Chuyen de HSY HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Trí Dũng |
Ngày 02/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de HSY HSG thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
Thực trạng
Học sinh ở nông thôn và vùng biển nhất là ở địa bàn xa thành phố trên 70 km thì không thể tránh khỏi yếu kém đều các mặt, các môn học .Trường THCS Phổ Châu cũng nằm trong vùng như thế. Ai đã từng cầm phấn và đứng lớp dạy học mới thấy được cái thực trạng quá sức tưởng tượng mà khi nói ra thì nhiều người không thể nào tin . Học sinh ở trường ta yếu nhất là Tiếng Anh, thứ nhì là Toán, môn Văn mới chỉ xếp yếu thứ năm hoặc thứ sáu so với các môn học . Trong chuyên đề này tôi xin được đi sâu vào môn Toán.
Học sinh yếu ở khâu nào trong Toán ? Xin trả lời là yếu bất cứ chỗ nào có liên quan đến Toán.Đơn giản nhất như cộng, trừ, nhân, chia, bản cửu chương…..Những vấn đề này các em đã được học từ lớp 4 hoặc thậm chí lớp 3, nhưng bây giờ học sinh lớp 8, 9 vẫn khá chật vật; động một tí là dùng máy tính bỏ túi như 10 chia 5, 7 nhân 9. Không cho dùng máy tính thì các em lại giành nhau bìa vở có bản cửu chương để xem.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thì khá nhiều, chung qui lại tôi thấy có một số nguyên nhân dễ thấy như: cha mẹ , gia đình, thầy cô giáo, xã hội và bản thân các em học sinh.
Cha mẹ học sinh:
Qua trên 10 năm công tác ở Phổ Châu, tôi thấy cha mẹ ít quan tâm đến con cái . Tôi xin lấy dẫn chứng: Họp phụ huynh học sinh các kì, chưa có lần nào đạt 60% số phụ huynh. Còn họp phụ huynh học sinh yếu thì còn bi thảm hơn, cuộc họp gần đây nhất chỉ đạt 10% số phụ huynh đi họp. Ngay cả những gia đình được mời lần thứ hai, thứ ba. Có người còn gửi thư cho GVCN yêu cầu phải có trách nhiệm dạy dỗ cho con họ học giỏi hơn ! Đó là “trách nhiệm” của thầy cô giáo chứ cha mẹ chỉ biết “kiếm tiền” thôi !
Thầy cô giáo
Thực tình mà nói, học sinh yếu cũng có một phần trách nhiệm của thầy cô giáo. Do trước đây, vì thành tích và do nhiều lí do khác nhau nên thầy cô cho các em lên lớp ào ào, bây giờ kiến thức hổng không biết bao nhiêu mà kể. Một yếu tố khách quan khác như : sĩ số học sinh trong một lớp khá nhiều, giáo viên cho kiểm tra chỉ một đề thì ai cấm trẻ không quay cóp. Từ đó dẫn đến có nhiều em tiên tiến “oan”, tiên tiến giấy như mấy ông “tiến sĩ giấy” thời phong kiến. Một số em tiên tiến nhưng thực chất là HS yếu Toán nhưng không biết mình yếu . Cụ thể là kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008 có học sinh tiên tiến đạt điểm 0 khá nhiều trong đó có trường ta.
Xã hội
Như Bác Hồ đã nói:” sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” . Phải có gia đình, nhà trường và xã hội mới mong các em tiến bộ được, nhưng địa phương của ta thực tình chưa quan tâm đến học sinh bỏ học và học sinh cá biệt, nhiều lần ban giám hiệu và hiệu trưởng báo cáo cho địa phương , nhưng các đồng chí ở ủy ban không thấy động tĩnh gì ! Hội khuyến học thì bầu ra cho có mâm bát nhưng có hoạt động gì cho có hiệu quả đâu!
Bản thân học sinh
Qua nhiều năm đứng lớp, tôi thấy học sinh của ta cũng không thua kém gì với các em trường khác. Phần lớn các em có hiểu bài ngay tại lớp khoảng 50 % . Nhưng khi về nhà thì lại khác, số có học bài và làm bài tự lực chiếm khoảng 20%, còn lại khoảng dưới 30 % số học sinh mượn vở chép, ghi sách giải để đối phó. Còn 50 % số học sinh không hề đá động gì đến bài vở. Vì các em nghĩ rằng đến lớp thế nào cũng chép theo được, còn kiểm tra bài cũ thì thầy cô không dám cho 0 điểm, 1 điểm.
Hình thức bồi dưỡng và biện pháp
Học ở nhà
-Giáo viên chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn các em học tập ở nhà, cho thêm bài tập riêng cho học sinh yếu cuối mỗi tiết học, có hướng dẫn. Giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn cùng kiểm tra xem các em có thực hiện không ( việc này phải huy động cả cán bộ lớp và cán sự bộ môn giúp đỡ )
-Thành lập nhóm 2 – 4 em ở gần nhà để giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải bài tập mà giáo viên bộ môn đã cho thêm
-GVCN giao cho cha mẹ học sinh quản lí và kí vào sổ theo dõi về việc học nhóm, số lượng, thời gian, buổi học.
