Chuyen đề KNS & SDNLTK&HQ
Chia sẻ bởi Võ Thị Sơn Hà |
Ngày 11/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: chuyen đề KNS & SDNLTK&HQ thuộc Khoa học 5
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
Hương Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ (có 5 bài tập)
Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người (có 14 bài tập).
Chủ đề 3: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (có 4 bài tập)
Chủ đề 4: Kĩ năng tự bảo vệ mình (có 5 bài tập).
Chủ đề 5: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn (có 6 bài tập).
Chủ đề 6: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc (có 5 bài tập)
Chủ đề 7: Mục tiêu của tôi (Có 3 bài tập)
Cuốn vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 4 có 7 chủ đề.
* Sau mỗi chủ đề đều có phần kết luận (ghi nhớ) của mỗi chủ đề đó.
Giới thiệu về cuốn vở bài tập
thực hành kĩ năng sống lớp 4
* (Các bài tập trong các chủ đề là các bài tập dạng: xử lí tình huống, giải quyết tình huống, đánh số thứ tự theo tranh, trò chơi, điền đúng - sai, nêu ý kiến của bản thân, đóng vai…)
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 1: Xử lí tình huống
Ngay sau khi đi học về, em không tìm thấy áo khoác đồng phục của mình. Khi đó cả nhà đi vắng. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các lựa chọn dưới đây (Khoanh tròn vào chữ cái trước cách giải quyết em chọn).
a. Khóc.
b. Gọi điện ngay cho bố mẹ/ anh chị nhờ giải quyết.
c. Suy nghĩ xem có thể mình đã đánh mất áo ở đâu.
d. Không làm gì cả, coi đó là chuyện nhỏ.
* Nếu em chọn (c) và nghĩ ra nơi đã đánh mất áo, em sẽ làm gì tiếp?
(Khoanh tròn vào chữ cái em chọn)
a. Quay lại nơi đó.
b. Gọi điện cho người có trách nhiệm quản lí nơi đó.
c. Gọi điện nhờ bố hoặc mẹ đến nơi đó lấy áo về.
d. Gọi điện nhờ bố hoặc mẹ chở đến nơi đó và lấy áo về.
e. Chờ bố mẹ về đưa em đến nơi đó lấy áo.
Bài tập 2: Giải quyết tình huống
Buổi học sáng mai em có một bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tối nay em chỉ cần 1 giờ để ôn bài. Có một số hoạt động
sau đây sẽ diễn ra ở nhà em vào tối đó:
Xem bộ phim em ưa thích trên ti vi từ 21 h – 23 h
Sinh nhật bạn thân từ 19h30 – 20h30
Ăn tối từ 18h – 19h
Bà ngoại đến chơi từ 20h – 22h
Đi ngủ từ 22h
* Em sẽ chọn hoạt động nào, vì sao ?
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 3. Thực hành theo nhóm
Nhân dịp ngày lễ, lớp em sẽ có một ngày đi tham quan. Nơi tham quan cách trường học em khá xa nên cả lớp quyết định: “Sáng đi, chiều về”. Hãy tưởng tượng em và một số bạn cùng lớp (5 – 7 người ) được phân công chuẩn bị đồ ăn trưa cho cả nhóm . Số tiền em được giao là 1.000.000 đồng . Hãy liệt kê những món đồ cần chuẩn bị và chia sẽ với các bạn trong nhóm.
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 4: Xử lí tình huống
Trên đường đi học về nhà, một người lạ mặt tìm cách làm quen với em và hỏi em địa chỉ nhà, số điện thoại, tên bố mẹ. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây? (Khoanh tròn vào chữ cái trước cách giải quyết em chọn).
a. Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của người đó.
b. Không tiếp chuyện.
c. Cung cấp thông tin nhưng không chính xác.
d. Hỏi tại sao người đó cần thông tin và nói sẽ cung cấp sau khi bố mẹ đồng ý.
e. Cách khác (ghi cụ thể) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 5. Em hãy xem bức tranh và đánh số tranh theo thứ tự các bước cần làm khi đi mua đồ trong siêu thị.
