Chuyên đề hình ảnh người lính...

Chia sẻ bởi Vũ Kim Chi | Ngày 18/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề hình ảnh người lính... thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Mở đầu
Tầm quan trọng của vấn đề
Vấn đề đặt ra do chính cuộc sống xã hội hiện đại yêu cầu. Xã hội cần đến những con người có khả năng tạo dựng độc lập, sáng tạo, tạo ra sự sáng tạo trí tuệ cho mình, biết phương pháp vận dụng trong cuộc sống.
Tri thức của nhân loại phát triển với tốc độ rất nhanh, tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng rất nhanh, việc ứng dụng vào đời sống phải đuổi kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Hơn nữa tri thức của nhân loại là hết sức khổng lồ, trong khi đó khả năng tiếp nhận của mỗi con người có hạn, vì thế vấn đề đặt ra là phải có phương pháp để tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất, chính vì thế trong nhà trường phải áp dụng phương pháp giáo dục tích cực cho học sinh.
Đặc điểm của đất nước Việt nam hiện đại đang phấn đấu “Đi tắt, đón đầu” để nhanh chóng hoà nhập với các nước phát triển về mọi phương tiện. Giáo dục phải đi trước đó là quốc sách hàng đầu vì giáo dục nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực, phát triển thêm nhân tài. Như vậy với nước Việt nam, đổi mới phương pháp là chiến lược quốc gia quan trọng, theo hướng đổi mới giáo dục lấy học sinh là trung tâm.
Bản chất của nền giáo dục là chuyển nền văn minh nhân loại thành năng lực cho mỗi trẻ em. Mục đích của giáo dục là hướng đến trẻ em với phương châm “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” tất cả dành cho trẻ em để cho trẻ em phát triển tối đa những khả năng trí tuệ vì đó là những hạt nhân tương lai của thế giới. Vì thế nền giáo dục mới phải hướng tới học sinh, khẳng định sức mạnh tinh thần tiềm tàng trong học sinh, khơi dậy trong học sinh tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.
Vì thế vấn đề áp dụng phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề cấp thiết cần được áp dụng trong nền giáo dục Việt nam.
Chương I
Những cơ sở lý luận của phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm
Lý luận về sự phát triển tâm lý và sự năng lực người
Quan niêm về năng lực trẻ em:
Theo tâm lý học từ đầu thế kỷ 20 việc đánh giá về năng lực trẻ em vẫn chưa ngã ngũ.
Có quan niệm cho rằng: Trẻ em như tờ giấy trắng, khi sinh ra tâm lý, năng lực ở trẻ em là con số không. Việc dạy học là thầy giáo viết vào trang giấy trắng đó, thầy viết được bao nhiêu thì trò có được bấy nhiêu. Giáo dục là tạo từ con số không ở trẻ đến cái có trong trẻ.
Lại có ý kiến khác cho rằng: “Trẻ em khi mới sinh ra cũng giống như các sinh vật khác đã có bản năng di truyền, lớn lên bộc lộ dần từ mã di truyền ấy”, một số nhà tâm lý tư sản thừa nhận “những đặc điểm tâm lý là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật, sự phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Kim Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)