CHUYEN DE HAY
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Trọng |
Ngày 25/04/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE HAY thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin và Truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học, Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.
Theo đó, từ năm học 2003 – 2004, UBND tỉnh Hưng Yên và Sở GD&ĐT Hưng Yên đã có công văn (số 867/THPT ngày 11/9/2003) gửi các trường hướng dẫn dạy - học môn Tin học và các công văn khác để triển khai áp dụng CNTT trong quản lý - giảng dạy bộ môn Tin học. UBND tỉnh và Sở GD&ĐT trang bị phòng máy tính, máy chiếu (Projector) cho các trường để giảng dạy bộ môn Tin học. Sở thường xuyên tổ chức tập huấn CNTT cho lãnh đạo các trường, phòng GD&ĐT và giáo viên tỉnh nhà nhằm mục đích tiếp cận với công nghệ mới của CNTT. Hằng năm, Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi: Hội thi Tin học trẻ không chuyên, thi học sinh giỏi Tin học lớp 12, giải Toán, Tiếng Anh qua Internet, ngày 12/10/2012 Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên có công văn số:1753/SGD&ĐT-GDTrH-GDTX V/v Tổ chức Hội thi chọn GVDG cấp THPT năm học: 2012-2013 trong đó có bộ môn Tin học và mới nhất Sở GD&ĐT có công văn số:162/SGD&ĐT-CNTT V/v Kế hoạch tổ chức Hội thi Tin học ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên - năm 2013, ký ngày 22/2/2013, nhằm mục đích đưa người Hưng Yên tiếp cận, ứng dụng và theo kịp sự phát triển CNTT của đất nước và trên thế giới. Mặc dù vậy, việc học tin học ở trường THPT của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại.
Để giúp học sinh tham gia một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại, phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (điều 5 khoản 2) đã ghi: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Là một giáo viên Tin học tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và yêu thích môn học, tích cực và hứng thú trong từng tiết học. Và tôi cho rằng, điều trăn trở đó chỉ được giải tỏa khi người giáo viên tự giác đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Đây không phải là một cách thức mới, tuy nhiên vấn đề là làm thế nào để nó đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây, tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà mình đã rút ra được khi tổ chức hoạt động nhóm trên lớp để quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng thông qua đề tài “Nâng cao hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm trong dạy - học tin học” và có thể coi đó là một vài kinh nghiệm trong dạy - học nhằm nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn Tin học hiện nay.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù rất cẩn
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin và Truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học, Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.
Theo đó, từ năm học 2003 – 2004, UBND tỉnh Hưng Yên và Sở GD&ĐT Hưng Yên đã có công văn (số 867/THPT ngày 11/9/2003) gửi các trường hướng dẫn dạy - học môn Tin học và các công văn khác để triển khai áp dụng CNTT trong quản lý - giảng dạy bộ môn Tin học. UBND tỉnh và Sở GD&ĐT trang bị phòng máy tính, máy chiếu (Projector) cho các trường để giảng dạy bộ môn Tin học. Sở thường xuyên tổ chức tập huấn CNTT cho lãnh đạo các trường, phòng GD&ĐT và giáo viên tỉnh nhà nhằm mục đích tiếp cận với công nghệ mới của CNTT. Hằng năm, Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi: Hội thi Tin học trẻ không chuyên, thi học sinh giỏi Tin học lớp 12, giải Toán, Tiếng Anh qua Internet, ngày 12/10/2012 Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên có công văn số:1753/SGD&ĐT-GDTrH-GDTX V/v Tổ chức Hội thi chọn GVDG cấp THPT năm học: 2012-2013 trong đó có bộ môn Tin học và mới nhất Sở GD&ĐT có công văn số:162/SGD&ĐT-CNTT V/v Kế hoạch tổ chức Hội thi Tin học ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên - năm 2013, ký ngày 22/2/2013, nhằm mục đích đưa người Hưng Yên tiếp cận, ứng dụng và theo kịp sự phát triển CNTT của đất nước và trên thế giới. Mặc dù vậy, việc học tin học ở trường THPT của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại.
Để giúp học sinh tham gia một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại, phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (điều 5 khoản 2) đã ghi: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Là một giáo viên Tin học tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và yêu thích môn học, tích cực và hứng thú trong từng tiết học. Và tôi cho rằng, điều trăn trở đó chỉ được giải tỏa khi người giáo viên tự giác đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Đây không phải là một cách thức mới, tuy nhiên vấn đề là làm thế nào để nó đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây, tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà mình đã rút ra được khi tổ chức hoạt động nhóm trên lớp để quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng thông qua đề tài “Nâng cao hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm trong dạy - học tin học” và có thể coi đó là một vài kinh nghiệm trong dạy - học nhằm nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn Tin học hiện nay.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù rất cẩn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Trọng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)