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Gửi đồ cá nhân
Lấy xe đẩy hoặc giỏ hàng
Chọn đồ
Xem bảng giá
Trả tiền
Giữ chìa khóa tủ gửi đồ
Xếp hàng đợi thanh toán
Nhận hóa đơn
Nhận lại đồ cá nhân
Ghi nhớ:
Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp em
em thích nghi tốt trong cuộc sống.
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 1. “Bàn tay tin cậy”
Xung quanh chúng ta có những người chúng ta có thể tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong những lúc khó khăn.
Trên mỗi ngón tay, em hãy ghi tên một người mà em tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ em lúc khó khăn.
2. Em hãy chia sẽ “bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
3. Chia sẽ với các bạn trong nhóm, trong lớp:
+ Khi gặp khó khăn trong cuộc sống em thường nhờ ai giúp đỡ?
+ Người đó giúp em như thế nào?
+ Những ai (hoặc cơ quan, tổ chức) nào là đáng tin cậy? Vì sao?
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ có lợi gì?
Bài tập 2. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Nam và Hùng học cùng một lớp, lại ngồi chung một bàn nên rất thân với nhau. Mấy hôm nay không thấy Hùng đi học, Nam hỏi thăm mấy bạn cạnh nhà Hùng thì được biết bố Hùng mới bị mất vì HIV/AIDS và Hùng cũng bị nhiễm HIV rồi. Nam rất lo lắng không hiểu mình có bị lây Hùng và bị nhiễm HIV không…
* Nếu là Nam, em sẽ tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để vượt qua được sự lo lắng đó?
Tình huống 2: Na là một học sinh chăm chỉ và học giỏi. Hoàn cảnh nhà Na rất khó khăn: Bố Na bị ốm nặng đã lâu ngày. Một mình mẹ Na phải gánh cháo bán rong, làm lụng vất vả vẫn không đủ tiền nuôi cả hai anh em Na đi học. Vì vậy, mẹ bảo Na nghỉ học ở nhà phụ mẹ bán hàng. Na thương mẹ nhưng em rất muốn được tiếp tục đi học…
* Na cần tìm đến ai để có được sựtrợ giúp cần thiết trong trường hợp này?
Tình huống 3: Một lần đi chơi điện tử, tình cờ Thông gặp một thanh niên tên là Minh. Minh tỏ ra hào phóng, trả tiền chơi điện tử cho Thông và còn mời Thông uống nước ngọt. Sau nhiều lần như vậy, khi đã trở nên thân thiết, Minh yêu cầu Thông phải giúp anh ta đưa những gói “hàng trắng” đến cho khách. Thông từ chối nhưng bị Minh ép buộc và đe dọa. Thông rất hoang mang và sợ hãi…
* Theo em, Thông cần đến sự giúp đỡ/ hỗ trợ của ai và như thế nào?
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 3. Em hãy cho biết những địa chỉ nào dưới đây là đáng tin cậy, có thể giúp đỡ trẻ em khi gặp khó khăn hoặc bị quấy rối, xâm hại cơ thể hay bị buôn bán, bắt cóc ? (Đánh dấu + vào trước những địa chỉ em lựa chọn)
Cha, mẹ
Người thân trong gia đình.
Bạn bè thân thiết.
Các thầy, cô giáo.
Cán bộ y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế ở địa phương, phòng y tế.
Ban giám hiệu nhà trường.
Cán bộ tư vấn của các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm tư vấn
tâm lý.
Các số điện thoại: Cảnh sát (113), Chữa cháy (114), Cấp cứu (115), Chỉ dẫn (1080)
Đường dây nóng bảo vệ trẻ em.
Ban biên tập các báo: Thiếu niên Tiền phong, Phụ nữ, Tiền phong, Pháp luật, Công
an, An ninh, Tuổi trẻ…
Địa chỉ khác (nếu có, em hãy liệt kê ra): …………………………………………….
