc, hình mẫu trong sáng nhất của con người Việt Nam. Người là kết tinh của những phẩm chất và giá trị tinh thần cao quý nhất của giai cấp công nhân và dân tộc, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, là tấm gương mãi mãi soi rọi con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc ta, hun đúc ý chí vươn lên mạnh mẽ của mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là làm cho mỗi người Việt Nam chúng ta nhận thức sâu sắc tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, từ đó tự mình phấn đấu, noi theo, để tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội ta...
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai trong các nhà trường nhằm mục đích tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh và quan trọng là phải làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn xã hội.
- Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí đồng thời lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…Cuộc vận động đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo giáo viên, cán bộ, công chức, học sinh trong nhà trường, đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác với đội ngũ các thầy cô giáo nhưng chưa được sâu rộng và sâu sắc đối với học sinh bậc THCS.
- Rõ ràng, với HS nhỏ tuổi, việc giảng dạy về tư tưởng, đạo đức của Bác càng khó, bởi phải làm sao để những kiến thức ấy đến với các em thật tự nhiên, gần gũi, vừa không gò ép khuôn khổ. Hiện nay, các bài học về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa cấp tiểu học đã được đưa vào giảng dạy ở một số phân môn như Tiếng Việt, Đạo đức, Hát nhạc, Tự nhiên và Xã hội... còn ở bậc THCS việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền miệng là tổ chức Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở GD: lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…các phong trào thì nhiều nhưng thực tế về tư tưởng chúng ta vẫn chưa tạo ra cho các em học sinh bậc THCS nhận thức sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo; để tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội..
Xuất phát từ thực tế thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường học như đã nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của bộ môn Lịch sử Việt Nam được đưa vào giảng dạy bậc THCS có nội dung gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Bác, tôi đã chủ động lồng ghép nhiệm vụ học tập kiến thức chuyên môn với việc tuyên truyền về tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh với học sinh, chỉ ra cho các em thấy rằng Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra những nội dung, tiêu chuẩn của đạo đức cách mạng để mọi đảng viên, cán bộ phấn đấu, rèn luyện, mà chính Người là hiện thân và nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1/ Xác định nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho học sinh:
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Nội dung học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh chủ yếu tập trung vào giới thiệu một số đức tính của Người: đức tính công bằng, thanh liêm; đức tính chuyên cần, đức tính cẩn thận, chu đáo; đức tính tiết kiệm; đức tính kiên trì, nhẫn nại; đức tính giản dị, khiêm tốn; tình cảm quốc tế của Bác; tinh thần yêu nước; tinh thần lạc quan, vượt khó; tinh thần đoàn kết; tấm lòng bác ái; Bác Hồ với giáo dục và thế hệ trẻ, với thiếu niên, nhi đồng.
5.2/ Xác định nội dung chương trình giảng dạy lịch sử có thể lồng ghép với nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho học sinh:
- Lịch sử dân tộc gắn liền với lịch sử Đảng và cuộc đời sự nghiệp của Bác, lịch sử dân tộc Việt Nam, dựa vào nội dung chương trình bộ môn tôi xác định mục đích hoạt động của Hồ Chí Minh trong mối liên hệ với mục đích của tiết học hay một phần của tiết học như sau:
-Lịch sử lớp 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 – mục 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước với yêu cầu nhận thức:
Mục tiêu kiến thức của bài học: Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: là lòng yêu nước, thương dân mong muốn làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. Là ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận mọi hiểm nguy với niềm tin vào tương lai của cách mạng, của đất nước, dân tộc, tin vào con người.
Lịch sử lớp 9: Bài 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
Mục tiêu kiến thức của bài học: Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Lịch sử lớp 9: Bài 18- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Mục tiêu kiến thức của bài học: Qúa trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung chủ yếu của hội nghị, ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: Trung với nước, hiếu với dân từ đó hình thành lòng biết ơn và kính yêu đối với Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng
- Lịch sử lớp 9: Bài 22- CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Mục tiêu kiến thức của bài học: Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tại Pắc Bó.
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: đức tính kiên trì, nhẫn nại.
- Lịch sử lớp 9: Bài 23- TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Mục tiêu kiến thức của bài học: Khi tình hình thế giới diễn ra vô cùng thuận lợi cho cách mạng nước ta, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: lòng yêu nước, lòng quyết tâm và niềm tin thắng lợi.
