CHUYEN ĐỀ HỌC VẦN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Khoa Tâm | Ngày 06/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN ĐỀ HỌC VẦN thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
MÔN TiẾNG ViỆT LỚP 1
Tên chuyên đề
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DẠY TỐT
Phân môn học vần lớp 1
Người thực hiện: Trần Thị Minh Thư
I. Đặt vấn đề:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và phẩm chất đạo đức của con người để các em học lên lớp trên được dễ dàng.
Đứa trẻ hôm nay và mai sau trở thành con người như thế nào tùy thuộc rất nhiều về giáo dục, đặc biệt là cấp tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay xã hội đang nói nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh, về học sinh ngồi nhầm lớp. Từ khi có cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục thì những người làm công tác giáo dục không khỏi suy nghĩ phải làm gì và làm cho thế nào để sản phẩm mình làm ra phải có chất lượng.
Chúng ta cần tìm ra giải pháp cụ thể để góp phần đưa chất lượng học sinh trong nhà trường ngày đạt cao hơn.
Cấp tiểu học, khối lớp 1 là lớp rất quan trọng, nếu các em không đọc thông viết thạo thì các em thì các em làm toán cũng rất khó khăn và kể cả học các môn học khác cũng rất chậm. Như vậy các em theo học các lớp trên sẽ rất dễ bị hỏng kiến thức.
Với lớp 1 thì học sinh được rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bắt đầu từ môn Tiếng Việt mà nhất là phần vần.
Vì vậy, để dạy tốt phần vần lớp 1, tập thể giáo viên khối lớp 1 trong nhà trường cần có một số giải pháp để dạy tốt phần học vần lớp 1 cho học sinh.
II. Thực trạng:
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, trong những năm gần đây các em được xã hội, nhà trường, gia đình quan tâm. Các em đến trường đúng độ tuổi, được qua mẫu giáo và đã bước đầu làm quen với chữ cái, được GV tận tình dạy dỗ vì thế chất lượng giáo dục lớp 1 đạt cao, HS khá, giỏi chiếm tỉ lệ lớn.
Qua phần thi giữa học kỳ I môn Tiếng Việt khối 1 năm học 2010-2011 có tổng số 91 em và kết quả đạt như sau:

HSG: 18 em, tỷ lệ 19,7%.
Khá : 31em, tỷ lệ 34,06%.
TB : 20 em, tỷ lệ 21,87%.
Yếu : 22 em, tỷ lệ 24,17%.
Tuy nhiên trong quá trình học tập vẫn còn
một số em gặp khó khăn hạn chế như:
Đọc sai, viết chính tả sai,...
+Có một số H S phát âm chưa chuẩn mang nặng tiếng địa phương, phát âm nhầm lẫn giữa x và s, ch và tr, dấu hỏi và dấu ngã...

+Học sinh học phần âm chưa chắc, mau quên nên khi học phần vần gặp nhiều khó khăn, không phân biệt được đâu là âm, đâu là vần, nhận biết vần chậm, ghéptiếng chậm , nắm cấu tạo vần không chắc nên
hay nhầm lẫn vần này với vần kia.
+Hiện nay vẫn còn một số em đọc, viết
chậm so với chuẩn.
III. Nguyên Nhân:
Còn tồn tại một số thực trạng trên bởi các
nguyên nhân sau:

1) Học sinh:
+Học sinh lớp 1 còn quá nhỏ, từ hoạt động vui
chơi là chính chuyển qua hoạt động h.tập nên
các em chưa có ý thức trong học tập. Các em
được cha mẹ nuông chiều nên các em thường
làm theo những gì mình muốn.
+Một số học sinh trí tuệ phát triển chậm, bị bệnh lý bẩm sinh học đâu quên đó, lười học, do hoàn cảnh gia đình...

+Vận dụng phương pháp dạy và học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ HS yếu.
2) Giáo viên:
Phần lớn cha mẹ các em đi làm ăn xa, không quan tâm đến con em, khoán trắng cho GV, trong khi các em đang ở lứa tuổi rất cần sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ. Vì vậy những em gặp khó khăn về học thì càng khó khăn hơn.

3) Phụ huynh:

IV. Giải pháp:
Học sinh lớp 1 khi mới vào trường tiểu học các em còn rất bỡ ngỡ và mọi thứ còn rất mới lạ, trong thời gian đầu các em học được những gì phụ thuộc phần lớn vào thầy cô ở trường. Vì vậy, để dạy cho các em học môn Tiếng việt nói chung và phần học vần nói riêng có hiệu quả ngay từ đầu đòi hỏi người GV phải luôn tìm hiểu và nghiên cứu những phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS.
hiểu được hoàn cảnh của các em, hiểu được tâm lý của các em và đòi hỏi phải có sự nhiệt tình tâm huyết của nhà giáo.