Học ở trường
-GVCN xếp cho HS yếu kém được
Thực trạng
Học sinh ở nông thôn và vùng biển nhất là ở địa bàn xa thành phố trên 70 km thì không thể tránh khỏi yếu kém đều các mặt, các môn học .Trường THCS Phổ Châu cũng nằm trong vùng như thế. Ai đã từng cầm phấn và đứng lớp dạy học mới thấy được cái thực trạng quá sức tưởng tượng mà khi nói ra thì nhiều người không thể nào tin . Học sinh ở trường ta yếu nhất là Tiếng Anh, thứ nhì là Toán, môn Văn mới chỉ xếp yếu thứ năm hoặc thứ sáu so với các môn học . Trong chuyên đề này tôi xin được đi sâu vào môn Toán.
Học sinh yếu ở khâu nào trong Toán ? Xin trả lời là yếu bất cứ chỗ nào có liên quan đến Toán.Đơn giản nhất như cộng, trừ, nhân, chia, bản cửu chương…..Những vấn đề này các em đã được học từ lớp 4 hoặc thậm chí lớp 3, nhưng bây giờ học sinh lớp 8, 9 vẫn khá chật vật; động một tí là dùng máy tính bỏ túi như 10 chia 5, 7 nhân 9. Không cho dùng máy tính thì các em lại giành nhau bìa vở có bản cửu chương để xem.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thì khá nhiều, chung qui lại tôi thấy có một số nguyên nhân dễ thấy như: cha mẹ , gia đình, thầy cô giáo, xã hội và bản thân các em học sinh.
Cha mẹ học sinh:
Qua trên 10 năm công tác ở Phổ Châu, tôi thấy cha mẹ ít quan tâm đến con cái . Tôi xin lấy dẫn chứng: Họp phụ huynh học sinh các kì, chưa có lần nào đạt 60% số phụ huynh. Còn họp phụ huynh học sinh yếu thì còn bi thảm hơn, cuộc họp gần đây nhất chỉ đạt 10% số phụ huynh đi họp. Ngay cả những gia đình được mời lần thứ hai, thứ ba. Có người còn gửi thư cho GVCN yêu cầu phải có trách nhiệm dạy dỗ cho con họ học giỏi hơn ! Đó là “trách nhiệm” của thầy cô giáo chứ cha mẹ chỉ biết “kiếm tiền” thôi !
Thầy cô giáo
Thực tình mà nói, học sinh yếu cũng có một phần trách nhiệm của thầy cô giáo. Do trước đây, vì thành tích và do nhiều lí do khác nhau nên thầy cô cho các em lên lớp ào ào, bây giờ kiến thức hổng không biết bao nhiêu mà kể. Một yếu tố khách quan khác như : sĩ số học sinh trong một lớp khá nhiều, giáo viên cho kiểm tra chỉ một đề thì ai cấm trẻ không quay cóp. Từ đó dẫn đến có nhiều em tiên tiến “oan”, tiên tiến giấy như mấy ông “tiến sĩ giấy” thời phong kiến. Một số em tiên tiến nhưng thực chất là HS yếu Toán nhưng không biết mình yếu . Cụ thể là kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008 có học sinh tiên tiến đạt điểm 0 khá nhiều trong đó có trường ta.
Xã hội
Như Bác Hồ đã nói:” sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” . Phải có gia đình, nhà trường và xã hội mới mong các em tiến bộ được, nhưng địa phương của ta thực tình chưa quan tâm đến học sinh bỏ học và học sinh cá biệt, nhiều lần ban giám hiệu và hiệu trưởng báo cáo cho địa phương , nhưng các đồng chí ở ủy ban không thấy động tĩnh gì ! Hội khuyến học thì bầu ra cho có mâm bát nhưng có hoạt động gì cho có hiệu quả đâu!
Bản thân học sinh
Qua nhiều năm đứng lớp, tôi thấy học sinh của ta cũng không thua kém gì với các em trường khác. Phần lớn các em có hiểu bài ngay tại lớp khoảng 50 % . Nhưng khi về nhà thì lại khác, số có học bài và làm bài tự lực chiếm khoảng 20%, còn lại khoảng dưới 30 % số học sinh mượn vở chép, ghi sách giải để đối phó. Còn 50 % số học sinh không hề đá động gì đến bài vở. Vì các em nghĩ rằng đến lớp thế nào cũng chép theo được, còn kiểm tra bài cũ thì thầy cô không dám cho 0 điểm, 1 điểm.
Hình thức bồi dưỡng và biện pháp
Học ở nhà
-Giáo viên chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn các em học tập ở nhà, cho thêm bài tập riêng cho học sinh yếu cuối mỗi tiết học, có hướng dẫn. Giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn cùng kiểm tra xem các em có thực hiện không ( việc này phải huy động cả cán bộ lớp và cán sự bộ môn giúp đỡ )
-Thành lập nhóm 2 – 4 em ở gần nhà để giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải bài tập mà giáo viên bộ môn đã cho thêm
-GVCN giao cho cha mẹ học sinh quản lí và kí vào sổ theo dõi về việc học nhóm, số lượng, thời gian, buổi học.
Học ở trường
-GVCN xếp cho HS yếu kém được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trí Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)