- Lịch sử lớp 9: Bài 24- CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
- Lịch sử lớp 9: Bài 25- NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
- Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
- Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
Lịch sử lớp 9: Bài 29- CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯƠC (1965-1973)
5.3/ Lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đức tính cần giáo dục cho học sinh:
- Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức Hồ Chí Minh qua các sự kiện lịch sử phải được tiến hành một cách tự nhiên có hiệu quả, không áp đặt, công thức, diễn giải nhiều nên giáo viên phải biết kết hợp lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên với các phương tiện trực quan. Bên cạnh các hình ảnh, thước phim…những câu chuyện kể minh họa của giáo viên có tác dụng làm nổi bật, khắc sâu các nội dung có ý nghĩa giáo dục đạo đức với học sinh. Những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác được sử dụng phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, nội dung bài học, tư tưởng đạo đức cần giáo dục cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu và thực tiễn áp dụng tôi đã xác định được những câu chuyện kể về đạo đức của Bác có thể sử dụng để thực hiện việc lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS như sau: (Đây là phần tư liệu minh họa những câu chuyện kể về đạo đức của Bác có thể sử dụng để thực hiện việc lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng bài lịch sử bậc THCS, đề tài chỉ đưa ra một câu chuyện kể còn những câu chuyện khác có cùng chung chủ đề được đưa vào phần phụ lục )
-Lịch sử lớp 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 – mục 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
Chuyện kể: Hai bàn tay. Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động ,tr 7. Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động ,tr 5
Chuyện kể: Có thể cho người nghèo những thứ ấy (tr 7), Tình yêu thương người lao động (tr 8). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Có thể cho người nghèo những thứ ấy (tr 38). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Cách học ngoại ngữ của Bác Hồ (tr 7). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CHUYÊN CẦN CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Bác cho tôi bông hồng đỏ (tr 41). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CẨN THẬN CHU ĐÁO CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
- Lịch sử lớp 9: Bài 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
Chuyện kể: Tình yêu thương người lao động (tr 8). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
- Lịch sử lớp 9: Bài 22- CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Chuyện kể: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng (tr 30). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
- Lịch sử lớp 9: Bài 23- TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Chuyện kể: Quyết giành cho được độc lập.(tr 30). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
- Lịch sử lớp 9: Bài 24- CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
Chuyện kể: Còn dân, còn nước (tr 16). Những chuyện kể về TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Những ngày được gần Bác.(tr 14). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CHUYÊN CẦN CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Lịch sử lớp 9: Bài 25- NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
Chuyện kể: Những người được Bác Hồ đặt tên: “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”.(tr 66). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯƠC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Thơ: CẢNH RỪNG VIỆT BẮC (tr 83) Những chuyện kể về TINH THẦN LẠC QUAN, VƯỢT KHÓ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953)
Chuyện kể: “PaPa Hồ”.(tr 35). Những chuyện kể về TÌNH CẢM QUỐC TẾ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
5.4/ Tổ chức các hoạt động để các em tự rút ra bài học nhận thức từ câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân và sưu tầm các chuyện kể về Bác thể hiện đức tính vừa được học
Bước 1: dựa vào nội dung bài học tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Bước 2: Nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh bằng câu hỏi:
?Nêu những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ qua nội dung bài học?
?Học tập đạo đức Hồ Chí Minh từ bài học lịch sử này, em hãy nêu việc làm cụ thể của bản thân ?
Bước 3: Dặn dò học sinh sưu tầm những chuyện kể về đức tính của Bác được học trong bài.
