Chuyên đề Lịch sử 7- Học kỳ 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Phượng | Ngày 10/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Lịch sử 7- Học kỳ 2 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC – HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ 7. ĐẠI VIỆT Ở CÁCTHẾ KỈ XVI- XVIII

Ngày soạn:
Tiết:46->55
Tuần dạy: 7,8,9

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Trình bày tổng quát bức tranh chính trị, xã hội Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVII: Sự sa đọa của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ gia cấp thống trị. Cuộc đấu tranh của nông dân dẫn đến bùng nổ những cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương.
- Trình bày tổng quát bức tranh kinh tế, văn hóa cả nước ở các thế kỉ XVI – XVIII: Nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài, nguyên nhân sự phát triển đó. Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển. Nêu được điểm mới về tư tưởng, tôn giáo và văn học nghệ thuật, sự du nhập của đạo Thiên Chúa, chữ quốc ngữ ra đời, sự phát triển rực rở của văn học dân gian.
- Nêu biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện trạng đó. Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu: Nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến chính,và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa.
- Lập niên biểu và trình bày tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn chống phong kiến và chông ngoại xâm. Thuật lại một số trận đánh quan trọng. Kể tên nhân vật lịch sử có liên quan.
- Trình bày những việc làm chính của Quang Trung về chính trị, kinh tế, văn hóa. Nêu tác dụng của những việc làm đó. Lập bảng tóm tắt công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, sử dụng bản đồ
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá.
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến. Lập được niên biểu. Biết nhận xét, đánh giá một nhân vật, một sự kiện lịch sử.
- Bồi dưỡng năng lực đánh giá nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng HS ý thức bảo vệ đoàn kết, thống nhất đất nước chống mọi âm mưu chia cắt đất nước.
- Bồi dưỡng lòng tự hào và ý thức bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức bóc lột, thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, tinh thần kiên cường của nông dân.
-Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và chiến công của Tây Sơn.
- Biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bản đồ chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
- Tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật dân gian. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình đoàn kết, yêu quê hương đất nước.
- Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII. Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh sự căm phẫn của nhân dân đối với chính quyền phong kiến.
- Lược đồ căn cứ địa Tây Sơn. - Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm. Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Lược đồ trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa…
-Tranh ảnh về Quang Trung. Tài liệu về Chiếu khuyến nông ..
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*Kế hoạch:
-Tuần 24,25-Tiết 46,47
A.SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (TK XVI-XVIII)
I. Tình hình chính trị- xã hội. (Tiết 46)
II.Các cuộc Chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn, (Tiết 47)
-Tuần 25,26-Tiết 48,49.50
B. KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII
I. Tình hình kinh tế. (Tiết 48)
II. Tình hình văn hóa. (Tiết 49)
C. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII (Tiết 50)
-Tuần 27,28, 29-Tiết 51, 52, 53, 54, 55
D. PHONG TRÀO TÂY SƠN
I.Khởi nghĩa nông dân Tâu Sơn. (Tiết 51)
II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm. (Tiết 52)
III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh. (Tiết 53)
IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh. (Tiết 54)
E.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)