Chuyen de GVCN lop-le dung

Chia sẻ bởi lê thị kim dung | Ngày 02/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: chuyen de GVCN lop-le dung thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ - GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
(Biên soạn theo Tài liệu tập huấn của Chương trình phát triển giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
Chia sẻ: Cảm nhận cuộc sống.
Nội dung 1: Công tác chủ nhiệm - chức năng tư vấn GVCN
Nội dung 2: Đặc điểm phát triển tâm lý của HS trung học; Nội dung 3: Giáo dục tình bạn, tình yêu cho học sinh trung học.
Nội dung 4: Kĩ Thuật tổ chức quá trình tư vấn học đường.
Nội dung 5: Phương pháp tự học của học sinh trung học.
Nội dung 6: Kĩ năng phát triển trí tuệ cảm xúc.
Nội dung 7: Các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CHIA SẺ
Cảm nhận cuộc sống…
Tại sao lại như vậy?
Tại sao trẻ lại như vậy?

2. Nếu cứ như vậy thì tương lai của trẻ sẽ về đâu?

3. Vậy phải làm gì để trẻ hướng đến 1 tương lai tốt đẹp- thành công?
Phải làm gì ?
A. Chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm
B. Đối tượng, nhiệm vụ tư vấn
C. Nội dung tư vấn của GVCN
D. Một số yêu cầu đạo đức với nhà tư vấn
Nội dung 1:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM - CHỨC NĂNG TƯ VẤN CỦA GVCN
Chia sẻ
Nhóm 1:
Thầy cô gặp phải khó khăn gì trong khi giao tiếp, tư vấn cho học sinh?
Nhóm 2:
Thầy cô gặp phải khó khăn gì trong khi giao tiếp, tư vấn cho Phụ huynh học sinh?
Nhóm 3:
Thầy cô gặp phải khó khăn gì từ chính mình trong khi giao tiếp, tư vấn cho học sinh?
Nhóm 4:
Thầy cô có những thuận lợi gì khi làm tư vấn cho học sinh với vai trò là GVCN?
Thảo luận: 4 nhóm- Thảo luận nhanh !
A. Chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh
Hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh trong lớp chủ nhiệm
Giáo dục
Dạy học
Quản lý
Trong lớp chủ nhiệm, khi có những học sinh có những khó khăn tâm lý, tình cảm, có những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, có những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì?
“Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình”…
(Công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28 / 10 / 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tư vấn tâm lý là quá trình nhà tư vấn vận dụng những tri thức, phương pháp và kỹ thuật tâm lý học nhằm giúp đối tượng được ta vấn nhận ra chính mình, từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lý cảu bản thân ở trình độ cao hơn.
Tư vấn giáo dục là quá trình tư vấn mà nhà tư vấn sử dụng các phương pháp giáo dục nhằm can thiệp, phòng ngừa, hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển.
B. Đối tượng, nhiệm vụ tư vấn
C. Nội dung tư vấn của GVCN
Nội dung tư vấn:

1. Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh,

2. Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới,

3. Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè,

4. Phương pháp học tập,

5. Tham gia các hoạt động xã hội,

6. Thẩm mỹ, v. v…
D. Một số yêu cầu đạo đức với nhà tư vấn
1. Vấn đề bảo mật thông tin:
Thông báo cho HS mục đích, kĩ thuật, nguyên tắc trong khi tư vấn, những trường hợp cần thiết lộ thông tin vì công việc
Các thông tin của HS được lưu giữ bảo mật, trừ những thông tin cần thông báo để ngăn các mối nguy hiểm cho HS vầ người khác, hoặc vấn đề liên quan đến pháp luật.
Bảo vệ quyền bảo mật thân nhân của HS đối với bất cứ hồ sơ, giấy tờ, số liệu liên quan đến HS
2. Kế hoạch hỗ trợ
Nhà TVTL làm việc cùng HS để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho HS, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của cả 2 bên. Kế hoạch được xem lại thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và tôn trọng lựa chọn của học sinh
3. Quan hệ kép
Nhà TVTL tránh các mối quan hệ kép có thể dẫn đến tính khách quan và gia tăng khả năng làm hại đến HS (người thân, bạn, v.v….)
Tìm hiểu đời sống tâm sinh lý
của học sinh THCS
Nội dung 2:
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TẤM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
Vấn đề Quan hệ xã hội
Tự ý thức – Tách khỏi cha mẹ để được độc lập
Thích hoạt động ngoài xã hội hơn hoạt động tại gia đình (hoặc thu mình trong giao tiếp xã hội)
Bắt đầu biết cách đánh giá- xem xét người khác
Hiện tượng “thần tượng của trẻ VTN”
Thích khẳng định mình với những người xung quanh để gây chú ý.
Trẻ chịu áp lực học tập
HS học kém
thường có hành vi
không phù hợp
 Gây sự chú ý
 Né tránh việc học
Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội
Môi trường VH-XH không thuận lợi (thù nghịch) làm thui chột sự phát triển