6. Kết quả nghiên cứu:
Biểu tượng về các nhân vật lịch sử gắn liền với sự kiện trong sách giáo khoa, thông qua các biểu tượng về nhân vật lịch sử này giáo viên đã không chỉ khôi phục lại diện mạo lịch sử dưới dạng cảm tính mà còn được dùng để phân tích, khái quát, giải thích các hiện tượng lịch sử. Ở một mức độ nào đó, các biểu tượng này tiến gần đến các khái niệm sơ đẳng, là cơ sở vững chắc để học sinh lĩnh hội các tri thức lý luận khái quát, hiểu sâu sắc bản chất sự kiện, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh. Nắm vững lý luận này nên trong quá trình thực hiện giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử tôi đã phát huy “thế mạnh” của bộ môn để kết hợp giữa học kiến thức văn hóa với việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, trong quá trình thực hiện dạy học ở trường THCS ngoài mục tiêu cung cấp kiến thức lịch sử giáo viên còn thực hiện mục tiêu giáo dục về tư tưởng đó là bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn và kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thì bây giờ với việc lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ để đưa vào nội dung bài giảng một cách phù hợp, linh hoạt, uyển chuyển, không gượng ép tôi đã cụ thể mục đích giáo dục tư tưởng đó thành mục tiêu cụ thể là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bậc THCS,
để kết hợp tốt hơn giữa việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được giáo viên khắc họa một cách sinh động, mắt thấy, tai nghe đáp ứng được 3 yêu cầu của nhận thức từ “biết” đi đến “hiểu” và “làm theo” cụ thể là Bác đã làm gì? Chúng ta học cái gì ở Bác ? Phải làm gì để làm theo tấm gương đạo đức của Bác? và cuối cùng các em nhận thức được rằng chúng ta làm thế để học tốt hơn, để trường học thân thiện hơn… tức là thực hiện cuộc vận động hai không, cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện…và xa hơn là để xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà…những việc mà trước đây các em chưa hiểu, làm chưa tốt thì bây giờ các em sẽ hiểu rõ hơn và sẽ làm tốt hơn.
Bằng phương pháp lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS, giáo viên đã đem đến cho các em nhiều câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách sinh động, tình cảm, vừa góp phần làm nhẹ nhàng tiết học, vừa giúp các em tiếp thu kiến thức lịch sử, bài học đạo đức một cách tự nhiên, không gượng ép.
Hơn thế nữa, kết thúc tiết học, giáo viên còn yêu cầu học sinh sưu tầm, thu thập những câu chuyện kể khác thể hiện nội dung đạo đức của Hồ Chí Minh vừa học ở lớp đã góp phần làm cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành một cách thường xuyên, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc THCS.
7. Kết luận:
Đề tài Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận sử học, lý luận dạy học, các tài liệu học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, đối chiếu với những tồn tại, hạn chế của thực tiễn 2 năm triển khai cuộc vận động học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục. Đề tài gồm các nội dung sau:
Xác định nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho học sinh.
Xác định nội dung chương trình giảng dạy lịch sử có thể lồng ghép
7.3/ Lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử bài học và đức tính cân giáo dục cho học sinh.
7.4/ Tổ chức các hoạt động để các em tự rút ra bài học nhận thức từ câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân, sưu tầm những chuyện kể về Bác thể hiện đức tính vừa học.
- Bước 1: dựa vào nội dung bài học tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Bước 2: Nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh bằng câu hỏi:
?Nêu những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ qua nội dung bài học?
?Học tập đạo đức Hồ Chí Minh từ bài học lịch sử này, em hãy nêu việc làm cụ thể của bản thân ?
- Bước 3: Dặn dò học sinh sưu tầm những chuyện kể về đức tính của Bác được học trong bài.
Đây là đề tài đã được bản thân thai nghén và hình thành từ năm 2007 -2008 khi nhìn thấy tác dụng của hội thi Kể chuyện tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong nhà trường, bằng hình thức tuyên truyền miệng hội thi đã giáo dục được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho người nghe nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng thí sinh tham dự, số lượng người đến dự hội thi và còn mang tính phong trào (một năm tổ chức hội thi một lần, mỗi lớp 1 em dự thi) không mang tính đại trà và thường xuyên cho tất cả mọi đối tượng học sinh, nên tôi đã chủ động thực hiện việc tuyên truyền tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho tất cả học sinh khối 8, 9 trong nhà trường qua việc lồng ghép vào nội dung chương trình giảng dạy lịch sử dân tộc. Việc giáo viên phải sưu tầm, phân loại các câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử dân tộc đã được dễ dàng thực hiện qua bộ sách gồm 14 quyển do nhà xuất bản Lao động đã được cấp đến thư viện trường hay qua các kênh thông tin khác. Ngoài ra giáo viên còn kết hợp với tổ chức Đội TNTP, để học sinh đọc những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do các em sưu tâm theo yêu cầu của giáo viên Lịch sử sau mỗi tiết học qua chương trình phát thanh măng non của từng chi đội trong nhà trường.