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 4. Em hãy đánh dấu + vào trước cách ứng xử phù hợp khi đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ.
Tôn trọng, chân thành.
Cư xử lễ phép, tự tin.
Khóc lóc.
Im lặng, không nói vì xấu hổ, vì sợ bị mắng hoặc từ chối.
Trình bày khó khăn của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn, từ tốn,
bình tĩnh.
Nói dài dòng.
Tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ các địa chỉ hoặc người khác, nếu bị
từ chối.
Buồn, bỏ cuộc khi bị đối xử thiếu thiện chí.
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 5. Em hãy cho biết những ý kiến nào dưới đây là đúng ( Đánh dấu + vào trước những ý kiến em lựa chọn)?
Trẻ em không phải là người có lỗi khi bị quấy rối, bị xâm hại cơ thể.
Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ lhi bị quấy rối, bị ngược đãi,
hành hạ, bị bóc lột.
Những kẻ quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm pháp luật, sẽ bị pháp
luật nghiêm trị.
Giữ im lặng không nói với người lớn vì người lớn thường không tin lời trẻ con.
Trẻ em cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người đáng tin
cậy, qua việc tâm sự, hỏi khi có thắc mắc, thổ lộ khi thấy lo sợ, bất an.
Nếu im lặng, không tìm kiếm sự giúp đỡ,
vấn đề có thể nghiêm trọng hơn mà không
ai biết để có thể giúp đỡ.
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 6. Thực hành
Thực hành đóng vai đến các địa chỉ tin cậy để tìm kiếm sự hỗ trợ trong các tình huống của bài tập 2.
Ghi nhớ: Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần thiết. Chúng ta cần phải xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy để có thể nhờ giúp. Không nên nản chí nếu bị từ chối mà tiếp tục tìm đến các địa chỉ khác.
Một số lưu ý khi sử dụng cuốn vở bài tập thực hành:
1. Vở bài tập thực hành là phương tiện dành để GDKNS cho HS
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
Hương Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ (có 5 bài tập)
Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người (có 14 bài tập).
Chủ đề 3: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (có 4 bài tập)
Chủ đề 4: Kĩ năng tự bảo vệ mình (có 5 bài tập).
Chủ đề 5: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn (có 6 bài tập).
Chủ đề 6: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc (có 5 bài tập)
Chủ đề 7: Mục tiêu của tôi (Có 3 bài tập)
Cuốn vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 4 có 7 chủ đề.
* Sau mỗi chủ đề đều có phần kết luận (ghi nhớ) của mỗi chủ đề đó.
Giới thiệu về cuốn vở bài tập
thực hành kĩ năng sống lớp 4
* (Các bài tập trong các chủ đề là các bài tập dạng: xử lí tình huống, giải quyết tình huống, đánh số thứ tự theo tranh, trò chơi, điền đúng - sai, nêu ý kiến của bản thân, đóng vai…)
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 1: Xử lí tình huống
Ngay sau khi đi học về, em không tìm thấy áo khoác đồng phục của mình. Khi đó cả nhà đi vắng. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các lựa chọn dưới đây (Khoanh tròn vào chữ cái trước cách giải quyết em chọn).
a. Khóc.
b. Gọi điện ngay cho bố mẹ/ anh chị nhờ giải quyết.
c. Suy nghĩ xem có thể mình đã đánh mất áo ở đâu.
d. Không làm gì cả, coi đó là chuyện nhỏ.
* Nếu em chọn (c) và nghĩ ra nơi đã đánh mất áo, em sẽ làm gì tiếp?
(Khoanh tròn vào chữ cái em chọn)
a. Quay lại nơi đó.
b. Gọi điện cho người có trách nhiệm quản lí nơi đó.
c. Gọi điện nhờ bố hoặc mẹ đến nơi đó lấy áo về.
d. Gọi điện nhờ bố hoặc mẹ chở đến nơi đó và lấy áo về.
e. Chờ bố mẹ về đưa em đến nơi đó lấy áo.
