Chuyên đề Khoa học - lịch sử địa lý
Chia sẻ bởi Dương Thuyết Giang |
Ngày 11/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề Khoa học - lịch sử địa lý thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN BÌNH 3.
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN BÌNH 3.
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Yến.
Chuyên đề
Chương trình và sách giáo khoa
Môn:Khoa học, Lịch sử-Địa lí
Cùng với việc “thực hiện" chương trình cho năm học giáo viên trường đã “cố gắng" thực hiện đánh giá chương trình và sách giáo khoa (CT và SGK) .
Về CT và SGK tiểu học, hầu hết các bộ môn giáo viên đều chung nhận xét: “Nội dung chương trình đảm bảo tính hiện đại, thể hiện rõ được định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh (HS) tích cực tự giác học tập theo nhiều hình thức, phát huy được khả năng tư duy...”
Nhưng khi đi vào từng môn cụ thể có nhiều nội
dung nặng, còn nhiều hạn chế có những điều giáo viên đóng góp làm rõ ở môn KH, LS-ĐL (nhiệm vụ của nhóm thực hiện)
I/. MỤC TIÊU YÊU CẦU:
Thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01
tháng 9 năm 2011 V/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học; Thực hiện công văn ….của Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang và thực hiện công văn số 163/PGD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn chung điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học;
Thực hiện nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học được điều chỉnh theo hướng tinh giảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế
Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cho môm Khoa học, Lịch sử- Địa lý
II/. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
1/. Môn Khoa học
1.1 Lớp 4
1.2. L?p 5
2/. L?ch s?-D?a lớ
2.1 L?ch s?
2.1.1. L?p 4
2.1.2. Lớp 5
2.2. Địa lí:
2.2.1. Lớp 4
2.2.2. Lớp 5
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của huyện của UBND xã, phòng giáo dục và sự hỗ trợ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh
Được sự chỉ đạo, quan tâm, giải quyết vướng mắc và giúp đỡ của của BGH trường.
Tập thể giáo viên có năng lực, đoàn kết, nhiệt tình, và có trách nhiệm trong công tác, có uy tín với cha mẹ học sinh và học sinh trong xã và các xã lân cận
Học sinh: Nhìn chung là chăm ngoan. Có đầy đủ sách giáo khoa để học
Cơ sở vật chất đủ phục vụ cho việc dạy và học cho giáo viên và học sinh của trường.
2. Khó khăn:
Giáo viên cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nên việc tiếp cận phương pháp mới, hiện đại chậm, khó khăn hơn so với giáo viên trẻ. Tỷ lệ giáo viên trẻ (dưới 30 tuổi) so với toàn trường là 10,7 %
Lượng học sinh nghèo của trường đông, bố mẹ học sinh dân nghèo nông thôn chiếm 38% nên việc quan tâm, chăm sóc học sinh có nhiều hạn chế
Cơ sở vật chất chưa đủ, chưa chuẩn
Sách giáo khoa:
SGK Lịch sử lớp 4,5 có một số nội dung chưa phù hợp như
+ Ở SGK lớp 4
Bài 2, trang 15 câu hỏi 2 "Thành tựu đặc sắc
về quốc phòng của người Âu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó?"
(Giáo viên trường đề xuất, bỏ ý 2 vì khó với HS hoặc chuyển sang câu hỏi liên hệ mở rộng.)
Trong bài 3 trang 17, thông tin năm cuộc khởi
nghĩa Phùng Hưng các SGK viết các năm 2005-2006-2007 không thống nhất. Có sách viết năm766, có sách viết năm 776...
