Chuyen de Lich Su 7
Chia sẻ bởi Lê Hoàng Ngọc Hân |
Ngày 11/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de Lich Su 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã viết :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Vậy “Làm sao để dân ta biết sử ta?” đó là nội dung của hội thảo do Trường ĐH KHXH & NV TP HCM, Sở GDĐT TP HCM….tổ chức.
Mở đầu hội thảo, PGS.TS Ngô Văn Lệ, hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, khẳng định: "Lịch sử hun đúc cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Học lịch sử VN thì chúng ta mới hiểu được đạo lý của con người VN, mới yêu quý và trân trọng những thành quả của cha ông ta trước kia, mới hiểu được thành tựu sáng tạo, những phẩm giá tinh thần truyền thống. Lịch sử dân tộc không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam".
Rồi ông đặt câu hỏi: "Lịch sử có vai trò to lớn như vậy nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường, môn Lịch sử bị xem là môn phụ. HS ít muốn học, nếu có học cũng qua loa, chiếu lệ. Kết quả chấm thi đại học trong 2 năm gần đây khiến nhiều người không khỏi giật mình vì "bội thực" điểm 0.
Nhận định trên cho chúng ta biết được về thực trạng học lịch sử hiện nay ở trưòng phổ thông rất đáng báo động, đa số các em đều không nhớ đến những kiến thức lịch sử vì cho rằng đây chỉ là môn phụ, nên không tập trung học, lơ là, chưa xem trọng quan tâm, yêu thích. Là một giáo viên Lịch sử, chúng ta không khỏi đau lòng khi biết kết quả của một cuộc thăm dò, không ít HS rất khó khăn trong việc nhớ LS dân tộc nhưng lại rất nhạy bén trong việc nhớ tiểu sử, tính cách, thành tích của một diễn viên, ca sĩ…mà các em yêu thích.
Vì vậy hầu hết các em học bằng cách đối phó, học thuộc lòng, học vẹt nên nhanh nhớ rồi cũng chóng quên, không tích cực chủ động trong tiếp thu bài, rất thụ động nên bao giờ tiết học cũng nặng nề, tẻ nhạt dẫn đến chất lượng bộ môn không cao là điều tất nhiên. Vai trò quan trọng của bộ môn chưa được nhìn nhận đúng đắn, Đây là vấn đề mà tất cả GV đều quan tâm, là yêu cầu cấp bách trong giảng dạy và học tập lịch sử hiện nay.
Qua quá trình công tác của bản thân, tôi ý thức rõ vị trí bộ môn mình phụ trách nên tôi tự đặt ra yêu cầu cho mình là phải làm sao để các em học lịch sử luôn tập trung, với một sự thích thú, dễ hiểu bài, nắm được điểm cốt lõi, có khả năng phân tích tư duy sự kiện, dễ thuộc bài, và có thể thuộc ngay tại lớp. Đa số các em đã phải học rất nhiều môn, có những môn khô khan nặng nề, thì môn lịch sử sẽ giảm bớt phần nào căng thẳng cho các em.
Tôi không ép buộc, không đốc thúc học sinh phải học môn của mình, nhưng tôi nhận thấy nếu GV tạo được sự thú vị trong mỗi tiết học, giảng dạy với tất cả niềm say mê thì các em sẽ có thái độ tích cực hơn.
Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có nhiều biện pháp nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động, nâng cao hiệu quả bài học LS đó là một trong những vấn đề đòi hỏi chúng ta cần phải thực hiện. Từ đó tôi chọn đề tài là “Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử lớp 7”.
Vấn đề này cũng khiến cho nhiều GV còn lúng túng trong việc thực hiện. Có người còn ngại sử dụng kênh hình trong SGK vì cho nó mất thời gian, có người coi kênh hình chỉ là để minh họa, người lại quá xem trọng kênh hình mà xem nhẹ nội dung kiến thức…
Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì tôi nhận thấy kênh hình trong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Kênh hình sẽ giúp cho học sinh có được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Quan niệm về quá trình dạy học
Bác Hồ đã viết :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Vậy “Làm sao để dân ta biết sử ta?” đó là nội dung của hội thảo do Trường ĐH KHXH & NV TP HCM, Sở GDĐT TP HCM….tổ chức.
