Chuyên đề đổi mới PPDH và kiểm tra đánh gia theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn THCS

Chia sẻ bởi Trần Đức Hải | Ngày 21/10/2018 | 157

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề đổi mới PPDH và kiểm tra đánh gia theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn THCS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG GIÁO ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Người thực hiện: Trần Đức Hải
Đơn vị: Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo - Hải Phòng
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN
CHUYÊN ĐỀ 1: HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG MÔ HÌNH VIỆT NAM MỚI VÀO VIỆC SOẠN MỘT GIÁO ÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH
A . Hoạt động
khởi động
B. HĐ hình
thành kiến thức
C . Hoạt động
luyện tập
D . Hoạt động
vận dụng
E . Hoạt động
tìm tòi mở rộng
MÔ HÌNH VNEN
A . Hoạt động chung cho cả bài
Tạo hưng thú bằng bài hát trò chơi
Vận dụng kiến thức đã học, đã biết để giải quyết bài tập có liên quan tới bài học ( HĐ trải nghiệm )
B . Hoạt động hình thành kiến thức ở cả 3 phân văn bản. phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn
C . Hoạt động luyện tập kiến thức phân văn bản, phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn
C . Hoạt động vận dụng kiến thức phân văn bản, phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn
C . Hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức phần văn bản, phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích của bước này là giúp HS:
- Tạo ra hứng thú để HS bước vào bài học mới.
- Huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã học để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Hoạt động này dựa trên cơ sở lập luận rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm trước đó. Cho nên, bước này còn được gọi là "kinh nghiệm" hay "trải nghiệm".
b) Nội dung, hình thức khởi động
Hoạt động này có thể được thiết kế với những nội dung và hình thức sau:
- Hình thức thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát:
+ Một số hoạt động yêu cầu HS đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
- Hình thức trò chơi:
+ Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học.
- Hình thức câu hỏi, bài tập:
+ Trong mỗi bài học, Hoạt động khởi động thường gồm 1-3 câu hỏi, bài tập. Các bài tập này thường yêu cầu HS quan sát tranh/ ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học. Cũng có một số bài tập không sử dụng tranh/ ảnh mà trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở lớp dưới, nhưng thiết kế dưới dạng kết nối hoặc những câu hỏi đơn giản, nhẹ nhàng.
Hình thức là một tình huống:
+ GV đưa ra một tình huống nào đó để HS tham gia bằng cách vận dụng kiến thức đã học, đã biết để giải quyết. Nảy sinh băn khoăn chưa biết muốn khám phá để từ đó GV vào bài mới.
c) Lưu ý ki tổ chức HĐ khởi động:
Mục đích của phần khởi động chỉ giúp HS hình dung lại vốn kiến thức, kĩ năng đã có, không nên biến thành nội dung ôn tập nặng nề.
Với mục đích gây hứng thú, cần tránh đi quá xa chủ đề hoặc quá kéo dài khiến HS mệt mỏi, sao nhãng việc tiếp thu kiến thức mới.
Cả hai mục đích của khởi động không chỉ dừng lại ở phần này mà vẫn tiếp tục trong suốt tiến trình của bài học. Chẳng hạn, sự hứng thú sẽ còn được sinh ra từ chính nội dung bài học; cũng vậy, những kiến thức mới sẽ giúp HS gợi lại những kiến thức cũ. Do đó, cần xác định đúng mục đích, mức độ yêu cầu.
Hoạt động khởi động được đánh giá là thành công khi đạt những yêu cầu sau:
Tất cả HS đều được tham gia vào hoạt động.
Tạo được sự hứng thú cho HS.
- HS vận dụng được kiến thức để để quyết bài tập, vần đề, tình huống đưa ra.
- GV sẽ tạo tình huống học tập cho HS dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. HS suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Gv tạo được cớ vào bài.
Hoạt động 2- Hình thành kiến thức mới
a) Mục đích của bước này giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ mà GV thiết kế.
b) Nội dung và hình thức của bài tập/ nhiệm vụ:
- Các nội dung chính của hoạt động hình thành kiến thức mới có thể được tiến hành theo trình tự sau:
* Đọc văn bản và phần chú thích
- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS đọc trước ở nhà; đến lớp chỉ kiểm tra, đọc lại một đoạn/ bài ngắn và lưu ý một vài chú thích (nếu cần).
- Tìm hiểu xuất xứ văn bản (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác).


* Đọc hiểu văn bản
Cũng như trong mô hình VNEN, mục này có thể thiết kế các bài tập/ nhiệm vụ cho HS khi tìm hiểu văn bản theo một số hình thức dưới đây:
- Sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một bài tập/ nhiệm vụ lớn hơn.
- Thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận.
- Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo....
