Chuyên đề lịch sử 12 (rất mới, rất hot)

Chia sẻ bởi Phạm Bạch Dương | Ngày 09/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề lịch sử 12 (rất mới, rất hot) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ LỚP 12
VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946
(2 tiết)
CẤU TRÚC
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Khó khăn
Giặc ngoại xâm và nội phản:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân THDQ kéo theo bon tay sai thuộc các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn một vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.
Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn non yếu.
Nạn đói vẫn chưa khắc phục được, tiếp đó nạn lụt lớn, nửa số ruộng đất không canh tác được. Nhiều nhà máy trong tay tư bản Pháp. Hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ.
Ngân sách nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lý được Ngân hàng Đông Dương.
→ Nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
2. Thuận lợi
Nhân dân ta giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ.
Cách mạng nước ta có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển mạnh.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
Ngày 6/1/1946, cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội, 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội khóa I.
Tháng 3/1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu. Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH được thông qua vào tháng 11/1946.
Ở các địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp.
Quân đội Quốc gia Việt Nam ra đời vào tháng 5/1946. Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
2. Giải quyết nạn đói
Biện pháp trước mắt: Quyên góp, điều hòa thóc gạo, tiết kiệm lương thực, nghiêm trị những kẻ đầu cơ, phát động phong trào “Nhường cơm sẻ áo”…
Biện pháp lâu dài: Kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất, tấc đất tấc vàng, giảm tô thuế, tạm cấp ruộng đất cho nông dân…
Kết quả: Cuối năm 1946, nạn đói bị đẩy lùi.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
3. Giải quyết nạn dốt
Biện pháp trước mắt: Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ (9/1945), kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ…
Biện pháp lâu dài: Trường học các cấp được khai giảng trở lại. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ…
Kết quả: Cuối năm 1946, cả nước có 76.000 lớp học; xóa nạn mù chữ cho 2,5 triệu người…
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
Biện pháp trước mắt: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”…
Biện pháp lâu dài: Phát hành tiền Việt Nam mới (11/1946)…
Kết quả: Nhân dân đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng“Tuần lễ vàng”…
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
5. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
a. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
Đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ , mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp.
Đsảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
5. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
b. Đấu tranh chống quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc
- Chủ trương của ta: hòa hoãn với Trung Hoa dân quốc, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Biện pháp:
+ Kinh tế: Nhân nhượng cho THDQ một số quyền lợi về kinh tến như: cung cấp một phần lương thực thực phẩm, tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ” của chúng…
+ Chính trị: Nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế Bộ trưởng không thông qua bầu cử…Kiên quyết trừng trị theo pháp luật những ke có âm mưu, hành động phản cách mạng
- Ý nghĩa: Hạn chế được đến mức thấp nhất những hành động chống phá của quân THDQ và tay sai, làm thất bại âm mưu của chúng.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
5. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
c. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta
- Pháp kí với THDQ Hiệp ước Hoa - Pháp (2/1946). Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân THDQ làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù.
Ban TVTW Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”.
Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ VNDCCH kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ với các nội dung sau:
+ Chính phủ Pháp công nhân nước VNDCCH là một quốc gia tự do, nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có Chính phủ riêng, nghị viện riêng…
+ Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam để đi đến đàm phán chính thức…
Ý nghĩa: Tránh được cuộc chiến bất lợi với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đấy được 20 vạn quân THDQ về nước, có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng…
Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
Giáo viên giới thiệu:
GV cho HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Những hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Điều đó tác động như thế nào đến tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
Giáo viên giới thiệu:
GV cho HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Những hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Điều đó tác động như thế nào đến tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
Hoạt động: Nhóm - toàn lớp.
Khó khăn: Yêu cầu học sinh đọc tư liệu, trao đổi theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Trong nửa đầu tháng chín, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch. Theo gót chúng là những bọn tay sai… Chúng càng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưu vong mất gốc, được che chở bằng lưỡi lê quân đội phản động nước ngoài…
Câu hỏi: Nêu và nhận xét về các thế lực ngoại xâm và nội phản ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chế độ kinh tế thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, suốt tám mươi năm đô hộ, đã bóc lột tận xương tuỷ mỗi người dân lao động. Thêm vào đó là những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một tên đế quốc hung bạo nữa là đế quốc Nhật ập vào. Cả hai tên đế quốc đều cùng thi nhau gấp gáp bòn rút. Chúng đã hút của dân ta tới giọt máu cuối cùng. Trên một triệu nông dân kiệt sức vì đói, ngã ngay trên biển lúa tươi xanh của mình. Gần một triệu người nữa chết đói sau khi đã thu hoạch xong mùa lúa chín. Tiếp đó là nạn lụt. Một nạn đói không kém phần trầm trọng đang là nguy cơ trước mắt. Người dân vừa được sức mạnh thần kỳ của ánh sáng Độc lập, Tự do vực dậy, không thể đứng vững mãi với cái dạ dày lép kẹp. Gia tài cách mạng vừa giành lại trong tay bọn thống trị thật là tiêu điều: mấy ngôi nhà trống rỗng, gạo không, tiền cũng không…
Cùng với di sản về kinh tế như vậy, một di sản khác của bọn thống trị để lại về mặt văn hoá cũng khá nặng nề: 95% nhân dân còn mắc nạn mù chữ; hủ tục, tệ nạn xã hội lan tràn. Đó là kết quả của chính sách “nhà tù nhiều hơn trường học”, chính sách ngu dân…