Mở đầu hội thảo, PGS.TS Ngô Văn Lệ, hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, khẳng định: "Lịch sử hun đúc cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Học lịch sử VN thì chúng ta mới hiểu được đạo lý của con người VN, mới yêu quý và trân trọng những thành quả của cha ông ta trước kia, mới hiểu được thành tựu sáng tạo, những phẩm giá tinh thần truyền thống. Lịch sử dân tộc không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam".
Rồi ông đặt câu hỏi: "Lịch sử có vai trò to lớn như vậy nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường, môn Lịch sử bị xem là môn phụ. HS ít muốn học, nếu có học cũng qua loa, chiếu lệ. Kết quả chấm thi đại học trong 2 năm gần đây khiến nhiều người không khỏi giật mình vì "bội thực" điểm 0.
Nhận định trên cho chúng ta biết được về thực trạng học lịch sử hiện nay ở trưòng phổ thông rất đáng báo động, đa số các em đều không nhớ đến những kiến thức lịch sử vì cho rằng đây chỉ là môn phụ, nên không tập trung học, lơ là, chưa xem trọng quan tâm, yêu thích. Là một giáo viên Lịch sử, chúng ta không khỏi đau lòng khi biết kết quả của một cuộc thăm dò, không ít HS rất khó khăn trong việc nhớ LS dân tộc nhưng lại rất nhạy bén trong việc nhớ tiểu sử, tính cách, thành tích của một diễn viên, ca sĩ…mà các em yêu thích.
Vì vậy hầu hết các em học bằng cách đối phó, học thuộc lòng, học vẹt nên nhanh nhớ rồi cũng chóng quên, không tích cực chủ động trong tiếp thu bài, rất thụ động nên bao giờ tiết học cũng nặng nề, tẻ nhạt dẫn đến chất lượng bộ môn không cao là điều tất nhiên. Vai trò quan trọng của bộ môn chưa được nhìn nhận đúng đắn, Đây là vấn đề mà tất cả GV đều quan tâm, là yêu cầu cấp bách trong giảng dạy và học tập lịch sử hiện nay.
Qua quá trình công tác của bản thân, tôi ý thức rõ vị trí bộ môn mình phụ trách nên tôi tự đặt ra yêu cầu cho mình là phải làm sao để các em học lịch sử luôn tập trung, với một sự thích thú, dễ hiểu bài, nắm được điểm cốt lõi, có khả năng phân tích tư duy sự kiện, dễ thuộc bài, và có thể thuộc ngay tại lớp. Đa số các em đã phải học rất nhiều môn, có những môn khô khan nặng nề, thì môn lịch sử sẽ giảm bớt phần nào căng thẳng cho các em.
Tôi không ép buộc, không đốc thúc học sinh phải học môn của mình, nhưng tôi nhận thấy nếu GV tạo được sự thú vị trong mỗi tiết học, giảng dạy với tất cả niềm say mê thì các em sẽ có thái độ tích cực hơn.
Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có nhiều biện pháp nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động, nâng cao hiệu quả bài học LS đó là một trong những vấn đề đòi hỏi chúng ta cần phải thực hiện. Từ đó tôi chọn đề tài là “Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử lớp 7”.
Vấn đề này cũng khiến cho nhiều GV còn lúng túng trong việc thực hiện. Có người còn ngại sử dụng kênh hình trong SGK vì cho nó mất thời gian, có người coi kênh hình chỉ là để minh họa, người lại quá xem trọng kênh hình mà xem nhẹ nội dung kiến thức…
Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì tôi nhận thấy kênh hình trong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Kênh hình sẽ giúp cho học sinh có được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Quan niệm về quá trình dạy học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hoàng Ngọc Hân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)