8. Đề nghị:
Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS qua thực tiễn triển khai tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa đã thể hiện được hiệu quả thiết thực của đề tài trong việc triển khai Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương. Đề tài có thể vận dụng thực hiện lồng ghép ở bộ môn Văn và Giáo dục công dân trong nhà trường, nếu đề tài Lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS chỉ mới đáp ứng được yêu cầu với đối tượng học sinh khối lớp 8 và 9 trong nhà trường thì việc lồng ghép vào giảng dạy ở 2 bộ môn Văn và Giáo dục công dân có thể đáp ứng ở yêu cầu giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6, 7, 8, 9 nên rất mong lãnh đạo chuyên môn các cấp có thể chỉ đạo triển khai để đồng thực hiện.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và chất lượng, chắc chắn sẽ đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi thói hư tật xấu khác trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh. Cuộc vận động này sẽ làm cho mỗi con người tốt đẹp thêm lên, càng củng cố lòng tin vào Đảng và nhà nước, làm cho công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa do Hồ Chí Minh chọn lựa có thêm nhiều thành tựu mới.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã được sự đóng góp và ghi nhận của lãnh đạo trường, tổ chuyên môn nhưng bên cạnh đó không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên.
Người thực hiện
Hồ Trung Thuận
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở BẬC THCS.
GV: Hồ Trung Thuận
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
1. Tên đề tài:
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở BẬC THCS.
2. Đặt vấn đề:
Cách đây hơn 2 năm, vào ngày 3/2/2007, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã chính thức phát động toàn ngành hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thông qua những nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ để tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Sau 2 năm thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo trong toàn ngành nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập các chuyên đề một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; vận động tuyên truyền để mọi người tự giác học tập, tự nguyện làm theo và hỗ trợ giúp đỡ nhau xây dựng nề nếp, lối sống ở đơn vị, trong đó, nhấn mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, HS. Cuộc vận động còn được triển khai trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở GD để đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, tránh sự phô trương hình thức và kém hiệu quả,
Xuất phát từ yêu cầu đó là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở bậc THCS tôi đã thực hiện việc LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở BẬC THCS
3. Cơ sở lý luận:
Con người khi xuất hiện đã có ý thức về nguồn gốc, tổ tiên mình, thể hiện sự tự hào, sự kính trọng đối với các thế hệ trước và nghĩa vụ làm theo ông cha. Dần dần, người ta đã rút ra từ quá khứ những bài học cho hiện tại, mà không có sự kế thừa ấy xã hội sẽ không phát triển được. Nhà tâm lý học Pêrông đã có một giả định rằng: nếu có một tai hoạ bất thần và vô cùng bí hiểm làm cho tất cả người già đều chết, mọi sách vở, di tích xưa bị thiêu huỷ và trên trái đất chỉ còn trẻ con thì nhân loại lại bắt đầu mò mẫm từ thời “mông muội” và như vậy thì sự tiến bộ xã hội bị thụt lùi lại biết bao. Do đó : “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “ lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”, là “ triết lý của việc noi gương”.
Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hoá nhân loại, không hiểu biết lịch sử thì không thể xem là người có văn hoá toàn diện, sâu sắc và không thể xem việc giáo dục con người là hoàn thiện đầy đủ. Nhà văn dân chủ Nga thế kỷ XIX G.Tsecnưsépxki đã viết “có thể không biết, không cảm thấy say mê học toán, tiếng Hy Lạp hoặc chữ La tinh, hóa học, có thể không biết hàng nghìn môn học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ” (Hêghen, Triết lý lịch sử, toàn tập, tập VIII, Matxcơva, 1956, tr.7), G.Tsecnưsépxki muốn nhấn mạnh đến vai trò và tác dụng giáo dục của môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không được coi thường, hạ thấp vị trí của nó. Do đó từ lâu lịch sử là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục, nó có vai trò quan trọng, vừa là một phương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm.
Như vậy lịch sử quá khứ gắn với hiện tại; kinh nghiệm, bài học quá khứ quí báu và bổ ích cho cuộc sống ngày nay và mai sau song phải biết sử dụng những hiểu biết về quá khứ cho thực tiễn sinh động, phong phú và đa dạng. Muốn bắt quá khứ trả lời và góp phần giải quyết những vấn đề hiện tại phải nhận thức rõ ngoài chức năng nhận thức lịch sử còn có chức năng giáo dục (hay chức năng làm gương sáng) của sử học cũng có vai trò rất quan trọng. Đây là chức năng mang tính xã hội, đó là việc rút ra những bài học, kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động thực tiễn.
