Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống
Chia sẻ bởi Bùi Thị Hải Yến |
Ngày 06/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
12/11/2012
CHUYÊN ĐỀ
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2011-2012
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG PHÚ
12/11/2012
I. MỤC ĐÍCH
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; trang bị cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống.
- Giúp GV soạn và dạy được KNS cho học sinh TH.
12/11/2012
II. YÊU CẦU
Ngoài việc GDKNS cho HS TH thông qua các kĩ thuật dạy học, tổ chức các hoạt động GDNGLL, phối hợp với gia đình, PGD&ĐT chỉ đạo các lớp đưa nội dung GDKNS vào dạy trong tiết SHTT(1 tiết/2 tuần, bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 12/2011).
Nhà trường cần phải rà soát lại thực trạng của trường mình, về hạn chế và hướng giải quyết để có thể tổ chức tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sau đó căn cứ vào chương trình khung của PGD, xây dựng chương trình cụ thể cho đơn vị.
Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng trường để triển khai GDKNS cho thật hiệu quả.
Các trường cũng cần phải xây dựng được quy tắc ứng xử văn hóa. Thầy cô giáo, cán bộ, phụ huynh phải gương mẫu. Bên cạnh đó, cần tạo được môi trường thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh.
12/11/2012
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GDKNS
1. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
2. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, nhờ trải nghiệm của cuộc sống hoặc do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ sớm thành công hơn.
3. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc có hành vi đúng (VD: Việc hút thuốc lá)
4. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ em:
- Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người quyết định sự phát triển của đất nước.
- Trẻ đang thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản do điều kiện cuộc sống; do được nâng niu, chiều chuộng, làm thay cho con cái của cá bậc phụ huynh.
- Nhiều trẻ em do thiếu kỹ năng sống nên dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, thực dụng, phát triển lệch lạc về nhân cách.
- Việc GDKNS cho các em là cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc.
12/11/2012
5. Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống:
* Dựa vào môi trường sống:
- Kỹ năng sống tại trường học
- Kỹ năng sống tại gia đình
- Kỹ năng sống tại nơi làm việc
* Dựa vào các lĩnh vực tâm lý:
- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
- Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
- Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
12/11/2012
6. Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, người ta nhắc nhiều đến những kỹ năng sống sau đây:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tự phục vụ
- Kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng chia sẻ thông tin
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng từ chối
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
- Kỹ năng thương lượng
….
(Việc phân loại kĩ năng sống chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau)
12/11/2012
IV. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ GDKNS CHO HS TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
1. Về CSVC:
Lớp học: bố trí, sắp xếp bàn ghế đảm bảo có không gian cho việc tổ chức các hoạt động;
Các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho dạy học KNS.
2. Giáo viên:
Được trang bị tốt kiến thức cơ bản về KNS.
Linh hoạt, sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm cao với công việc.
3. Phụ huynh:
- Có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên trong việc giáo dục KNS cho con em.
12/11/2012
V. CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình giáo dục kỹ năng sống này được chúng tôi biên soạn dựa trên cơ sở những đòi hỏi của cuộc sống, có tham khảo một số tài liệu và lồng ghép một số nội dung của môn Đạo đức, TN&XH trong chương trình TH.
Việc phân chia các bài theo từng kỹ năng sống cũng chỉ mang tính tương đối, giúp GV có cơ sở để xác định được nội dung trọng tâm, kỹ năng cơ bản cần giáo dục cho các em.
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
VI. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG (NGUYÊN TẮC 5 CHỮ T)
1. Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần t/c cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV và với nhau trong quá trình GD
2. Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm & thực hành
3. Tiến trình: GD KNS ko thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình:
nhận thứchình thành thái độ thay đổi HV
4. Thay đổi hành vi: MĐ cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
5. Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đ/v trẻ em.
12/11/2012
VII. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Sự khác biệt giữa dạy các môn học (VD: Đạo đức) với GDKNS:
Chương trình giáo dục môn Đạo đức ở cấp tiểu học có một số nội dung trùng hợp với nội dung của giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn.
Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân “chỉ biết nghe lời”.
Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học khác (như môn Đạo đức).
12/11/2012
2. PPDH – Kỹ thuật dạy học:
Cũng như các môn học khác, GDKNS cũng sử dụng các
PPDH tích cực như:
. PPDH theo nhóm
. PP giải quyết vấn đề
. PP đóng vai
. PP trò chơi
…
Kỹ thuật dạy học:
. Kỹ thuật chia nhóm
. Kỹ thuật đặt câu hỏi
. Kỹ thuật khăn trải bàn
. Kỹ thuật trình bày 1 phút
. Kỹ thuật bản đồ tư duy
…
12/11/2012
VIII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GDKNS
Một bài GDKNS thường được thực hiện theo 4 bước/giai đoạn sau:
12/11/2012
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các trường tiểu học (TTNDTKT):
- Chủ động tổ chức tập huấn lại đến từng cán bộ, GV trong đơn vị (Hoàn thành và báo cáo về PGD&ĐT trước 30/11/2011).
- Căn cứ vào chương trình khung của PGD, chủ động lên chương trình phù hợp với điều kiện của trường mình. Tiến hành dạy bắt đầu từ tuần thứ nhất của tháng 12.
- Lựa chọn GV có năng lực để dạy KNS cho học sinh (Nên bố trí 1 GV dạy các bài thuộc một KNS từ khối 1 đến khối 5).
2. Tổ TH-MN:
Chỉ đạo, theo dõi việc triển khai chuyên đề Tăng cường GDKNS tại các trường tiểu học, TTNDTKT.
12/11/2012
X. KẾT LUẬN
Kỹ năng sống là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Việc GDKNS cho HS thực sự quan trọng và cần thiết. Các em “Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống”.
KNS rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền. Việc sử dụng PP và kỹ thuật dạy học cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể.
Vì vậy, GV cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
Tất cả các trường phải thực hiện tốt việc GDKNS, để học sinh chúng ta được trải nghiệm với những bài học hứa hẹn nhiều thú vị và thực tế này./.
CHUYÊN ĐỀ
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2011-2012
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG PHÚ
12/11/2012
I. MỤC ĐÍCH
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; trang bị cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống.
- Giúp GV soạn và dạy được KNS cho học sinh TH.
12/11/2012
II. YÊU CẦU
Ngoài việc GDKNS cho HS TH thông qua các kĩ thuật dạy học, tổ chức các hoạt động GDNGLL, phối hợp với gia đình, PGD&ĐT chỉ đạo các lớp đưa nội dung GDKNS vào dạy trong tiết SHTT(1 tiết/2 tuần, bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 12/2011).
Nhà trường cần phải rà soát lại thực trạng của trường mình, về hạn chế và hướng giải quyết để có thể tổ chức tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sau đó căn cứ vào chương trình khung của PGD, xây dựng chương trình cụ thể cho đơn vị.
Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng trường để triển khai GDKNS cho thật hiệu quả.
Các trường cũng cần phải xây dựng được quy tắc ứng xử văn hóa. Thầy cô giáo, cán bộ, phụ huynh phải gương mẫu. Bên cạnh đó, cần tạo được môi trường thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh.
12/11/2012
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GDKNS
1. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
2. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, nhờ trải nghiệm của cuộc sống hoặc do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ sớm thành công hơn.
3. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc có hành vi đúng (VD: Việc hút thuốc lá)
4. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ em:
- Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người quyết định sự phát triển của đất nước.
- Trẻ đang thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản do điều kiện cuộc sống; do được nâng niu, chiều chuộng, làm thay cho con cái của cá bậc phụ huynh.
- Nhiều trẻ em do thiếu kỹ năng sống nên dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, thực dụng, phát triển lệch lạc về nhân cách.
- Việc GDKNS cho các em là cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc.