+ Ở SGK lớp 5
Bài 16, trang 35 nêu câu hỏi "Hãy tìm hiểu
thành tích tiêu biểu của 1 trong7 vị anh hùng được tuyên dương tại Đại hội thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc". Trong khi ở trong SGK bài học trước chỉ có thông tin ngắn của một anh hùng La Văn Cầu. (Do vậy, nên đưa vào yêu cầu sưu tầm để liên hệ, mở rộng hoặc trong các bài trước có đưa thành tích tiêu biểu của các anh hùng để đưa vào)bài ôn tập…
Đồ dùng phục vụ đổi mới giáo dục còn thiếu, hiện mới chỉ đáp ứng 50% cho mỗi phân môn.
IV/. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Hiệu trưởng chỉ đạo phân công trách nhiệm chung cho các bộ phận thực hiện.
Phó hiệu trưởng phối hợp với các tổ khối nghiên cứu tham khảo các công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học của các cấp và phù hợp với tình hình thực tế của trường.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của giáo viên thông qua kiểm tra:
+ Báo giảng hàng tuần (viết bằng mực đỏ ở nội dung bài có điều chỉnh
+ Giáo án soạn đúng theo nội dung chương trình
điều chỉnh
+ Dự giờ giáo viên để nắm tình hình thực hiện của giáo viên và tiếp thu chương trình của học sinh.
+ BGH dự các buổi SHCM của các tổ khối để kịp thời đưa ra hướng khắc phục và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc hay chia sẻ kinh nghiệm khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
1. Trong quá trình tổ chức dạy học, cán bộ quản lí và giáo viên cần lưu ý :
* Thời gian dư do giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong bài, giáo viên không đưa thêm nội dung
khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức hoặc rèn kỹ năng đã học ( trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Nhà trường cần tổ chức để giáo viên thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lí.
* Không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảm bớt, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm trong văn bản hướng dẫn điều chỉnh.
* Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học này được gửi đến từng giáo viên để thực hiện trong quá trình dạy học.
2. Những lưu ý khi dạy địa lý lớp 4 và lớp 5
Ở tiểu học, các em học sinh (HS) được học môn địa lý lớp 4 và lớp 5. Việc dạy môn học này không hề đơn giản, bởi nó là môn học mới mẻ và các kiến thức đều hết sức lạ lẫm với HS. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần hết sức chú ý đến các kiến thức cơ bản của môn học này.
2.1. Cả chương trình học ở lớp 4 và lớp 5 không có tiết học nào dạy HS cách xem và chỉ bản đồ, lược đồ. Khi dạy địa lý, giáo viên thường cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho HS quan sát bản đồ theo yêu cầu bài để kịp thời gian giảng dạy mà thôi.
Do đó khi dạy bài 1 của địa lý lớp 4, giáo viên nên dành thời gian hướng dẫn HS xác định phương hướng khi xem bản đồ. Để HS dễ nhớ, có thể cho các em đứng lên, dang thẳng hai tay, bản đồ treo trước mặt và cho HS biết hướng bản đồ: phía trên là hướng Băc, phía dưới là hướng Nam, về tay phải là hướng Đông, về tay trái là hướng Tây. Kế tiếp là cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ. Sau đó, giáo viên phải cho HS đọc chú giải đê biết về các kí hiệu đỉnh núi, dãy núi, biên giới quốc gia… Cần phải chú trọng việc nắm các kí hiệu này, vì qua mỗi bài, các kí hiệu tăng dần nhất là ở lớp 5 như kí hiệu về thành phố, sông ngòi, mỏ sắt, mỏ vàng... Đặc biệt là chú giải về màu sắc; cùng màu nhưng độ đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau như cho biết độ cao của vùng đất, độ sâu của biển… ở từng nơi. Cách chỉ bản đồ, lược đồ cũng là kiến thức, kĩ năng địa lý.
Nó rất cần cho HS khi trình bày một vấn đề phải sử dụng lược đồ trong tương lai.