Để có phương pháp dạy học phù hợp đối tượng HS, trước hết GV cần phân loại được đối tượng HS ngay từ những tuần đầu năm học:
*Phân loại đối tượng HS:
- HS khá, giỏi (đọc, viết tốt so với chuẩn).
- HS trung bình (đọc viết được theo chuẩn).
- HS yếu, kém (đọc viết chậm so với chuẩn).
Với số HS yếu, kém cần tìm rõ nguyên nhân yếu: Do nhận thức chậm hay quên, do hoàn cảnh gia đình, do bệnh tật, do lười học ham chơi...
GV cần vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS, nhiệt tình quan tâm giúp đỡ HS, sử dụng phối hợpnhiều phương pháp dạy học phù hợp. GV khối lớp 1 của trường đã đưa ra một số phương pháp để nâng chất lượng dạy học vần như sau:
1.Phương pháp dạy học theo nhóm đối
tượng HS:

Trong quá trình dạy GV vẫn lấy chuẩn kiến thức và kỹ năng để làm thước đo nhưng trong cùng một giờ học GV yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với các mức khác nhau theo từng đối tượng (nhất là ở buổi học thứ hai).

a- Đối với số HS khá, giỏi:
Đối với đối tượng này, trong giờ học vần, GV không bắt buộc các em đánh vần nhiều mà chú trọng đến đọc trơn. Các em đọc bài không chỉ yêu cầu đúng mà còn phải hay, phảidiễncảm.

Ngoài việc đọc hay, GV còn hướng dẫn các em viết đúng và đẹp, thường xuyên khen ngợi động viên để các em hứng thú phát triển năng lực tự có của mình, để các em trở thành con người toàn diện về mọi mặt.
b/ Đối với học sinh trung bình:

Với đối tượng học sinh này GV phải quan tâm nhiều đến việc đọc, viết bài của các em theo chuẩn, khuyến khích các em đọc trơn.
Ngoài việc đọc bài tốt, giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em viết chữ sạch sẽ, rõ ràng, đẹp.
c/ Đối tượng học sinh yếu:

Số học sinh này hầu hết là đọc, viết còn yếu. Cần cho số học sinh này đọc nhiều, viết ít hơn so với học sinh khá, giỏi.
Ví dụ: Bài 76: vần oc, ac, từ con sóc, bác sĩ.

Học sinh khá , giỏi: có thể đọc trơn cả bài
và viết được cả tiếng, từ ngoài bài có vần
vừa học.

Học sinh trung bình: chỉ cần đọc, viết theo yêu cầu chuẩn.

Đối với học sinh yếu:
-Do không thuộc âm, dấu thanh:

Học sinh học yếu phần vần, phần nhiều do chưa thuộc âm, phải nắm được phần âm mới học được phần vần ghép được vần, tiếng, từ. Vì thế, khi học sinh chưa thông thạo phần âm thì chưa vội dạy phần vần.
Giáo viên thường xuyên cho các em đọc, viết lại các chữ hoặc dấu thanh thường hay sai nhiều lần, sau đó mới chuyển sang dạy vần.
Khi dạy phần vần giáo viên cần cho học sinh nắm chắc cấu tạo vần, khi dạy xong bài giáo viên ghi lại những vần đã học qua bên góc bảng để cán bộ lớp hoặc các em được phân công giúp đỡ bạn ở đầu buổi học có cơ sở hướng dẫn và cũng là điểm tựa mà học sinh dễ nhận thấy để khắc sâu các vần đã học hơn.

- Khi chỉ cho học sinh đọc, giáo viên phải hết sức nhẹ nhàng, mềm mỏng để các em an tâm trong học tập.
Đối với số học sinh yếu do lười học hoặc ham chơi:

- GV sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý để tiện theo dõi giúp đỡ.
- Phân công học sinh khá giỏi thực hiện truy bài 15 phút đầu giờ để kiểm tra việc viết bài, đọc bài của học sinh yếu.

Đối tượng học sinh yếu thường nhận thức chậm hay quên , giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy và dạy một lượng kiến thức phù hợp cho các em.Tuy nhiên với học sinh cả lớp giáo viên vẫn lấy chuẩn để làm mục tiêu phấn đấu còn những em này nếu dạy theo chuẩn chương trình đề ra thì các em không thể theo kịp.Vì vậy:

*Tóm lại:
+Giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp,có tác dụng thúc đẩy như: Ngồi gần bạn học tốt để các em được sự giúp đỡ từ bạn, được học tập từ bạn như: tập đọc theo bạn, nhắc lại câu bạn nói, được bạn nhắc nhở, hình thức này cũng là điều kiện tốt cho hoạt động nhóm đôi.
+ Dạy các em lượng kiến thức phù hợp như: về viết chỉ yêu cầu các em viết một số dòng nếu học sinh bình thường có thể viết nhiều dòng trở lên.
+ Về đọc: tăng cường gọi các em nhắc lại nhiều lần nếu là vần, đọc nhiều lần nếu là câu ứng dụng. Ngoài ra, giáo viên cần có kế hoạch thời gian để kèm các em trong buổi tăng buổi, các đối tượng học sinh khá giỏi tự làm các yêu cầu giáo viên giao và các em ngồi cùng bàn theo dõi nhau. Khi đó, giáo viên phải quan tâm đặc biệt tới các em học chậm,yếu.

