Chuyên đề Lịch sử 12 Bài 12 - 13
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trung |
Ngày 10/05/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Lịch sử 12 Bài 12 - 13 thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ THPT
MỞ ĐẦU
Theo tiêu chuẩn của giáo dục thế hệ trẻ thế giới, khi bước vào thế kỉ XXI, giới trẻ phải có nhiều kĩ năng, trong đó kĩ năng tự học, tự nâng cao trình độ cá nhân, kĩ năng làm việc tập thể trong mọi tình huống có tính chất bao trùm và rất quan trọng. Cùng với xu thế đó, việc thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là một nhu cầu tất yếu. Chính vì vậy, những năm gần đây “tự học”, “tự giáo dục”, “tự nghiên cứu”, “tổ chức hoạt động tập thể” đã trở thành nguyên lí cơ bản của tư tưởng giáo dục hiện đại.
Hiện nay, giáo dục của các nước đều chú ý hình thành, phát triển năng lực gắn với việc học tập suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày, trong đó có những năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực cá nhân, năng lực thông tin và truyền thông…
Như vậy, có thể nói trong quá trình dạy học, giáo viên phải đề cao việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Lịch sử là một môn khoa học xã hội, quá trình hình thành và lĩnh hội kiến thức gắn liền với các sự kiện – hiện tượng lịch sử, tuy vậy, đó lại là những sự kiện – hiện tượng lịch sử của quá khứ và học sinh không thể tiếp cận một cách trực tiếp được. Do đó, để giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức lịch sử, giáo viên cần có những phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng dẫn các em tự học, tự nghiên cứu, làm việc tập thể để cùng nhau chiếm lĩnh tri thức. Và một trong những phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh tự học đó là dạy học dự án.
Trên cơ sở những luận cứ đã nêu, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Vận dụng dạy học dự án để tổ chức hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử THPT”. Hy vọng với phần trình bày của chúng tôi sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống các phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT.
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Dạy học nhóm
Có thể hiểu là hình thức giáo viên chia bài học thành các vấn đề nhận thức, chia lớp học thành các nhóm nhỏ và các thành viên trong nhóm phân công nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận, giúp đỡ nhau để cùng giải quyết vấn đề.
1.2. Tự học
Tự học là quá trình bao gồm những hành động mang tính tự giác, tích cực của cá nhân được thúc đẩy bởi những mục đích, động cơ tương ứng và diễn ra trong những điều kiện, nhung ữ hoàn cảnh cụ thể nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, giúp hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học.
1.3. Tự học lịch sử
Tự học lịch sử là quá trình học sinh tự nắm vững kiến thức lịch sử thông qua những hoạt động mang tính tích cực, tự giác của bản thân và vận dụng thành thạo kiến thức lịch sử đó.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
2.1. Khái niệm
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả… Làm việc nhóm là một dạng tổ chức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án.
Dạy học dự án có các đặc điểm: định hướng thực tiễn, định hướng học sinh (hối thúc hành động), định hướng sản phẩm.
2.2. Mục tiêu của dạy học dự án
Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tiễn.
Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
Rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng như kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…
2.3. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
* Người học là trung tâm
Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học, người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ THPT
MỞ ĐẦU
Theo tiêu chuẩn của giáo dục thế hệ trẻ thế giới, khi bước vào thế kỉ XXI, giới trẻ phải có nhiều kĩ năng, trong đó kĩ năng tự học, tự nâng cao trình độ cá nhân, kĩ năng làm việc tập thể trong mọi tình huống có tính chất bao trùm và rất quan trọng. Cùng với xu thế đó, việc thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là một nhu cầu tất yếu. Chính vì vậy, những năm gần đây “tự học”, “tự giáo dục”, “tự nghiên cứu”, “tổ chức hoạt động tập thể” đã trở thành nguyên lí cơ bản của tư tưởng giáo dục hiện đại.
Hiện nay, giáo dục của các nước đều chú ý hình thành, phát triển năng lực gắn với việc học tập suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày, trong đó có những năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực cá nhân, năng lực thông tin và truyền thông…
Như vậy, có thể nói trong quá trình dạy học, giáo viên phải đề cao việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Lịch sử là một môn khoa học xã hội, quá trình hình thành và lĩnh hội kiến thức gắn liền với các sự kiện – hiện tượng lịch sử, tuy vậy, đó lại là những sự kiện – hiện tượng lịch sử của quá khứ và học sinh không thể tiếp cận một cách trực tiếp được. Do đó, để giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức lịch sử, giáo viên cần có những phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng dẫn các em tự học, tự nghiên cứu, làm việc tập thể để cùng nhau chiếm lĩnh tri thức. Và một trong những phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh tự học đó là dạy học dự án.
Trên cơ sở những luận cứ đã nêu, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Vận dụng dạy học dự án để tổ chức hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử THPT”. Hy vọng với phần trình bày của chúng tôi sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống các phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT.
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Dạy học nhóm
Có thể hiểu là hình thức giáo viên chia bài học thành các vấn đề nhận thức, chia lớp học thành các nhóm nhỏ và các thành viên trong nhóm phân công nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận, giúp đỡ nhau để cùng giải quyết vấn đề.
1.2. Tự học
Tự học là quá trình bao gồm những hành động mang tính tự giác, tích cực của cá nhân được thúc đẩy bởi những mục đích, động cơ tương ứng và diễn ra trong những điều kiện, nhung ữ hoàn cảnh cụ thể nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, giúp hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học.
1.3. Tự học lịch sử
Tự học lịch sử là quá trình học sinh tự nắm vững kiến thức lịch sử thông qua những hoạt động mang tính tích cực, tự giác của bản thân và vận dụng thành thạo kiến thức lịch sử đó.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
2.1. Khái niệm
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả… Làm việc nhóm là một dạng tổ chức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án.
Dạy học dự án có các đặc điểm: định hướng thực tiễn, định hướng học sinh (hối thúc hành động), định hướng sản phẩm.
2.2. Mục tiêu của dạy học dự án
Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tiễn.
Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
Rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng như kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…
2.3. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
* Người học là trung tâm
Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học, người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)