Chuyên đề HSG Quốc gia

Chia sẻ bởi Vũ Đình Tùng | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề HSG Quốc gia thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG HỌC SINH GIỎI
Chuyên đề 1 : Địa lý tự nhiên Việt Nam (3 tiết)
Vị trí, giới hạn
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Đất, sinh vật
* Câu hỏi ôn tập :
1. Hãy nêu vị trí, giới hạn, hình dáng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam?
Với những đặc điểm về lãnh thổ như trên, thiên nhiên Việt Nam có những nét đặc biệt gì? Phân tích những thuận lợi và khó khăn do yếu tố vị trí địa lý tác động đến việc phát triển kinh tế và giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới .
2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy n êu điểm địa ta ? so sánh đặc điểm địa hình của miền Đông Bắc và Tây Bắc nước ta?
3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học.
a..Trình bày cơ chế hoạt động của gió mùa ở nước ta và sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
b. Nhận xét lát cắt địa hình A,B,C ( atlat Việt Nam trang 10 )
4.Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày khí Việt Nam ?
b). Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
c).Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
5. Tính chất nhiệt đới, gió mùa, ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Hãy nêu vị trí, giới hạn, hình dáng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam?
Với những đặc điểm về lãnh thổ như trên, thiên nhiên Việt Nam có những nét đặc biệt gì? Phân tích những thuận lợi và khó khăn do yếu tố vị trí địa lý tác động đến việc phát triển kinh tế và giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới .
* Gợi ý trả lời :
1. Vị trí, giới hạn, hình dáng nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Điểm cực Bắc : Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (23O23’B-105O20’Đ)
- Điểm cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (8O34’B- 104O40’Đ)
- Điểm cực Tây: xã Sìn Tháu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (22O22’B-102O10’Đ)
- Điểm cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa (12O40’B-109O24’Đ)
- Nằm ở rìa phía đông của BĐ Đông Dương, vừa gắn với lục địa Á-Aâu vừa tiếp giáp với biển Đông, thông ra Thái Bình Dương Rông lớn
- Phạm vi lãnh thổ bao gồm phần đất liền có tổng diện tích khoảng 329 314km2 và vùng biển khoảng 1 triệu Km2.
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều B-N khoảng 1650 Km (15O vĩ tuyến). Nơi hẹp nhất theo chiều Đ-T, không quá 50km, thuộc tỉnh Quảng Bình . Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km. Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600km (Biên giới Việt –Trung :1400km, Việt – Lào: 2100km, Việt Nam – Campuchia:1100km).

2. Đặc điểm của vị trí địa lý về mặt tự nhiên :
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm khu vự c Đông Nam Á
- Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo
* Với vị trí địa lý như trên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm môi trường nước ta như :
- Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật vô cùng phong phú .
- Vị trí và hình thể đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên nước ta, có sự khác nhau giữa miền bắc và miền nam, giữa đồng đằng và miền núi, ven biển hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai ( nên cần có nhiều biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
3. Tác động đến phát triển kinh tế –XH và giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới :
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư với nước ngoài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)