2) Phương pháp sử dụng ĐDDH như tranh ảnh, vật thật...

Đây là phương pháp dạy học hỗ trợ cho học sinh nhớ được vần, từ rất tốt.
Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1 khả năng tư duy trừu tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên mô hình vật thật, tranh ảnh...Do vậy trong các giờ học yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu, kể cả ĐDDH Giáo viên tự làm hoặc tìm...
+ĐDDH là phương tiện chuyển tải thông tin và nội dung kiến thức, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú học sinh học tập.

+ĐDDH môn Tiếng Việt ngoài bộ học vần của học sinh, giáo viên được cấp tranh ở sách giáo khoa , Gv còn có thể tìm các vật thật để giảng dạy như: lá tía tô, múi bưởi, trái ổi, quả lựu, bông súng, đèn pin, con tem, ...
+Từ những hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần, các từ vừa học bởi các em có sự liên tưởng từ vật thật đến vần vừa học.

+Như vậy dùng tranh ảnh, vật thật trong các giờ Tiếng Việt giúp học sinh nhớ vần và từ tốt hơn . Đặc biệt có tác dụng rất lớn đối với các em học chậm.
3) Người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh:

- Giáo viên dạy lớp 1 phải nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các em, luôn tạo không khí thỏai mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét động viên các em giúp các em thấy tự tin và phấn khởi, sự chỉ bảo ân cần là điều rất cần thiết, tránh quát mắng các em khi các em làm sai hay chưa làm được.
- Giáo viên cần gần gũi với học sinh thì mới hiểu được về học sinh của mình, bản thân các em sẽ thấy cô giáo như người thân trong gia đình của mình, sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui hoặc những khó khăn của mình trong học tập hay trong sinh hoạt hằngngày.

4) Phối hợp với phụ huynh học sinh
Từ thực tế cho thấy nhiều cha mẹ học sinh cho con đến trường là xong nhiệm vụ còn trách nhiệm dạy, giáo dục con mình là phần thầy cô giáo, có những em bị bệnh nhưng cha mẹ không hề biết vẫn cho con đi học, có khi đi học cả buổi mà vẫn chưa ăn gì, ngay cả khi các em bị ốm mà phụ huynh cũng không quan tâm tới các em. Với các trường hợp này đòi hỏi giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh
trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng kết quả học tập của các em muốn tốt phải có sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

* Yêu cầu quan tâm tối thiểu của cha mẹ học sinh là:
Kiểm tra bài vở của các em sau mỗi buổi học ở trường, xem con mình đã học những môn nào, ghi chép ra sao, nhắc các em soạn sách vở, đọc nhiều lần bài ở nhà, chuẩn bị cho bài mới.
Giáo viên ngoài họp phụ huynh theo kế hoạch của trường còn phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh bằng phiếu liên lạc hay trực tiếp trao đổi với phụ huynh khi cần thiết.Cần trao đổi và tư vấn cho phụ huynh hiểu được quá trình học tập của các em tốt phải có sự hỗ trợ quan tâm từ phía giađình.

V. Kết luận:
Lớp Một là lớp quan trọng nhất ở bậc Tiểu học, học hết lớp một các em phải đọc, viết thành thạo thì mới học lên các lớp trên có chất lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo gía trị của nhà trường. Vì vậy mục tiêu trường học nào cũng muốn chất lượng trường mình đạt tốt, đó là nhiệm vụ của người quản lý, của người giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, đòi hỏi người quản lý và người giáo viên phải có tâm huyết với nghề,
luôn tìm tòi và có biện pháp cụ thể trong quá trình chỉ đạo, giáo viên tìm ra những giải pháp hợp lý, vận dụng các phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt lớp một nói riêng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên lớp trên.

Với chuyên đề này hy vọng từng ngày giáo viên Tiểu học và nhất là giáo viên lớp 1 tiếp tục bổ sung những giải pháp mới để giúp các em học phần vần có hiệu quả.
Chuyên đề kết thúc, cám ơn sự theo dõi của quý thầy cô !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Khoa Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)