Bài tập 2: Giải quyết tình huống
Buổi học sáng mai em có một bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tối nay em chỉ cần 1 giờ để ôn bài. Có một số hoạt động
sau đây sẽ diễn ra ở nhà em vào tối đó:
Xem bộ phim em ưa thích trên ti vi từ 21 h – 23 h
Sinh nhật bạn thân từ 19h30 – 20h30
Ăn tối từ 18h – 19h
Bà ngoại đến chơi từ 20h – 22h
Đi ngủ từ 22h
* Em sẽ chọn hoạt động nào, vì sao ?
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 3. Thực hành theo nhóm
Nhân dịp ngày lễ, lớp em sẽ có một ngày đi tham quan. Nơi tham quan cách trường học em khá xa nên cả lớp quyết định: “Sáng đi, chiều về”. Hãy tưởng tượng em và một số bạn cùng lớp (5 – 7 người ) được phân công chuẩn bị đồ ăn trưa cho cả nhóm . Số tiền em được giao là 1.000.000 đồng . Hãy liệt kê những món đồ cần chuẩn bị và chia sẽ với các bạn trong nhóm.
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 4: Xử lí tình huống
Trên đường đi học về nhà, một người lạ mặt tìm cách làm quen với em và hỏi em địa chỉ nhà, số điện thoại, tên bố mẹ. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây? (Khoanh tròn vào chữ cái trước cách giải quyết em chọn).
a. Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của người đó.
b. Không tiếp chuyện.
c. Cung cấp thông tin nhưng không chính xác.
d. Hỏi tại sao người đó cần thông tin và nói sẽ cung cấp sau khi bố mẹ đồng ý.
e. Cách khác (ghi cụ thể) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Bài tập 5. Em hãy xem bức tranh và đánh số tranh theo thứ tự các bước cần làm khi đi mua đồ trong siêu thị.
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
Gửi đồ cá nhân
Lấy xe đẩy hoặc giỏ hàng
Chọn đồ
Xem bảng giá
Trả tiền
Giữ chìa khóa tủ gửi đồ
Xếp hàng đợi thanh toán
Nhận hóa đơn
Nhận lại đồ cá nhân
Ghi nhớ:
Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp em
em thích nghi tốt trong cuộc sống.
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 1. “Bàn tay tin cậy”
Xung quanh chúng ta có những người chúng ta có thể tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong những lúc khó khăn.
Trên mỗi ngón tay, em hãy ghi tên một người mà em tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ em lúc khó khăn.
2. Em hãy chia sẽ “bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
3. Chia sẽ với các bạn trong nhóm, trong lớp:
+ Khi gặp khó khăn trong cuộc sống em thường nhờ ai giúp đỡ?
+ Người đó giúp em như thế nào?
+ Những ai (hoặc cơ quan, tổ chức) nào là đáng tin cậy? Vì sao?
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ có lợi gì?
Bài tập 2. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Nam và Hùng học cùng một lớp, lại ngồi chung một bàn nên rất thân với nhau. Mấy hôm nay không thấy Hùng đi học, Nam hỏi thăm mấy bạn cạnh nhà Hùng thì được biết bố Hùng mới bị mất vì HIV/AIDS và Hùng cũng bị nhiễm HIV rồi. Nam rất lo lắng không hiểu mình có bị lây Hùng và bị nhiễm HIV không…
* Nếu là Nam, em sẽ tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để vượt qua được sự lo lắng đó?
Tình huống 2: Na là một học sinh chăm chỉ và học giỏi. Hoàn cảnh nhà Na rất khó khăn: Bố Na bị ốm nặng đã lâu ngày. Một mình mẹ Na phải gánh cháo bán rong, làm lụng vất vả vẫn không đủ tiền nuôi cả hai anh em Na đi học. Vì vậy, mẹ bảo Na nghỉ học ở nhà phụ mẹ bán hàng. Na thương mẹ nhưng em rất muốn được tiếp tục đi học…
* Na cần tìm đến ai để có được sựtrợ giúp cần thiết trong trường hợp này?