Trong học tập lịch sử, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cũng có tác dụng không nhỏ đối với học sinh. Bởi vì, khi nhận thức về hiện thực quá khứ, các em không chỉ tri giác (nghe, nhìn, biết…) mà còn có những “rung động”, “rạo rực”, “xao xuyến”. Những hiện tượng tâm lý đó thể hiện sự “nhập thân vào lịch sử”, biểu thị thái độ của học sinh đối với những gì mà các em nhận thức được.
Biểu tượng về nhân vật lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng. Bởi vì khả năng giáo dục tình cảm của lịch sử bắt nguồn từ một sự thật: “Trong khoa học lịch sử rõ ràng là có những yếu tố nghệ thuật”. Khi biểu tượng tham gia vào hoạt động của tư duy thì “tư duy trở nên sinh động, gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn trương. Điều này góp phần làm cho việc vạch ra nội dung khái niệm của đối tượng tư duy được đầy đủ, sâu sắc hơn. Đồng thời biểu tượng mở rộng làm phong phú thêm ý, làm cho nó có sức mạnh thuyết phục trực tiếp và sự hấp dẫn đầy cảm xúc”. Khi đó, ảnh hưởng của biểu tượng về nhân vật lịch sử đã “có hiệu lực” vì nó “tác động không những lên trí tuệ mà vào cả tâm hồn và tình cảm”. Không phải ngẫu nhiên mà Sácđacốp xem biểu tượng nhân vật lịch sử đã “góp phần phát triển hứng thú, lý tưởng, niềm tin…hình thành xu hướng cộng sản trong cá nhân học sinh”.
Qua các bài học lịch sử, những hành động anh hùng của những người đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, nô lệ, vì hạnh phúc và hòa bình của nhân dân lao động, có sức lôi cuốn hùng hồn, sôi nổi đối với học sinh, gây cho các em cảm xúc lịch sử sâu đậm. Từ những cảm xúc lịch sử đó góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ nhân và trong những hoàn cảnh nhất định nó thổi những ngọn lửa cách mạng vào tuổi trẻ. Bởi vì, “trẻ thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể, hấp dẫn”. Trái lại những biểu hiện phản ánh hoạt động của các nhân vật phản động đi ngược quyền lợi của nhân dân lao động sẽ khơi dậy ở các em sự căm ghét hành vi hung bạo, độc ác của các nhân vật đó. Vì vậy, việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ngoài khả năng tái tạo lịch sử quá khứ, còn có chức năng điều chỉnh hành động. Những biểu tượng sinh động về nhân vật lịch sử được hình thành trong học tập bộ môn thực sự là những minh chứng cụ thể về người thực, việc thực, tiêu biểu cho những giá trị truyền thống, tinh thần của con người Việt Nam.
4.Cơ sở thực tiễn: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của dân tộc, hình mẫu trong sáng nhất của con người Việt Nam. Người là kết tinh của những phẩm chất và giá trị tinh thần cao quý nhất của giai cấp công nhân và dân tộc, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, là tấm gương mãi mãi soi rọi con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc ta, hun đúc ý chí vươn lên mạnh mẽ của mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là làm cho mỗi người Việt Nam chúng ta nhận thức sâu sắc tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, từ đó tự mình phấn đấu, noi theo, để tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội ta...
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai trong các nhà trường nhằm mục đích tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh và quan trọng là phải làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn xã hội.
- Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí đồng thời lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…Cuộc vận động đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo giáo viên, cán bộ, công chức, học sinh trong nhà trường, đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác với đội ngũ các thầy cô giáo nhưng chưa được sâu rộng và sâu sắc đối với học sinh bậc THCS.
- Rõ ràng, với HS nhỏ tuổi, việc giảng dạy về tư tưởng, đạo đức của Bác càng khó, bởi phải làm sao để những kiến thức ấy đến với các em thật tự nhiên, gần gũi, vừa không gò ép khuôn khổ. Hiện nay, các bài học về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa cấp tiểu học đã được đưa vào giảng dạy ở một số phân môn như Tiếng Việt, Đạo đức, Hát nhạc, Tự nhiên và Xã hội... còn ở bậc THCS việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền miệng là tổ chức Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở GD: lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…các phong trào thì nhiều nhưng thực tế về tư tưởng chúng ta vẫn chưa tạo ra cho các em học sinh bậc THCS nhận thức sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo; để tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội..
