CHUYÊN ĐỀ HAI ĐỨA TRẺ
Chia sẻ bởi TRẦN HOÀNG LONG |
Ngày 26/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ HAI ĐỨA TRẺ thuộc Tiếng Anh 11
Nội dung tài liệu:
BÀI 3: TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ
--------------------------------------
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM
I. Mở bài :
- Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh và mất ở Hà Nội, nhưng khi còn ấu thơ có một thời gian ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là em ruột hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo, và là một trong những cây bút chủ chốt của “Tự lực Văn Đoàn”.
- Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tài hoa, xuất sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn.
+ Ông thường đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.
+ Hai yếu tố “Hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình thi vị” luôn luôn đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong trong phong cách nghệ thuật của ông.
- “Hai đứa trẻ” rút từ tập truyện “Nắng trong vườn” – 1938 là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho đời văn và phong cách Thạch Lam.
II. Thân bài:
1. Một bức tranh quê đầy chất thơ.
- Đặc điểm của truyện: “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đơn giản hầu như không có chuyện.
+ Rất khó tìm được ở đây những sự kiện mang tính chất kịch, bi hài như sáng tác của Nguyễn Công Hoan, những cuộc vật lộn, đau đớn, giằng xé về mặt nội tâm như những trang văn của Nam Cao.
+ Đọc truyện Thạch Lam, người ta chỉ cảm nhận bằng tâm hồn, bằng tất cả các giác quan, chứ ít khi có thể tóm tắt mạch lạc toàn bộ diễn biến của cốt chuyện.
+ Truyện chỉ kể lại hình ảnh hai đứa trẻ ngồi trên chiếc chõng nát ngắm nhìn phố xá chìm dần vào đêm tối, tuy “đã buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm đấy ánh sáng vụt qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ.
+ Câu chuyện đơn sơ như vậy sẽ làm thất vọng cho những ai muốn đi tìm cốt chuyện giàu kịch tính với những chi tiết li kì, lắt léo. Tuy nhiên, dưới ngòi bút Thạch Lam, “Hai đứa trẻ” không hề nhạt nhẽo, trái lại rất ám ảnh, thấm thía, đầy dư vị với cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha.
- Tác phẩm mở đầu bằng một bức tranh chiều quê phố huyện sinh động như một bài thơ về quê hương quen thuộc mà rất thi vị:
+ “Chiều, chiều rồi! Một chiều êm ả như ru”. Lời văn rất nhẹ nhàng, nhịp văn êm ái đã đưa con người vào thế giới thanh bình của cảnh vật.
+ Ngòi bút tinh tế và tạo hình của Thạch Lam chỉ chấm phá vài nét mà đã vẽ được một bức tranh rất sinh động với đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương vị:
. “phương Tây đỏ rực…và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.
. Giữa những hình ảnh sinh động của cảnh vật vang lên âm thanh “tiếng trống thu không” gọi buổi chiều xen lẫn với tiếng “ếch nhái kêu ran ngoài đồng theo làn gió nhẹ đưa vào”, “muỗi bắt đầu vo ve”.
+ Chỉ bằng mấy câu văn ngắn gọn, Thạch Lam đã đưa độc giả trở về khung cảnh đầy linh hồn êm ả, thị vị mà đượm buồn, thân thiết của quê hương, làng mạc, của nông thôn Việt Nam muôn đời.
+ Nó khơi gợi trong tâm hồn con người một tình cảm gắn bó thiết tha với miền quê lam lũ. Nơi ấy không chỉ có những cảnh sắc thanh bình, thơ mộng, êm đềm mà còn có cả những mảng đời lam lũ, tăm tối.
2. Tâm trạng của chị em Liên trước bức tranh chân thực về đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối.
- “Hai đứa trẻ” ngoài việc mở ra bức tranh thiên nhiên, còn đi sâu vào tái hiện bức tranh chân thực về đời sống phố huyện nghèo và chỉ qua bức tranh đó, ngòi bút nhân đạo, cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam mới có dịp phát huy đầy đủ nhất.
- Cuộc sống con người phố huyện trong thế giới “chìm chìm, nhạt nhạt” và vắng lặng của buổi chiều tối được dựng lên bằng những nét kí hoạ rất đỗi chân thực và được nhà văn gửi gắm qua cái nhìn ngây thơ của chị em Liên. Trong con mắt của hai đứa trẻ, từ cảnh vật cho đến cảnh sinh hoạt nơi phố huyện, đâu đâu cũng gợi lên sự tàn tạ, quẩn quanh, bế tắc.
a. Mở đầu là khung cảnh ngày tàn
--------------------------------------
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM
I. Mở bài :
- Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh và mất ở Hà Nội, nhưng khi còn ấu thơ có một thời gian ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là em ruột hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo, và là một trong những cây bút chủ chốt của “Tự lực Văn Đoàn”.
- Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tài hoa, xuất sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn.
+ Ông thường đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.
+ Hai yếu tố “Hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình thi vị” luôn luôn đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong trong phong cách nghệ thuật của ông.
- “Hai đứa trẻ” rút từ tập truyện “Nắng trong vườn” – 1938 là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho đời văn và phong cách Thạch Lam.
II. Thân bài:
1. Một bức tranh quê đầy chất thơ.
- Đặc điểm của truyện: “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đơn giản hầu như không có chuyện.
+ Rất khó tìm được ở đây những sự kiện mang tính chất kịch, bi hài như sáng tác của Nguyễn Công Hoan, những cuộc vật lộn, đau đớn, giằng xé về mặt nội tâm như những trang văn của Nam Cao.
+ Đọc truyện Thạch Lam, người ta chỉ cảm nhận bằng tâm hồn, bằng tất cả các giác quan, chứ ít khi có thể tóm tắt mạch lạc toàn bộ diễn biến của cốt chuyện.
+ Truyện chỉ kể lại hình ảnh hai đứa trẻ ngồi trên chiếc chõng nát ngắm nhìn phố xá chìm dần vào đêm tối, tuy “đã buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm đấy ánh sáng vụt qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ.
+ Câu chuyện đơn sơ như vậy sẽ làm thất vọng cho những ai muốn đi tìm cốt chuyện giàu kịch tính với những chi tiết li kì, lắt léo. Tuy nhiên, dưới ngòi bút Thạch Lam, “Hai đứa trẻ” không hề nhạt nhẽo, trái lại rất ám ảnh, thấm thía, đầy dư vị với cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha.
- Tác phẩm mở đầu bằng một bức tranh chiều quê phố huyện sinh động như một bài thơ về quê hương quen thuộc mà rất thi vị:
+ “Chiều, chiều rồi! Một chiều êm ả như ru”. Lời văn rất nhẹ nhàng, nhịp văn êm ái đã đưa con người vào thế giới thanh bình của cảnh vật.
+ Ngòi bút tinh tế và tạo hình của Thạch Lam chỉ chấm phá vài nét mà đã vẽ được một bức tranh rất sinh động với đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương vị:
. “phương Tây đỏ rực…và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.
. Giữa những hình ảnh sinh động của cảnh vật vang lên âm thanh “tiếng trống thu không” gọi buổi chiều xen lẫn với tiếng “ếch nhái kêu ran ngoài đồng theo làn gió nhẹ đưa vào”, “muỗi bắt đầu vo ve”.
+ Chỉ bằng mấy câu văn ngắn gọn, Thạch Lam đã đưa độc giả trở về khung cảnh đầy linh hồn êm ả, thị vị mà đượm buồn, thân thiết của quê hương, làng mạc, của nông thôn Việt Nam muôn đời.
+ Nó khơi gợi trong tâm hồn con người một tình cảm gắn bó thiết tha với miền quê lam lũ. Nơi ấy không chỉ có những cảnh sắc thanh bình, thơ mộng, êm đềm mà còn có cả những mảng đời lam lũ, tăm tối.
2. Tâm trạng của chị em Liên trước bức tranh chân thực về đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối.
- “Hai đứa trẻ” ngoài việc mở ra bức tranh thiên nhiên, còn đi sâu vào tái hiện bức tranh chân thực về đời sống phố huyện nghèo và chỉ qua bức tranh đó, ngòi bút nhân đạo, cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam mới có dịp phát huy đầy đủ nhất.
- Cuộc sống con người phố huyện trong thế giới “chìm chìm, nhạt nhạt” và vắng lặng của buổi chiều tối được dựng lên bằng những nét kí hoạ rất đỗi chân thực và được nhà văn gửi gắm qua cái nhìn ngây thơ của chị em Liên. Trong con mắt của hai đứa trẻ, từ cảnh vật cho đến cảnh sinh hoạt nơi phố huyện, đâu đâu cũng gợi lên sự tàn tạ, quẩn quanh, bế tắc.
a. Mở đầu là khung cảnh ngày tàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: TRẦN HOÀNG LONG
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)