Chuyên đề: Giải Toán có lời văn

Chia sẻ bởi Võ Thúy Hằng | Ngày 08/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Giải Toán có lời văn thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 TAM QUAN
CHUYÊN ĐỀ TỔ 1
Chuyên đề:
HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1
A. Đặt vấn đề
* Mục đích của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ, chủ yếu là các bài toán về “thêm”, “bớt” một số đơn vị ( viết được bài giải bao gồm câu lời giải, phép tính và đáp số) .
- Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng giải toán và khả năng diễn đạt ( phân tích đề bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết .
Khả năng giải toán phản ánh năng lực vận dụng kiến thức toán của học sinh. Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn toán. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo câu lời giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán .


Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp, hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy nghĩ và kĩ năng tính toán một cách thông thạo của học sinh.
Thế nhưng, việc giải toán có lời văn lại là việc làm bắt đầu ở lớp 1, chính vì vậy đã gặp không ít khó khăn trong khi hướng dẫn giải toán có lời văn. Đây là một trong những biện pháp để giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn.
* ở lớp 1 các em được học 3 dạng toán có lời văn qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: từ đầu năm học đến giữa học kì I các em được làm quen với giải toán có lời văn bằng hình thức mô hình.
I) Cho HS nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn:
B. Giải quyết vấn đề:
Ví dụ: Điền phép tính thích hợp



Đây là dạng khởi đầu để các em làm quen với giải toán có lời văn. Ở dạng này các em được làm quen với phần cho biết của bài toán qua lời hướng dẫn của GV như “Có mấy máy bay? Có mấy máy bay bay tới?” và phần bài toán hỏi như “ Có tất cả mấy máy bay? Ta làm phép tính gì để được 5 máy bay?”. Học sinh chỉ viết được phép tính tương ứng 4 + 1 = 5 là đạt yêu cầu rồi.
Giai đoạn 2: Cuối học kì 1 các em được học giải toán có lời văn qua dạng như:
Có: 6 con vịt
Mua thêm: 2 con vịt
Có tất cả: …… con vịt?