Môi trường VH-XH thuận lợi giúp
trẻ có nhiều cơ hội phát triển
Tác động của môi trường sống
Các nhiệm vụ phát triển không phù hợp với độ tuổi ( đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ)
Các quan hệ xã hội không thuận lợi ngăn cản sự phát triển của trẻ ( cha mẹ, giáo viên, bạn bè…)
Trẻ không được trải nghiệm, luyện tập đáp ứng với môi trường
Trẻ không được tạo cơ hội để giải quyết vấn đề có tính giả thuyết
Văn hoá xã hội không thuận lợi
Văn hoá xã hội thuận lợi
Môi trường giầu có về tri thức và luôn hướng đến cái mới, tiến bộ.
Ý kiến của chủ thể được lắng nghe, đánh giá trước khi bị phán xét
Việc đúng sai cần phải được thực nghiệm và thực tế chứng minh
Tạo điều kiện cho chủ thể tự do hoạt động
Chấp nhận sự khác biệt, tự do tranh luận để cùng đi đến giải pháp.
A. Thế nào là tự học
B. Cơ sở sinh lý của hoạt động học và tự học
C. Vai trò của tự học đối với người học và người dạy
D. Kĩ năng tự học
Nội dung 5:
PHƯƠNG PHÁP TỰ̣ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
A. Thế nào là tự học

Tự học là tự mình động não huy động tất cả mọi năng lực trí óc, tinh thần, tình cảm, sức khỏe và sử dụng tối đa những điều kiện khách quan có thể có vào hỗ trợ việc chiếm lĩnh kiến thức
B. Cơ sở sinh lý của hoạt động học và tự học
C. Vai trò của tự học đối với người học và người dạy
Với người thầy:
Định hướng, giúp học sinh học tập được nhiều hơn
Biến quá trình dạy học – thành tự học của học trò
Với người trò:
Say mê và tìm tòi khám phá kiến thức mới
Kích thích hoạt động trí não thường xuyên
Biến quá trình học tập thành quá trình tự học – tự lĩnh hội
Có khả năng tự học suốt đời = yếu tố quyết định cho sự thành công của con người.
D. Kĩ năng tự học
8. Gặp gỡ và chia sẻ
7. Trợ giúp cá nhân trong quá trình
6. Tự đánh giá và điều chỉnh
5. Thực thi kế hoạch
4. Lập kế hoạch học tập
3. Chọn PP và chiến lược học
2. Xác định cách học
1. Cơ chế học và tiềm năng của não
1. Cơ chế học và tiềm năng của não
Cơ chế học
và tạo dựng Động lực học tập
Các câu hỏi HS nên trả lời:
Học vì mình hay vì người khác ?
Học để làm gì ?
Tại sao cần tự học ?
2. Xác định cách học
Bạn học như thế nào?
* Học theo cách đặt câu hỏi
* Viết ra để học, viết lại kiến thức
* Học theo trí nhớ logic.v.v…
* Học theo cách vẽ sơ đồ
* Học theo cách thảo luận
* Học phản xạ nhanh qua bài trắc nghiệm
3. Chọn PP và chiến lược học
Bạn học như thế nào?
* Học theo cách đặt câu hỏi – PP đặt câu hỏi và trả lời cùng bạn
* Viết ra để học, viết lại kiến thức – PP học theo cách viết
* Học theo trí nhớ logic ..PP học suy luận logic
* Học theo cách vẽ sơ đồ - PP vẽ sơ đồ.
* Học theo cách thảo luận – PP xemina
* Học phản xạ nhanh qua bài trắc nghiệm – PP học tập trắc nghiệm
5. Thực thi kế hoạch
Bắt tay thực hiện:

Những thuận lợi là gì
Những khó khăn sẽ là gì
Hỏi ai khi găp khó khăn và cố gắng như thế nào
Cần ở người học những phẩm chất gì để tự học
6. Tự đánh giá và điều chỉnh
Tôi đã đạt được đến đâu so với kì vọng của mình
Tôi yếu điểm nào, mạnh điểm nào
Tôi cần chỉnh sửa điều gì
Mục tiêu tiếp theo là gì
Tôi có tiếp tục để đạt được mục đích mới hay không
7. Trợ giúp cá nhân trong quá trình
Vai trò của GVCN
Trợ giúp về mặt tâm lý ( ủng hộ, động viên, đặt mục tiêu, bên cạnh học sinh.v.v….
Trợ giúp về mặt kiến thức ( thầy giáo giải thích giúp, thời điểm nào và có thể hỏi được những gì.v.v….
Trợ giúp việc đặt mục tiêu vừa sức
Trợ giúp việc phối kết hợp với nhà trường và gia đình để học sinh tự học tốt nhất
8. Gặp gỡ và chia sẻ
Trao đổi với thầy cô và bạn bè để rút ra những kinh nghiệm học tập hiệu quả hơn.
Học theo 4 H: Học - Hỏi - Hiểu - Hành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị kim dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)