2.2. Ở lớp 5, khi học sang địa lý thế giới có sử dụng quả địa cầu, rất nhiều giáo viên theo thói quen, đã quay quả địa cầu sai (như vậy là sai kiến thức địa lý). Thầy cô phải quay quả địa cầu theo ngược chiều kim đồng hồ vì quả đất tự quay từ tây sang đông. Giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn HS điều này và tập các em quay quả địa cầu cho chính xác. Ngoài việc xem lược đồ, bản đồ thì việc hướng dẫn HS tìm hiểu các bảng số liệu, biểu đồ trong SGK cũng không kém phần quan trọng. Chẳng hạn, nếu khai thác
bảng số liệu về dân số và bảng số liệu về diện tích của một nước hay một châu lục, giáo viên nên hướng dẫn HS biết cách tính mật độ dân số và khi biết mật độ dân cao sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế, môi trường… hay khi xem biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải, giáo viên có thể khai thác thêm đường ô tô được sử dụng quá nhiều dẫn đến những tác hại gì về môi trường, giao thông… và theo các em, loại đường nào cần phát triển nhiều hơn, nó có những ích lợi gì cho đời sống, cho môi trường… Như vậy, chắc chắn tiết học sẽ rất sinh động và HS sẽ có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như
tập cho các em cách suy luận từ những biểu đồ, bảng số liệu trong thực tế.
2.3. Các bài học trong sách Địa lý 4 và lớp 5 không có chú giải các từ ngữ khó hiểu nhưng thực tế có rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích cặn kẽ thì HS mới có thể nắm vững được bài học như xích đạo, chí tuyến, ôn đới, nhiệt đới, hàn đới, mật độ dân số, bồn địa, xa-van, rừng tai-ga… Rất nhiều thầy cô khi dạy thường hay quên giải thích vì cứ nghĩ rằng các em đã biết, làm HS hiểu bài một cách mơ hồ và khi lên các lớp trên lại càng “mù mờ” khi thầy cô ở Trung học nhắc đến các từ này với HS, tất cả những môn học mới đều khó. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần chú ý các
điểm trên thì bài dạy mới có hiệu quả, HS mới học tốt hơn. Học tốt địa lý 4 và lớp 5 sẽ là nền tảng vững chắc để các em học tốt địa lý trong suốt chương trình Trung học, cũng như trang bị cho các em vốn kiến thức về địa lý cần có trong cuộc sống tương lai các em sau này.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT
-Với SGK môn Lịch sử cần có tài liệu tham khảo
về tư liệu lịch sử cho từng bài. Tranh ảnh của từng bài phải rõ ràng, đẹp, hấp dẫn người học,người xem..
- Sửa đổi cách đánh giá HS vì nếu chỉ căn cứ vào bài kiểm tra định kỳ thì chưa đánh giá chính xác hoàn toàn kết
quả học tập của HS. Vì, đề kiểm tra định kỳ chưa thực sự sát và chưa thật phù hợp với trình độ của học sinh.
-Với môn Khoa học cần hỗ trợ kinh phí cho hoạt
động làm thí nghiệm, thực hành. Một số phần đã được giảm tải thì cắt luôn trong SGK để thống nhất nội dung chương trình sách. Bổ sung sách tham khảo cho GV...
- Ngoài những kiến thức của một số bài trong SGK Địa lý lớp 4 lớp 5 cần điều chỉnh thì nên có chú thích cuối trang đối với những từ mới trong lĩnh vực địa lý.
- Bên cạnh đó, trong các tiết ôn tập nên có những bài tập trắc nghiệm để HS làm quen.
Trên đây là một số ý kiến mà tập thể giáo viên
trường Tiểu học Tân Bình 3 đã đóng góp và xây dựng chuyên đề trong thời gian qua. Chúng tôi chỉ là giáo viên bình thường nên chuyên đề có gì sai sót hay chưa đủ chưa đạt yêu cầu xin quí thầy cô thông cảm và đóng góp cho chuyên đề được hoàn chỉnh và tốt hơn.
Xin trân trọng cán ơn quí thầy cô đã về dự chuyên đề.