Câu hỏi: - Bên cạnh giặc ngoại xâm và nội phản, nước ta còn gặp phải những khó khăn nào khác? Sự nguy hiểm của những khó khăn đó?
- Em có nhận xét gì về những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, khó khăn nào là lớn nhất? Tại sao?

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
b. Thuận lợi: Hoạt động: Cá nhân.
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
“Tình hình trong nước và thế giới sau ngày 2/9/1945 có thuận lợi gì đối với cách mạng Việt Nam?”
Củng cố: Hoạt động: Nhóm - toàn lớp.
Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
- “Theo em, giữa khó khăn và thuận lợi, mặt nào là cơ bản? Vì sao?”
- Cho các dữ liệu lịch sử:
+ Gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch…
+ Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang non yếu…
+ Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo…
+ Gia tài cách mạng vừa giành lại trong tay bọn thống trị thật là tiêu điều: mấy ngôi nhà trống rỗng, gạo không, tiền cũng không…
+ Người dân vừa được sức mạnh thần kỳ của ánh sáng Độc lập, Tự do …
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc…
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược…
Yêu cầu học sinh nghiên cứu các dữ liệu lịch sử trên, nhận xét khái quát về tình hình nước ta sau ngày 2/9/1945 tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 19/12/1946 và trả lời câu hỏi:“Trước tình hình trên, Cách mạng nước ta cần phải giải quyết những nhiệm vụ cấp thiết gì?”


B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giải pháp củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
1. Giải quyết khó khăn đối nội
Củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân tích hình ảnh
- Tư liệu 1: “Chỉ một tuần...khắp cả nước” (SGK lớp 12, tr. 122-123).
- Tư liệu 2: Hình ảnh bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên và bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH.
* Câu hỏi: “ Công cuộc củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của những hoạt động này?”
b. Giải quyết nạn đói.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân tích hình ảnh
- Tư liệu 1: “Để giải quyết nạn đói...công bằng, dân chủ” (SGK lớp 12, tr. 123-124).
- Tư liệu 2: Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo cứu giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ.
* Câu hỏi: “Đảng, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì để giải quyết nạn đói? Kết quả thu được?”