12/11/2012
5. Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống:
* Dựa vào môi trường sống:
- Kỹ năng sống tại trường học
- Kỹ năng sống tại gia đình
- Kỹ năng sống tại nơi làm việc
* Dựa vào các lĩnh vực tâm lý:
- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…
- Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…
- Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
12/11/2012
6. Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, người ta nhắc nhiều đến những kỹ năng sống sau đây:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tự phục vụ
- Kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng chia sẻ thông tin
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng từ chối
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
- Kỹ năng thương lượng
….
(Việc phân loại kĩ năng sống chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau)
12/11/2012
IV. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ GDKNS CHO HS TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
1. Về CSVC:
Lớp học: bố trí, sắp xếp bàn ghế đảm bảo có không gian cho việc tổ chức các hoạt động;
Các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho dạy học KNS.
2. Giáo viên:
Được trang bị tốt kiến thức cơ bản về KNS.
Linh hoạt, sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm cao với công việc.
3. Phụ huynh:
- Có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên trong việc giáo dục KNS cho con em.
12/11/2012
V. CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình giáo dục kỹ năng sống này được chúng tôi biên soạn dựa trên cơ sở những đòi hỏi của cuộc sống, có tham khảo một số tài liệu và lồng ghép một số nội dung của môn Đạo đức, TN&XH trong chương trình TH.
Việc phân chia các bài theo từng kỹ năng sống cũng chỉ mang tính tương đối, giúp GV có cơ sở để xác định được nội dung trọng tâm, kỹ năng cơ bản cần giáo dục cho các em.
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
12/11/2012
VI. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG (NGUYÊN TẮC 5 CHỮ T)
1. Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần t/c cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV và với nhau trong quá trình GD
2. Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm & thực hành
3. Tiến trình: GD KNS ko thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình:
nhận thứchình thành thái độ thay đổi HV
4. Thay đổi hành vi: MĐ cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
5. Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đ/v trẻ em.
12/11/2012
VII. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Sự khác biệt giữa dạy các môn học (VD: Đạo đức) với GDKNS:
Chương trình giáo dục môn Đạo đức ở cấp tiểu học có một số nội dung trùng hợp với nội dung của giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn.
Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân “chỉ biết nghe lời”.
Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học khác (như môn Đạo đức).
12/11/2012
2. PPDH – Kỹ thuật dạy học:
Cũng như các môn học khác, GDKNS cũng sử dụng các
PPDH tích cực như:
. PPDH theo nhóm
. PP giải quyết vấn đề
. PP đóng vai
. PP trò chơi
…
Kỹ thuật dạy học:
. Kỹ thuật chia nhóm
. Kỹ thuật đặt câu hỏi
. Kỹ thuật khăn trải bàn
. Kỹ thuật trình bày 1 phút
. Kỹ thuật bản đồ tư duy
…
12/11/2012
VIII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GDKNS
Một bài GDKNS thường được thực hiện theo 4 bước/giai đoạn sau:
12/11/2012
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các trường tiểu học (TTNDTKT):
- Chủ động tổ chức tập huấn lại đến từng cán bộ, GV trong đơn vị (Hoàn thành và báo cáo về PGD&ĐT trước 30/11/2011).
- Căn cứ vào chương trình khung của PGD, chủ động lên chương trình phù hợp với điều kiện của trường mình. Tiến hành dạy bắt đầu từ tuần thứ nhất của tháng 12.
- Lựa chọn GV có năng lực để dạy KNS cho học sinh (Nên bố trí 1 GV dạy các bài thuộc một KNS từ khối 1 đến khối 5).
2. Tổ TH-MN:
Chỉ đạo, theo dõi việc triển khai chuyên đề Tăng cường GDKNS tại các trường tiểu học, TTNDTKT.
12/11/2012
X. KẾT LUẬN
Kỹ năng sống là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Việc GDKNS cho HS thực sự quan trọng và cần thiết. Các em “Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống”.
KNS rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền. Việc sử dụng PP và kỹ thuật dạy học cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể.
Vì vậy, GV cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
Tất cả các trường phải thực hiện tốt việc GDKNS, để học sinh chúng ta được trải nghiệm với những bài học hứa hẹn nhiều thú vị và thực tế này./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Hải Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)