- Nội dung các bài tập/ nhiệm vụ trong mục này nêu lên các yêu cầu tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm thể loại của văn bản. Với văn bản, cần tập trung vào các nhiệm vụ chính như sau:
+ Tóm tắt nội dung văn bản.
+ Phát hiện cấu trúc nghĩa của văn bản: từ ý nghĩa của đoạn, câu, khái quát hóa để tìm ra nội dung tư tưởng hoặc chủ ý của tác giả.
+ Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của văn bản, gắn nghệ thuật với thể loại (truyện ngắn hay bút kí, tùy bút), đồng thời gắn với đặc điểm của kiểu văn bản (nhấn mạnh sự gắn bó với các vấn đề thực tiễn của văn bản nhật dụng).
+ Cuối hoạt động này, nên có mục Ghi nhớ để HS chốt lại kiến thức trong bài học.
* Khác với cách dạy đang thịnh hành hiện nay là sử dụng phương pháp vấn đáp hay thuyết trình, quy trình này đòi hỏi GV phải thiết kế các hoạt động cho HS dưới các hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp
Những điều lưu ý:
Ở phần hình thành kiến thức thay cho HĐ thuyết trình, hệ thống câu hỏi đàm thoại vấn đáp của PPDH cũ, GV cần tạo ra hệ thống các bài tập dưới dạng phiếu để hướng dẫn HS hoạt động các nhân, nhóm, hoạt động chung cả lớp.
Trong một tiết dạy văn bản chỉ một đến 2 lời bình của GV là đủ
Mối quan hệ tương tác trong tiết học là đa chiều chứ không đơn thuần giữa GV với HS…
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
a) Mục đích của hoạt động này giúp HS củng cố và rèn luyện các kĩ năng đã có, hình thành những kĩ năng mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Đây là một nội dung trọng tâm khác của bài học.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
-Hoạt động thực hành gồm các bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu HS củng cố các tri thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng liên quan.
-Các bài tập/ nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành tập trung hướng đến việc hình thành các kĩ năng cho HS, khác với các bài tập Hoạt động hình thành kiến thức mới hướng tới việc khám phá tri thức.
Các kĩ năng trong phần thực hành bao gồm:
- Nhận diện thể loại văn bản (Ghi nhớ đặc trưng thể loại, vận dụng các
đặc trưng đó để nhận diện thể loại trong chính văn bản đang học);
- Nhận diện kiểu văn bản, bao gồm:
+ Ghi nhớ đặc điểm của kiểu văn bản được học;
+ Vận dụng các đặc điểm đó để nhận diện văn bản trong chính văn bản đang học;
Phân tích cấu trúc nội dung văn bản, bao gồm:
+ Xác định ý nghĩa của các câu từ, đoạn văn,.;
+ Khái quát hóa để tìm ra ý nghĩa chủ đạo;
+ So sánh, suy luận để tìm ra tư tưởng của tác giả.
- Phân tích đặc điểm nghệ thuật của văn bản, bao gồm:
+ Phát hiện tác dụng của các chi tiết nghệ thuật;
+ Phát hiện các chi tiết, yếu tố nghệ thuật có giá trị nổi bật;
+ So sánh để tìm ra đặc điểm riêng của văn bản, phong cách nhà văn
c) Lưu ý
- Các nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành cũng được thiết kế cho HS, không soạn dưới dạng câu hỏi vấn đáp hay tạo điều kiện cho GV thuyết trình.
- GV tránh lạm dụng gợi ý, hướng dẫn để làm thay HS.
- GV quan tâm đến từng nhóm, từng cá nhân HS, không "khoán trắng" các bài tập cho HS. Cuối mỗi bài tập đều rút kinh nghiệm chung (theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp).
Hoạt động 4: Vận dụng ( ứng dụng,)
a) Mục đích của hoạt động mở rộng ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ mới trong các văn bản khác, trong thực tế cuộc sống. Thực tế ở đây được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống của HS.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
- Các hình thức ứng dụng chính sau đối với văn bản đang học:
Một là: Vận dụng đọc hiểu các tác phẩm cùng kiểu loại.
Cụ thể: GV có thể thiết kế các bài tập/ nhiệm vụ trong đó yêu cầu HS đọc hiểu (với tất cả các kĩ năng vừa phân tích ở trên) một hay một số văn bản khác cùng kiểu loại (cùng kiểu văn bản nhật dụng; cùng thể loại kí hay truyện, thơ….).
- Hai là: Vận dụng giải quyết các tình huống trong cuộc sống. "Cuộc sống" được hiểu một cách phù hợp với lứa tuổi HS, nghĩa là có thể bao gồm:
+ Các tình huống cuộc sống nhưng gắn liền với nhà trường và gia đình, như tình bạn, tình thầy trò, tình ruột thịt,
+ Các vấn đề cuộc sống xã hội liên quan đến HS, như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, các vấn đề đạo đức, nhân văn,
c) Lưu ý
- Phần ứng dụng được thiết kế cho hoạt động trên lớp hoặc ở nhà.
