Chuyên đề lịch sử 7

Chia sẻ bởi Trương Văn Nghĩa | Ngày 10/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:












CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ 7



Người thực hiện: Nguyễn Thị Rơi
Tổ: Văn- Sử- Địa
Năm học: 2013-2014










PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ:

Lịch sử là một môn khoa học xã hội có nội dung kiến thức lớn. Tiết học lịch sử không chỉ đòi hỏi học sinh có kĩ năng phát hiện nhanh mà còn có kĩ năng ghi nhớ. Bởi môn học này sẽ giúp học sinh tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới từ cổ đại đến hiện đại. Do đó, khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ thậm chí phải tái hiện một cách sinh động các sự kiện lịch sử vừa được tiếp cận. Đây là những đòi hỏi không đơn giản đối với trình độ của học sinh Trung học cơ sở mà đặc biệt là học sinh khối 7. Bởi chương trình lịch sử khối 7 giúp học sinh nắm bắt khái quát lịch sử thế giới Trung đại và lịch sử Việt Nam kéo dài từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, một giai đoạn lịch sử hoàn toàn không gần gủi với thời đại mà các em đang sống. Vì thế để có thể dạy và học tốt lịch sử 7, đòi hỏi sự cần cù, chịu khó của cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải là người định hướng, hướng dẫn, động viên, khích lệ. Học sinh phải là chủ thể trung tâm, chủ động tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và dạy lịch sử 7 nói riêng, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu các sự kiện lịch sử, theo tôi người giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh, phải tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học. Trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực của trò, phải khơi dậy niềm say mê ở trò.
Qua quá trình tự nghiên cứu trong giảng dạy và qua sự trao đổi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc áp dụng đa dạng các trò chơi lịch sử để tạo được hứng thú học tập ở học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn lịch sử là điều cần thiết. Đó chính là lí do tôi đã nghiên cứu đưa ra ý tưởng thực hiện chuyên đề: “Áp dụng một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử 7” với hy vọng qua những thể nghiệm thực tế, bản thân sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử.













PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận:
Lê-nin đã viết: "Lịch sử bao giờ cũng phong phú về nội dung, cũng đa dạng về nhiều mặt, cũng sinh động hơn điều mà chúng ta hình dung được". Vì vậy, muốn học sinh học tốt được môn lịch sử thì mỗi thầy, cô giáo không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu trong SGK, trong sách hướng dẫn, hay tài liệu chuẩn…một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy như vậy thì việc dạy và học sẽ diễn ra một cách đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả sẽ không cao. Yêu cầu hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong giờ học giáo viên phải gây hứng thú cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em vào các trò chơi.Trò chơi học tập khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học và có những đặc điểm sau:
- Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học hoặc một bài học cụ thể.
- Mỗi trò chơi thường được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định của một giờ học.
- Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Khi giáo viên đưa ra các trò chơi trong giờ học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng sẽ được nâng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Văn Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)