Chuyên đề HSG

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngọc | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề HSG thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
- Học tập nói chung và học môn lịch sử nói riêng cũng là một quá trình nhận thức tuân theo những quy luật chung của sự nhận thức và cũng có quy luật riêng do đặc trưng của bộ môn, xuất phát từ sự kiện, trình tự thời gian của diễn biến lịch sử, xác định không gian…chi phối. Vì vậy khi xác định cho mình nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh về lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay, giáo viên không thể làm việc mày mò, tuỳ tiện bằng bất cứ hình thức nào mà phải có phương pháp cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học.
- "Chiến lược phát triển con người" của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay việc “Bồi dưỡng nhân tài” lại càng được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn bởi lẽ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh và phát triển đòi hỏi phải có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố quan trong để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng, việc chăm lo bồi dưỡng lực lượng học sinh giỏi đang được nhiều chính quyền, nhà trường và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.
Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: Thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép.
Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức.
Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chủ trọng khai thác kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh.
Phương tiện đồ dùng dạy học không đầy đủ.
Học sinh không thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức tìm tòi học hỏi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng. Không phát triển kỹ năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện…
Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử băng khoăn trước thực trạng đó, tôi mạnh dạn đề ra giải pháp để nâng cao kiến thức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi HSG môn Lịch sử Lớp 12 ở trường THPT”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Đề tài này là nhằm đưa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)