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giải pháp củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
c. Giải quyết nạn dốt.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân tích hình ảnh
- Tư liệu 1: “Ngày 8/9/1945...dân tộc, dân chủ” (SGK lớp 12, tr. 124-125).
- Tư liệu 2: Hình ảnh lớp học Bình dân học vụ.
- Tư liệu 3: Thơ Tố Hữu về phong trào diệt giặc dốt.
* Câu hỏi: “Đảng, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì để giải quyết nạn dốt? Kết quả thu được?”
d. Giải quyết khó khăn về tài chính
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân tích hình ảnh
- Tư liệu 1: “Để giải quyết...của Pháp trước đây” (SGK lớp 12, tr. 125).
- Tư liệu 2: Hình ảnh đồng tiền đầu tiên của nước VNDCCH.
- Tư liệu 3: Thơ Tố Hữu về phong trào diệt giặc dốt.
* Câu hỏi: “Đảng, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì để giải quyết khó khăn về tài chính? Kết quả thu được?”
* Câu hỏi củng cố:
- “ Nhận xét của em về bản chất của Nhà nước VNDCCH”.
- “Những kết quả đạt được có ý nghĩa như thế nào?”


B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giải pháp đấu tranh ngoại xâm và nội phản
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
a. Đấu tranh chống quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân tích hình ảnh
- Tư liệu:“Trong hoàn cảnh...bọn phản cách mạng” (SGK lớp 12, tr. 127).
* Câu hỏi: “Nêu chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng, Chính phủ đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng. Vì sao Đảng, Chính phủ lại đề ra chủ trương, biện pháp đó? Tác dụng của nó.”
b. Đấu tranh với thực dân Pháp
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân tích hình ảnh
- Tư liệu 1: “Đêm 22 rạng ngày 23...kháng chiến” (SGK lớp 12, tr. 125-126).
- Tư liệu 2: Hình ảnh đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu.
- Tư liệu 3: “Ngày 3/3/1946...người Pháp ở Việt Nam”; “Do đấu tranh...ở Việt Nam” (SGK lớp 12, tr. 128-129).
- Tư liệu 4: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
* Câu hỏi: “Sách lược của Đảng, Chính phủ với Pháp trước và sau ngày 6/3/1946 có gì khác? Vì sao?”
* Câu hỏi củng cố:
- “ Nhận xét của em về sách lược của Đảng, Chính phủ đối với giặc ngoại xâm và nội phản. Em có đồng tình với cách giải quyết trên không? Vì sao?”.
- “Ý nghĩa của sách lược “hòa để tiến” mà Đảng và chính phủ ta thực hiện trong những năm 1945-1946”



F
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
3. Củng cố bài và ra bài tập về nhà
Nhận xét của em về sách lược của Đảng, Chính phủ đối với giặc ngoại xâm và nội phản. Nếu là người lãnh đạo đất nước, trong bối cảnh đó, em có đồng tình với cách giải quyết trên không? Vì sao?
Ý nghĩa của sách lược “hòa để tiến” mà Đảng và chính phủ ta thực hiện trong những năm 1945-1946”. Hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Học sinh chuẩn bị tư liệu cho chủ đề tiếp theo.




C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề:



C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả:
Câu 1: Trình bày nét chính về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 2: Lý giải tại sao sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta bị đẩy vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”?
Câu 3: Nhận xét về các thế lực ngoại xâm và nội phản ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Kẻ thù nào nguy hiểm nhất? Tại sao?
Câu 4: Nêu các biện pháp, kết quả của việc xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính. Giải thích tại sao ta phải giải quyết các khó khăn đó?
Câu 5: Nhận xét bản chất của Nhà nước VNDCCH. Phân tích ý nghĩa của các kết quả đạt được trong việc giải quyết những khó khăn về đối nội.
Câu 6: Nêu chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng, Chính phủ đối với quân Trung Hoa Dân quốc trong thời gian từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 19/12/1946.
Câu 7: So sánh sự khác nhau trong chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ đối với thực dân Pháp trước và sau ngày 6/3/1946. Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 8: Phân tích ý nghĩa các chủ trương, biện pháp của Đảng và Chính phủ trong đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Câu 9: Nhận xét về sách lược của Đảng, Chính phủ đối với giặc ngoại xâm và nội phản từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 19/12/1946. Nếu là người lãnh đạo đất nước, trong bối cảnh đó, em có đồng tình với cách giải quyết của Đảng, Chính phủ không? Hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Bạch Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)