Kính chúc quí thầy cô
dồi dào sức khoẻ và thành đạt !
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN BÌNH 3.
Người thực hiện: Phan Thị Hồng Yến.
Chuyên đề
Chương trình và sách giáo khoa
Môn:Khoa học, Lịch sử-Địa lí
Cùng với việc “thực hiện" chương trình cho năm học giáo viên trường đã “cố gắng" thực hiện đánh giá chương trình và sách giáo khoa (CT và SGK) .
Về CT và SGK tiểu học, hầu hết các bộ môn giáo viên đều chung nhận xét: “Nội dung chương trình đảm bảo tính hiện đại, thể hiện rõ được định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh (HS) tích cực tự giác học tập theo nhiều hình thức, phát huy được khả năng tư duy...”
Nhưng khi đi vào từng môn cụ thể có nhiều nội
dung nặng, còn nhiều hạn chế có những điều giáo viên đóng góp làm rõ ở môn KH, LS-ĐL (nhiệm vụ của nhóm thực hiện)
I/. MỤC TIÊU YÊU CẦU:
Thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01
tháng 9 năm 2011 V/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học; Thực hiện công văn ….của Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang và thực hiện công văn số 163/PGD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn chung điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học;
Thực hiện nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học được điều chỉnh theo hướng tinh giảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế
Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cho môm Khoa học, Lịch sử- Địa lý
II/. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
1/. Môn Khoa học
1.1 Lớp 4
1.2. L?p 5
2/. L?ch s?-D?a lớ
2.1 L?ch s?
2.1.1. L?p 4
2.1.2. Lớp 5
2.2. Địa lí:
2.2.1. Lớp 4
2.2.2. Lớp 5
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của huyện của UBND xã, phòng giáo dục và sự hỗ trợ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh
Được sự chỉ đạo, quan tâm, giải quyết vướng mắc và giúp đỡ của của BGH trường.
Tập thể giáo viên có năng lực, đoàn kết, nhiệt tình, và có trách nhiệm trong công tác, có uy tín với cha mẹ học sinh và học sinh trong xã và các xã lân cận
Học sinh: Nhìn chung là chăm ngoan. Có đầy đủ sách giáo khoa để học
Cơ sở vật chất đủ phục vụ cho việc dạy và học cho giáo viên và học sinh của trường.
2. Khó khăn:
Giáo viên cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nên việc tiếp cận phương pháp mới, hiện đại chậm, khó khăn hơn so với giáo viên trẻ. Tỷ lệ giáo viên trẻ (dưới 30 tuổi) so với toàn trường là 10,7 %
Lượng học sinh nghèo của trường đông, bố mẹ học sinh dân nghèo nông thôn chiếm 38% nên việc quan tâm, chăm sóc học sinh có nhiều hạn chế
Cơ sở vật chất chưa đủ, chưa chuẩn
Sách giáo khoa:
SGK Lịch sử lớp 4,5 có một số nội dung chưa phù hợp như
+ Ở SGK lớp 4
Bài 2, trang 15 câu hỏi 2 "Thành tựu đặc sắc
về quốc phòng của người Âu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó?"
(Giáo viên trường đề xuất, bỏ ý 2 vì khó với HS hoặc chuyển sang câu hỏi liên hệ mở rộng.)
Trong bài 3 trang 17, thông tin năm cuộc khởi
nghĩa Phùng Hưng các SGK viết các năm 2005-2006-2007 không thống nhất. Có sách viết năm766, có sách viết năm 776...
+ Ở SGK lớp 5
Bài 16, trang 35 nêu câu hỏi "Hãy tìm hiểu
thành tích tiêu biểu của 1 trong7 vị anh hùng được tuyên dương tại Đại hội thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc". Trong khi ở trong SGK bài học trước chỉ có thông tin ngắn của một anh hùng La Văn Cầu. (Do vậy, nên đưa vào yêu cầu sưu tầm để liên hệ, mở rộng hoặc trong các bài trước có đưa thành tích tiêu biểu của các anh hùng để đưa vào)bài ôn tập…
Đồ dùng phục vụ đổi mới giáo dục còn thiếu, hiện mới chỉ đáp ứng 50% cho mỗi phân môn.