Tình huống 3: Một lần đi chơi điện tử, tình cờ Thông gặp một thanh niên tên là Minh. Minh tỏ ra hào phóng, trả tiền chơi điện tử cho Thông và còn mời Thông uống nước ngọt. Sau nhiều lần như vậy, khi đã trở nên thân thiết, Minh yêu cầu Thông phải giúp anh ta đưa những gói “hàng trắng” đến cho khách. Thông từ chối nhưng bị Minh ép buộc và đe dọa. Thông rất hoang mang và sợ hãi…
* Theo em, Thông cần đến sự giúp đỡ/ hỗ trợ của ai và như thế nào?
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 3. Em hãy cho biết những địa chỉ nào dưới đây là đáng tin cậy, có thể giúp đỡ trẻ em khi gặp khó khăn hoặc bị quấy rối, xâm hại cơ thể hay bị buôn bán, bắt cóc ? (Đánh dấu + vào trước những địa chỉ em lựa chọn)
Cha, mẹ
Người thân trong gia đình.
Bạn bè thân thiết.
Các thầy, cô giáo.
Cán bộ y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế ở địa phương, phòng y tế.
Ban giám hiệu nhà trường.
Cán bộ tư vấn của các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm tư vấn
tâm lý.
Các số điện thoại: Cảnh sát (113), Chữa cháy (114), Cấp cứu (115), Chỉ dẫn (1080)
Đường dây nóng bảo vệ trẻ em.
Ban biên tập các báo: Thiếu niên Tiền phong, Phụ nữ, Tiền phong, Pháp luật, Công
an, An ninh, Tuổi trẻ…
Địa chỉ khác (nếu có, em hãy liệt kê ra): …………………………………………….
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 4. Em hãy đánh dấu + vào trước cách ứng xử phù hợp khi đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ.
Tôn trọng, chân thành.
Cư xử lễ phép, tự tin.
Khóc lóc.
Im lặng, không nói vì xấu hổ, vì sợ bị mắng hoặc từ chối.
Trình bày khó khăn của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn, từ tốn,
bình tĩnh.
Nói dài dòng.
Tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ các địa chỉ hoặc người khác, nếu bị
từ chối.
Buồn, bỏ cuộc khi bị đối xử thiếu thiện chí.
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 5. Em hãy cho biết những ý kiến nào dưới đây là đúng ( Đánh dấu + vào trước những ý kiến em lựa chọn)?
Trẻ em không phải là người có lỗi khi bị quấy rối, bị xâm hại cơ thể.
Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ lhi bị quấy rối, bị ngược đãi,
hành hạ, bị bóc lột.
Những kẻ quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm pháp luật, sẽ bị pháp
luật nghiêm trị.
Giữ im lặng không nói với người lớn vì người lớn thường không tin lời trẻ con.
Trẻ em cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người đáng tin
cậy, qua việc tâm sự, hỏi khi có thắc mắc, thổ lộ khi thấy lo sợ, bất an.
Nếu im lặng, không tìm kiếm sự giúp đỡ,
vấn đề có thể nghiêm trọng hơn mà không
ai biết để có thể giúp đỡ.
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN
Bài tập 6. Thực hành
Thực hành đóng vai đến các địa chỉ tin cậy để tìm kiếm sự hỗ trợ trong các tình huống của bài tập 2.
Ghi nhớ: Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần thiết. Chúng ta cần phải xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy để có thể nhờ giúp. Không nên nản chí nếu bị từ chối mà tiếp tục tìm đến các địa chỉ khác.
Một số lưu ý khi sử dụng cuốn vở bài tập thực hành:
1. Vở bài tập thực hành là phương tiện dành để GDKNS cho HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Sơn Hà
Dung lượng: 8,31MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)