Chuyen de giao duc nang luong

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nang | Ngày 08/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de giao duc nang luong thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

1. Mục tiêu:
Giáo dục SDNLTK&HQ qua phần Địa lí ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh :
-Hiểu biết ban đầu về các nguồn tài nguyên năng lượng như :
than, dầu, sức nước,... và vai trò của chúng đối với đời sống và
sản xuất.
- Biết sơ lược về tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam và các châu lục.
- Biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
2. Phương thức tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ qua phần Địa lí
2.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

2.2. Các nguyên tắc tích hợp
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục SDNLTK&HQ.
- Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục tiêu nhất định không tràn lan tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em .
2.3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK& HQ.

Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp phần Địa lí chỉ ở mức độ tích hợp bộ phận và liên hệ.

Lớp 5
Hình thức tổ chức
Giáo dục SDNLTK&HQ thường được tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp tại một số cơ sở sử dụng năng lượng. Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp.
Để gìơ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.

Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn. Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả:
2.1. Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế
Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi. Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học giáo dục SDNLTK & HQ cho học
sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
2.2. Phương pháp thảo luận
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2.3. Phương pháp đóng vai

Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ. Do đó cần thiết kế những“ kịch bản “ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
2.4. Phương pháp trực quan
Các thiết bị, đồ dùng dạy học thường được sử dụng trong dạy học Địa lí là bản đồ, tranh ảnh, băng hình,.....
Trong giáo dục SDNLTK&HQ, bản đồ - giúp học sinh biết rõ sự phân bố một số nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam và các châu lục; tranh ảnh, băng hình giúp học sinh thấy được tình hình khai thác và sử dụng năng lượng hiện nay cũng như ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng không hợp lí đối với môi trường.
3.1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận
Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ. Vì vậy :
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần: nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì ; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viêntiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học
3.2. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ
Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học.
Bài 8 – địa lí 4
(Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)
(Mức độ tích hợp: liên hệ)
I. Mục tiêu
HS biết:
*Kiến thức:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: khai thác sức nước, khai thác rừng.
- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Thấy được sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng sức nước, khai thác rừng một cách hiệu quả và tiết kiệm (nội dung liên hệ).
*Kĩ năng:
- Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
* Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên.
III. Hoạt động dạy học
3.1. Khai thác sức nước
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:
HS làm việc nhóm theo phiếu sau:
Phiếu làm việc nhóm:
Câu 2. Đọc SGK mục 3 trang 90 cho biết đặc điểm sông ngòi ở Tây Nguyên.

Lưu ý: GV lưu ý cho HS màu sắc thể hiện trên bản đồ để xác định được nơi bắt nguồn của sông, vì sông chảy từ nơi cao xuống nơi thấp.
Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
- GV gọi một HS lên bảng chỉ 4 con sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam trên tường.
- GV lưu ý HS chỉ một dòng sông phải chỉ từ đầu nguồn xuống đến của sông.
Bước 3:
- GV sửa chữa và hoàn thiện phần trình bày.
- GV giúp HS rút ra kết luận: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông và suối ở đây lắm thác ghềnh.
GV chuyển ý: Với đặc điểm của sông ngòi như vậy, người dân ở Tây Nguyên đã vận dụng để khai thác sức nước như thế nào?
GV viết tên đề mục 3 lên bảng: Khai thác sức nước.



*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
Bước 1:
- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khai thác sức nước ?
- Các hồ chứa nước do người dân đắp đập, ngăn sông có tác dụng gì ?
- Chỉ vị trí các nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ hình 1 và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam trên tường và cho biết nó nằm trên con sông nào.
Bước 2:
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về thuỷ điện Y-a-li (nếu có) hoặc ảnh trong SGK và giới thiệu thêm về thuỷ điện Y-a-li. Nhà máy thuỷ điện Y-a-li được khởi công vào tháng 11/ 1993. Đây là công trình thuỷ điện lớn thứ 2 sau công trình thuỷ điện Hoà Bình. Cuối năm 1998 nhà máy thuỷ điện này bắt đầu hoạt động...).
4. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
*Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
Bước 1:
- GV nói: các em đã biết ở Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô. Vì vậy, ở những nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rậm rụng lá mùa khô (rừng khộp).
- GV yêu cầu từng cặp mô tả cho nhau nghe rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh và các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng; rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm .
Bước 2:
- Một vài HS mô tả 2 loại rừng trước lớp kết hợp với chỉ tranh ảnh về 2 loại rừng này (nếu có).
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày của HS.
(Đáp án: ô 1 nối với ô 4, ô số 2 nói với ô số 3)
GV chuyển ý: ở Tây Nguyên có nhiều rừng rậm, rừng có giá trị gì và người dân ở Tây Nguyên đã khai thác như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận.
GV viết tên đề mục 4 lên bảng: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
*Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
Bước 1:
Đọc mục 2, quan sát hình 8, 9,10 trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, HS trả lời các câu hỏi sau:
Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.


- Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên (có thể liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nội dung này).
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng (có thể liên hệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nội dung này).
Bước 2:
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là du canh, du cư.
(Du canh: hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt, vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác. Du cư: hình thức sinh sống không có nơi cư trú nhất định).


Bước 3:
GV tổ chức cho HS hoàn thiện sơ đồ sau để khắc sâu cho HS về nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng (đây là nội dung cũng có thể liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả).
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS:
- Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
- Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tit, bô - xit, dầu mỏ.
- Biết sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
II – Tài liệu và phương tiện
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ Khoáng sản Việt Nam
- Thông tin về tình hình khai thác than và dầu mỏ ở nước ta
- Tranh ảnh về ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Địa hình
*Hoạt động 1 (làm việc cá nhân)
Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời các nội dung sau:
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1.
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta rồi hoàn thành bảng sau :
+ Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta và viết tên các đồng bằng theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Bước 2:
- Một số HS nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- Một số HS khác lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/ 4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/ 4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bù đắp.
2. Khoáng sản
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
Bước 1:
- Dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết, HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.
+ Hoàn thành bảng sau:
Bài 2 – lớp 5 .
Địa hình và khoáng sản
(Mức độ tích hợp : bộ phận và liên hệ )
Bước 2:
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi
- HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV nói : Than, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- GV yêu cầu một nửa số nhóm HS đọc các thông tin về tình hình khai thác than và nửa số nhóm còn lại đọc các thông tin về tình hình khai thác dầu mỏ ở nước ta.
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV cho HS xem tranh ảnh về ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường
( ô nhiễm môi trường nước và không khí ).
Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit. Chúng ta cần khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
- GV treo 2 bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
- GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp 1 yêu cầu.
Ví dụ: + Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn
+ Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ.
+ Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit.
+ ...
- GV yêu cầu HS khác nhận xét sau khi mỗi cặp HS hoàn thành bài tập.
- HS nào chỉ đúng và nhanh thì được các bạn trong lớp hoan hô.
Lưu ý: GV gọi được càng nhiều cặp HS lên bảng chỉ bản đồ càng tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nang
Dung lượng: 10,81MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)