IV/. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Hiệu trưởng chỉ đạo phân công trách nhiệm chung cho các bộ phận thực hiện.
Phó hiệu trưởng phối hợp với các tổ khối nghiên cứu tham khảo các công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học của các cấp và phù hợp với tình hình thực tế của trường.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của giáo viên thông qua kiểm tra:
+ Báo giảng hàng tuần (viết bằng mực đỏ ở nội dung bài có điều chỉnh
+ Giáo án soạn đúng theo nội dung chương trình
điều chỉnh
+ Dự giờ giáo viên để nắm tình hình thực hiện của giáo viên và tiếp thu chương trình của học sinh.
+ BGH dự các buổi SHCM của các tổ khối để kịp thời đưa ra hướng khắc phục và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc hay chia sẻ kinh nghiệm khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
1. Trong quá trình tổ chức dạy học, cán bộ quản lí và giáo viên cần lưu ý :
* Thời gian dư do giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong bài, giáo viên không đưa thêm nội dung
khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức hoặc rèn kỹ năng đã học ( trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Nhà trường cần tổ chức để giáo viên thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lí.
* Không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảm bớt, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm trong văn bản hướng dẫn điều chỉnh.
* Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học này được gửi đến từng giáo viên để thực hiện trong quá trình dạy học.
2. Những lưu ý khi dạy địa lý lớp 4 và lớp 5
Ở tiểu học, các em học sinh (HS) được học môn địa lý lớp 4 và lớp 5. Việc dạy môn học này không hề đơn giản, bởi nó là môn học mới mẻ và các kiến thức đều hết sức lạ lẫm với HS. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần hết sức chú ý đến các kiến thức cơ bản của môn học này.
2.1. Cả chương trình học ở lớp 4 và lớp 5 không có tiết học nào dạy HS cách xem và chỉ bản đồ, lược đồ. Khi dạy địa lý, giáo viên thường cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho HS quan sát bản đồ theo yêu cầu bài để kịp thời gian giảng dạy mà thôi.
Do đó khi dạy bài 1 của địa lý lớp 4, giáo viên nên dành thời gian hướng dẫn HS xác định phương hướng khi xem bản đồ. Để HS dễ nhớ, có thể cho các em đứng lên, dang thẳng hai tay, bản đồ treo trước mặt và cho HS biết hướng bản đồ: phía trên là hướng Băc, phía dưới là hướng Nam, về tay phải là hướng Đông, về tay trái là hướng Tây. Kế tiếp là cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ. Sau đó, giáo viên phải cho HS đọc chú giải đê biết về các kí hiệu đỉnh núi, dãy núi, biên giới quốc gia… Cần phải chú trọng việc nắm các kí hiệu này, vì qua mỗi bài, các kí hiệu tăng dần nhất là ở lớp 5 như kí hiệu về thành phố, sông ngòi, mỏ sắt, mỏ vàng... Đặc biệt là chú giải về màu sắc; cùng màu nhưng độ đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau như cho biết độ cao của vùng đất, độ sâu của biển… ở từng nơi. Cách chỉ bản đồ, lược đồ cũng là kiến thức, kĩ năng địa lý.
Nó rất cần cho HS khi trình bày một vấn đề phải sử dụng lược đồ trong tương lai.