Xuất phát từ thực tế thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường học như đã nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của bộ môn Lịch sử Việt Nam được đưa vào giảng dạy bậc THCS có nội dung gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Bác, tôi đã chủ động lồng ghép nhiệm vụ học tập kiến thức chuyên môn với việc tuyên truyền về tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh với học sinh, chỉ ra cho các em thấy rằng Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra những nội dung, tiêu chuẩn của đạo đức cách mạng để mọi đảng viên, cán bộ phấn đấu, rèn luyện, mà chính Người là hiện thân và nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1/ Xác định nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho học sinh:
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Nội dung học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh chủ yếu tập trung vào giới thiệu một số đức tính của Người: đức tính công bằng, thanh liêm; đức tính chuyên cần, đức tính cẩn thận, chu đáo; đức tính tiết kiệm; đức tính kiên trì, nhẫn nại; đức tính giản dị, khiêm tốn; tình cảm quốc tế của Bác; tinh thần yêu nước; tinh thần lạc quan, vượt khó; tinh thần đoàn kết; tấm lòng bác ái; Bác Hồ với giáo dục và thế hệ trẻ, với thiếu niên, nhi đồng.
5.2/ Xác định nội dung chương trình giảng dạy lịch sử có thể lồng ghép với nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho học sinh:
- Lịch sử dân tộc gắn liền với lịch sử Đảng và cuộc đời sự nghiệp của Bác, lịch sử dân tộc Việt Nam, dựa vào nội dung chương trình bộ môn tôi xác định mục đích hoạt động của Hồ Chí Minh trong mối liên hệ với mục đích của tiết học hay một phần của tiết học như sau:
-Lịch sử lớp 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 – mục 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước với yêu cầu nhận thức:
Mục tiêu kiến thức của bài học: Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: là lòng yêu nước, thương dân mong muốn làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. Là ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận mọi hiểm nguy với niềm tin vào tương lai của cách mạng, của đất nước, dân tộc, tin vào con người.
Lịch sử lớp 9: Bài 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
Mục tiêu kiến thức của bài học: Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Lịch sử lớp 9: Bài 18- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Mục tiêu kiến thức của bài học: Qúa trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung chủ yếu của hội nghị, ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: Trung với nước, hiếu với dân từ đó hình thành lòng biết ơn và kính yêu đối với Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng
- Lịch sử lớp 9: Bài 22- CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Mục tiêu kiến thức của bài học: Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tại Pắc Bó.
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: đức tính kiên trì, nhẫn nại.
- Lịch sử lớp 9: Bài 23- TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Mục tiêu kiến thức của bài học: Khi tình hình thế giới diễn ra vô cùng thuận lợi cho cách mạng nước ta, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh cần được giáo dục cho HS: lòng yêu nước, lòng quyết tâm và niềm tin thắng lợi.
- Lịch sử lớp 9: Bài 24- CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
- Lịch sử lớp 9: Bài 25- NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
- Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
- Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
Lịch sử lớp 9: Bài 29- CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯƠC (1965-1973)
5.3/ Lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đức tính cần giáo dục cho học sinh:
- Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức Hồ Chí Minh qua các sự kiện lịch sử phải được tiến hành một cách tự nhiên có hiệu quả, không áp đặt, công thức, diễn giải nhiều nên giáo viên phải biết kết hợp lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên với các phương tiện trực quan. Bên cạnh các hình ảnh, thước phim…những câu chuyện kể minh họa của giáo viên có tác dụng làm nổi bật, khắc sâu các nội dung có ý nghĩa giáo dục đạo đức với học sinh. Những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác được sử dụng phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, nội dung bài học, tư tưởng đạo đức cần giáo dục cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu và thực tiễn áp dụng tôi đã xác định được những câu chuyện kể về đạo đức của Bác có thể sử dụng để thực hiện việc lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS như sau: (Đây là phần tư liệu minh họa những câu chuyện kể về đạo đức của Bác có thể sử dụng để thực hiện việc lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng bài lịch sử bậc THCS, đề tài chỉ đưa ra một câu chuyện kể còn những câu chuyện khác có cùng chung chủ đề được đưa vào phần phụ lục )