hoặc Có: 10 quả bóng
Cho: 6 quả bóng
Còn: ….quả bóng?
Giai đoạn này các em được làm quen với “Bài toán có lời văn” bằng tóm tắt bài toán. Các em tự đọc và tìm hiểu bài toán cho biết, bài toán hỏi qua lời tóm tắt sau đó viết phép tính thích hợp vào ô trống. Để giúp các em giải toán có lời văn tốt, giai đoạn này GV có thể hướng dẫn HS phân tích đề, đặt câu lời giải bằng lời nói (chưa viết bằng chữ).
Giai đoạn 3: Học kì 2 các em được học giải toán có lời văn bằng bài toán cụ thể với dạng thêm , bớt… được thực hiện bằng phép cộng hoặc phép trừ phù hợp.
Đây là giai đoạn chính mà GV phải hình thành cho các em.
* Hai bài đầu tiên các em giới thiệu cấu trúc một bài toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi; phần cho biết bao gồm 2 yếu tố.
Ví dụ: Có 2 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
+ Phần cho biết: Có 2 bạn , thêm 3 bạn.
+ Phần hỏi: Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
2) Rèn kĩ năng giải toán có lời văn:
Bước 1: Tìm hiểu đề toán
Cho HS đọc kĩ đề toán, phân tích nội dung bài toán, các yếu tố bài toán: cái đã cho, cái cần tìm, mối quan hệ giữa chúng. Đây chính là kĩ năng phân tích đề toán.
* Để hình thành được kĩ năng giải toán có lời văn cho đối tượng HS trong lớp, ta tiến hành theo các bước sau:
Để giúp HS nắm được cái đã cho cái cần tìm nếu GV hỏi “ Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?” thì chỉ một vài em trả lời còn các em khác sẽ không tập trung. GV chỉ cần ra lệnh “ Gạch một gạch dưới những điều đã cho trong bài toán” “Gạch hai gạch dưới bài toán hỏi” và theo dõi tất cả hoạt động .Với phương pháp này HS sẽ nắm được yêu cầu bài toán tốt hơn.
Ví dụ: Lan hái được 5 bông hoa, Mai hái được 4 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
HS gạch 1 gạch dưới phần cho, gạch 2 gạch dưới phần tìm.
Bước 2: Bước đầu hướng dẫn cách tóm tắt đề toán.
Hướng dẫn tóm tắt bài toán bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng hình vẽ . Đây là chỗ tựa để HS tìm ra trình tự lời giải và phép tính đúng.
Ví dụ:
Tóm tắt:
Lan hái : 5 bông hoa
Mai hái : 4 bông hoa
Cả hai bạn hái : . . .bông hoa ?
Bước này HS có thể điền số vào đề toán đã tóm tắt sẵn.
Bước 3: Tìm được cách giải bài toán
* Khi giải bài toán có lời văn, cho HS hiểu rõ những dữ kiện đã cho và điều phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp.
Ví dụ : Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào là làm phép cộng.
Lan hái được 5 bông hoa , Mai hái được 4 bông hoa .Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
An có 14 quả bóng xanh và 15 quả bóng đỏ . Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Gộp lại cũng làm tính cộng .
- Nếu đem cho, ăn, bớt hoặc bán thì làm phép tính trừ .
Đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải:
Ví dụ: Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ? (Ta lấy số hoa của bạn Lan cộng với số hoa của bạn Mai ). Tức là: 5 + 4 = 9
- Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán (Dựa vào câu hỏi của bài toán ).
- Có nghĩa là : Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó.
Ví dụ: Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Nêu câu lời giải: Số quả bóng An có tất cả là:
Hoặc: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Nêu câu lời giải:
Số bông hoa cả hái bạn hái được là :
- Đối với kết quả của phép tính có tên đơn vị là xăng- ti- met thì có thể trả lời, nêu lời giải là: Độ dài hoặc chiều dài. Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 4 cm , đoạn thẳng BC dài 3 cm . Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy cm ? (kèm theo hình vẽ)
Lời giải: Độ dài đoạn thẳng AC là:
Bước 4: Trình bày bài giải
Mỗi bài giải gồm có 3 phần: + Câu lời giải
+ Phép tính
+ Đáp số
Luyện HS trình bày bài giải chính xác, rõ ràng, sạch sẽ đầy đủ 3 phần :
+ Câu lời giải: Số bông hoa cả hai bạn hái được là:
+ Phép tính : 5 + 4 = 9 ( bông hoa)
+ Đáp số : Đáp số: 9 bông hoa
Ở phần phép tính đơn vị bông hoa trong dấu ngoặc đơn , cần khắc sâu cho học sinh bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó .
Ví dụ: Hỏi có mấy quả bóng ? Tên đơn vị (quả bóng)
Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ? Tên đơn vị
( con vịt)
- Hỏi hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Tên đơn vị ( bông hoa)
* Phần đáp số : Cần lưu ý ghi kết quả tìm được.
Ví dụ: Tìm được 30 bông hoa thì ghi đáp số là: 30 bông hoa
* Phần đáp số : Cần lưu ý ghi kết quả tìm được.
Ví dụ: Tìm được 30 bông hoa thì ghi đáp số là: 30 bông hoa
* Đối với giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Cho HS đọc tóm tắt đề toán , nhìn tóm tắt nêu đề toán , phân tích đề và giải như trên .
C. Kết luận:
Ở lớp 1, việc dạy giải toán phụ thuộc phần nào vào các môn “ Học vần” và “ Tập viết”đồng thời rất cần cho HS hoạt động một cách cụ thể trên các vật thật để các em lựa chon phép tính giải.
Việc hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là một việc hết sức quan trọng . Nó tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài toán có nhiều lời giải , nhiều phép tính . Đó là con đường tốt nhất để trẻ chiếm lĩnh những thao tác trí tuệ nhằm phát triển chính bản thân mình .
Kĩ năng giải toán đối với học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển thông qua việc luyện tập . Điều này rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi . Nó vừa là điều kiện , vừa là kết quả của quá trình giải toán .
Chuyên đề
kết thúc.
Xin chân thành cảm
ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thúy Hằng
Dung lượng: 319,20KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)