2.2. Ở lớp 5, khi học sang địa lý thế giới có sử dụng quả địa cầu, rất nhiều giáo viên theo thói quen, đã quay quả địa cầu sai (như vậy là sai kiến thức địa lý). Thầy cô phải quay quả địa cầu theo ngược chiều kim đồng hồ vì quả đất tự quay từ tây sang đông. Giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn HS điều này và tập các em quay quả địa cầu cho chính xác. Ngoài việc xem lược đồ, bản đồ thì việc hướng dẫn HS tìm hiểu các bảng số liệu, biểu đồ trong SGK cũng không kém phần quan trọng. Chẳng hạn, nếu khai thác
bảng số liệu về dân số và bảng số liệu về diện tích của một nước hay một châu lục, giáo viên nên hướng dẫn HS biết cách tính mật độ dân số và khi biết mật độ dân cao sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế, môi trường… hay khi xem biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải, giáo viên có thể khai thác thêm đường ô tô được sử dụng quá nhiều dẫn đến những tác hại gì về môi trường, giao thông… và theo các em, loại đường nào cần phát triển nhiều hơn, nó có những ích lợi gì cho đời sống, cho môi trường… Như vậy, chắc chắn tiết học sẽ rất sinh động và HS sẽ có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như
tập cho các em cách suy luận từ những biểu đồ, bảng số liệu trong thực tế.
2.3. Các bài học trong sách Địa lý 4 và lớp 5 không có chú giải các từ ngữ khó hiểu nhưng thực tế có rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích cặn kẽ thì HS mới có thể nắm vững được bài học như xích đạo, chí tuyến, ôn đới, nhiệt đới, hàn đới, mật độ dân số, bồn địa, xa-van, rừng tai-ga… Rất nhiều thầy cô khi dạy thường hay quên giải thích vì cứ nghĩ rằng các em đã biết, làm HS hiểu bài một cách mơ hồ và khi lên các lớp trên lại càng “mù mờ” khi thầy cô ở Trung học nhắc đến các từ này với HS, tất cả những môn học mới đều khó. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần chú ý các
điểm trên thì bài dạy mới có hiệu quả, HS mới học tốt hơn. Học tốt địa lý 4 và lớp 5 sẽ là nền tảng vững chắc để các em học tốt địa lý trong suốt chương trình Trung học, cũng như trang bị cho các em vốn kiến thức về địa lý cần có trong cuộc sống tương lai các em sau này.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT
-Với SGK môn Lịch sử cần có tài liệu tham khảo
về tư liệu lịch sử cho từng bài. Tranh ảnh của từng bài phải rõ ràng, đẹp, hấp dẫn người học,người xem..
- Sửa đổi cách đánh giá HS vì nếu chỉ căn cứ vào bài kiểm tra định kỳ thì chưa đánh giá chính xác hoàn toàn kết
quả học tập của HS. Vì, đề kiểm tra định kỳ chưa thực sự sát và chưa thật phù hợp với trình độ của học sinh.
-Với môn Khoa học cần hỗ trợ kinh phí cho hoạt
động làm thí nghiệm, thực hành. Một số phần đã được giảm tải thì cắt luôn trong SGK để thống nhất nội dung chương trình sách. Bổ sung sách tham khảo cho GV...
- Ngoài những kiến thức của một số bài trong SGK Địa lý lớp 4 lớp 5 cần điều chỉnh thì nên có chú thích cuối trang đối với những từ mới trong lĩnh vực địa lý.
- Bên cạnh đó, trong các tiết ôn tập nên có những bài tập trắc nghiệm để HS làm quen.
Trên đây là một số ý kiến mà tập thể giáo viên
trường Tiểu học Tân Bình 3 đã đóng góp và xây dựng chuyên đề trong thời gian qua. Chúng tôi chỉ là giáo viên bình thường nên chuyên đề có gì sai sót hay chưa đủ chưa đạt yêu cầu xin quí thầy cô thông cảm và đóng góp cho chuyên đề được hoàn chỉnh và tốt hơn.
Xin trân trọng cán ơn quí thầy cô đã về dự chuyên đề.
Kính chúc quí thầy cô
dồi dào sức khoẻ và thành đạt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thuyết Giang
Dung lượng: 3,08MB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)