-Lịch sử lớp 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 – mục 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
Chuyện kể: Hai bàn tay. Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động ,tr 7. Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động ,tr 5
Chuyện kể: Có thể cho người nghèo những thứ ấy (tr 7), Tình yêu thương người lao động (tr 8). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Có thể cho người nghèo những thứ ấy (tr 38). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Cách học ngoại ngữ của Bác Hồ (tr 7). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CHUYÊN CẦN CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Bác cho tôi bông hồng đỏ (tr 41). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CẨN THẬN CHU ĐÁO CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
- Lịch sử lớp 9: Bài 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
Chuyện kể: Tình yêu thương người lao động (tr 8). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
- Lịch sử lớp 9: Bài 22- CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Chuyện kể: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng (tr 30). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
- Lịch sử lớp 9: Bài 23- TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Chuyện kể: Quyết giành cho được độc lập.(tr 30). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
- Lịch sử lớp 9: Bài 24- CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
Chuyện kể: Còn dân, còn nước (tr 16). Những chuyện kể về TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Chuyện kể: Những ngày được gần Bác.(tr 14). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CHUYÊN CẦN CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Lịch sử lớp 9: Bài 25- NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
Chuyện kể: Những người được Bác Hồ đặt tên: “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”.(tr 66). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯƠC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Thơ: CẢNH RỪNG VIỆT BẮC (tr 83) Những chuyện kể về TINH THẦN LẠC QUAN, VƯỢT KHÓ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động.
Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953)
Chuyện kể: “PaPa Hồ”.(tr 35). Những chuyện kể về TÌNH CẢM QUỐC TẾ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động
5.4/ Tổ chức các hoạt động để các em tự rút ra bài học nhận thức từ câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân và sưu tầm các chuyện kể về Bác thể hiện đức tính vừa được học
Bước 1: dựa vào nội dung bài học tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Bước 2: Nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh bằng câu hỏi:
?Nêu những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ qua nội dung bài học?
?Học tập đạo đức Hồ Chí Minh từ bài học lịch sử này, em hãy nêu việc làm cụ thể của bản thân ?
Bước 3: Dặn dò học sinh sưu tầm những chuyện kể về đức tính của Bác được học trong bài.
6. Kết quả nghiên cứu:
Biểu tượng về các nhân vật lịch sử gắn liền với sự kiện trong sách giáo khoa, thông qua các biểu tượng về nhân vật lịch sử này giáo viên đã không chỉ khôi phục lại diện mạo lịch sử dưới dạng cảm tính mà còn được dùng để phân tích, khái quát, giải thích các hiện tượng lịch sử. Ở một mức độ nào đó, các biểu tượng này tiến gần đến các khái niệm sơ đẳng, là cơ sở vững chắc để học sinh lĩnh hội các tri thức lý luận khái quát, hiểu sâu sắc bản chất sự kiện, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh. Nắm vững lý luận này nên trong quá trình thực hiện giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử tôi đã phát huy “thế mạnh” của bộ môn để kết hợp giữa học kiến thức văn hóa với việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, trong quá trình thực hiện dạy học ở trường THCS ngoài mục tiêu cung cấp kiến thức lịch sử giáo viên còn thực hiện mục tiêu giáo dục về tư tưởng đó là bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn và kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thì bây giờ với việc lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ để đưa vào nội dung bài giảng một cách phù hợp, linh hoạt, uyển chuyển, không gượng ép tôi đã cụ thể mục đích giáo dục tư tưởng đó thành mục tiêu cụ thể là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bậc THCS,
để kết hợp tốt hơn giữa việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được giáo viên khắc họa một cách sinh động, mắt thấy, tai nghe đáp ứng được 3 yêu cầu của nhận thức từ “biết” đi đến “hiểu” và “làm theo” cụ thể là Bác đã làm gì? Chúng ta học cái gì ở Bác ? Phải làm gì để làm theo tấm gương đạo đức của Bác? và cuối cùng các em nhận thức được rằng chúng ta làm thế để học tốt hơn, để trường học thân thiện hơn… tức là thực hiện cuộc vận động hai không, cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện…và xa hơn là để xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà…những việc mà trước đây các em chưa hiểu, làm chưa tốt thì bây giờ các em sẽ hiểu rõ hơn và sẽ làm tốt hơn.
Bằng phương pháp lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS, giáo viên đã đem đến cho các em nhiều câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách sinh động, tình cảm, vừa góp phần làm nhẹ nhàng tiết học, vừa giúp các em tiếp thu kiến thức lịch sử, bài học đạo đức một cách tự nhiên, không gượng ép.
Hơn thế nữa, kết thúc tiết học, giáo viên còn yêu cầu học sinh sưu tầm, thu thập những câu chuyện kể khác thể hiện nội dung đạo đức của Hồ Chí Minh vừa học ở lớp đã góp phần làm cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành một cách thường xuyên, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc THCS.
7. Kết luận:
Đề tài Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận sử học, lý luận dạy học, các tài liệu học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, đối chiếu với những tồn tại, hạn chế của thực tiễn 2 năm triển khai cuộc vận động học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục. Đề tài gồm các nội dung sau:
Xác định nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần giáo dục cho học sinh.
Xác định nội dung chương trình giảng dạy lịch sử có thể lồng ghép
7.3/ Lựa chọn các chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử bài học và đức tính cân giáo dục cho học sinh.
7.4/ Tổ chức các hoạt động để các em tự rút ra bài học nhận thức từ câu chuyện kể về Bác Hồ trong bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân, sưu tầm những chuyện kể về Bác thể hiện đức tính vừa học.
- Bước 1: dựa vào nội dung bài học tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Bước 2: Nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh bằng câu hỏi:
?Nêu những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ qua nội dung bài học?
?Học tập đạo đức Hồ Chí Minh từ bài học lịch sử này, em hãy nêu việc làm cụ thể của bản thân ?
- Bước 3: Dặn dò học sinh sưu tầm những chuyện kể về đức tính của Bác được học trong bài.
Đây là đề tài đã được bản thân thai nghén và hình thành từ năm 2007 -2008 khi nhìn thấy tác dụng của hội thi Kể chuyện tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong nhà trường, bằng hình thức tuyên truyền miệng hội thi đã giáo dục được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho người nghe nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng thí sinh tham dự, số lượng người đến dự hội thi và còn mang tính phong trào (một năm tổ chức hội thi một lần, mỗi lớp 1 em dự thi) không mang tính đại trà và thường xuyên cho tất cả mọi đối tượng học sinh, nên tôi đã chủ động thực hiện việc tuyên truyền tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho tất cả học sinh khối 8, 9 trong nhà trường qua việc lồng ghép vào nội dung chương trình giảng dạy lịch sử dân tộc. Việc giáo viên phải sưu tầm, phân loại các câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử dân tộc đã được dễ dàng thực hiện qua bộ sách gồm 14 quyển do nhà xuất bản Lao động đã được cấp đến thư viện trường hay qua các kênh thông tin khác. Ngoài ra giáo viên còn kết hợp với tổ chức Đội TNTP, để học sinh đọc những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do các em sưu tâm theo yêu cầu của giáo viên Lịch sử sau mỗi tiết học qua chương trình phát thanh măng non của từng chi đội trong nhà trường.
8. Đề nghị:
Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS qua thực tiễn triển khai tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa đã thể hiện được hiệu quả thiết thực của đề tài trong việc triển khai Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương. Đề tài có thể vận dụng thực hiện lồng ghép ở bộ môn Văn và Giáo dục công dân trong nhà trường, nếu đề tài Lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS chỉ mới đáp ứng được yêu cầu với đối tượng học sinh khối lớp 8 và 9 trong nhà trường thì việc lồng ghép vào giảng dạy ở 2 bộ môn Văn và Giáo dục công dân có thể đáp ứng ở yêu cầu giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6, 7, 8, 9 nên rất mong lãnh đạo chuyên môn các cấp có thể chỉ đạo triển khai để đồng thực hiện.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và chất lượng, chắc chắn sẽ đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi thói hư tật xấu khác trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh. Cuộc vận động này sẽ làm cho mỗi con người tốt đẹp thêm lên, càng củng cố lòng tin vào Đảng và nhà nước, làm cho công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa do Hồ Chí Minh chọn lựa có thêm nhiều thành tựu mới.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã được sự đóng góp và ghi nhận của lãnh đạo trường, tổ chuyên môn nhưng bên cạnh đó không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên.
Người thực hiện
Hồ Trung Thuận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Trung Thuận
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)