Mối quan hệ giữa Hoạt động thực hành và Hoạt động ứng dụng có sự linh hoạt, không cứng nhắc.
- Trong xu thế việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thi HĐ vận dụng rất quan trọng luôn có tỷ lệ điểm cho phần này khá cao trong phần đọc hiểu. Vì vậy GV cần hết sưc quan tâm. ( Vận dụng thấp, cao )

Hoạt động 5: Mở rộng ( Mở rộng tìm tòi)
a) Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng sau bài học cụ thể.
Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là không ngừng, người học không bao giờ bằng lòng với những kiến thức đã biết. Do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện,...
Đây là yêu cầu bắt buộc, tạo ra cơ chế để gắn kết hoạt động giáo dục của nhà trường với hoạt động giáo dục của gia đình và xã hội, tạo cơ hội để gia đình quan tâm và tham gia giáo dục con em mình.
- Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan, bao gồm:
+ Các văn bản cùng chủ đề;
+ Văn bản cùng kiểu văn bản dã học.
- Tìm đọc trên in-tơ-nét một số nội dung gắn liền với chủ đề và thể loại hoặc kiểu văn bản đã học. Đây cũng là yêu cầu quan trọng giúp gắn kết HS với xã hội rộng lớn qua mạng internet và cũng là cách để giúp các em phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
c) Lưu ý
Không phải bài học nào cũng đảm bảo đủ các nội dung như vừa trình bày, nhưng cần tính toán để các yêu cầu trên được đáp ứng trong tổng thể các bài học về văn bản
Trong 5 bước hoạt động trên, cần thiết kế các hoạt động của HS phù hợp với yêu cầu. VD Hoạt động thực hành luyện tập và vận dụng có thể kết hợp làm một được tiến hành trên lớp.Nội dung của mỗi bài tập/ nhiệm vụ, bao gồm: Hoạt động cá nhân; Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm; Hoạt động chung cả lớp và Hoạt động với cộng đồng.
CẤU TRÚC GIÁO ÁN 5 BƯỚC GỒM 2 CỘT
Hoạt động của GV và học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KiẾN THỨC
Hoạt động GV và của học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
-Lời vào bài: Các em thân mến!...
- GV viết tên bài học lên bảng.
- Viết tên các bước 1 lên bảng.
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
Lưu ý: Các nhiệm vụ trong phần này củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng:
- Nhận diện thể loại văn bản (Ghi nhớ yêu cầu cần đạt)
trưng thể loại, vận dụng các đặc trưng đó để nhận diện thể loại trong chính văn bản đang
học);
- Nhận diện kiểu văn bản (Ghi nhớ đặc điểm của kiểu văn bản; Vận dụng các đặc điểm đó để nhận diện văn bản trong chính văn bản đang học).
- Phân tích cấu trúc nội dung văn bản (Xác định ý nghĩa của các câu từ, đoạn văn,.; Khái quát hóa để tìm ra ý nghĩa chủ đạo; So sánh, suy luận để tìm ra tư tưởng của tác giả).
- Phân tích đặc điểm nghệ thuật của văn bản
(Phát hiện tác dụng của các chi tiết nghệ thuật; Phát hiện các chi tiết, yếu tố nghệ thuật có giá trị nổi bật; So sánh để tìm ra đặc điểm riêng của văn bản, phong cách nhà văn).
Hoạt động của GV và học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Trong SGK có ít hoặc không có bài tập ứng. Dựa vào mục tiêu và nội dung bài kiến thức đã học để giải học, GV thiết kế một số nhiệm vụ, bài tập quyết một vấn đề trong học tập và trong thực tế, nêu quan niệm của mình về vấn đề đó.
- Các nhiệm vụ trong phần ứng dụng tương đương với những yêu cầu dưới đây:
+ Ứng dụng đọc hiểu các tác phẩm cùng kiểu loại (HS đọc hiểu một số văn bản khác cùng kiểu văn bản; cùng thể loại kí hay truyện, thơ).
- Ứng dụng giải quyết các tình huống trong cuộc sống (Các tình huống cuộc sống nhưng gắn liền với nhà trường và gia đình; các vấn đề cuộc sống xã hội liên quan,).
Hoạt động của GV và học sinh
Yêu cầu KT, KN, NL
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
THAM KHẢO THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Thông hiểu tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái; ý nghĩa
lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kĩ năng:
Biết tóm tắt được nội dung văn bản Cổng trường mở ra.
- Kĩ năng đọc- hiểu văn biểu cảm, vận dụng viết văn biểu cảm
3. Thái độ:
Biết ơn, kính trọng cha mẹ. Sống trách nhiệm và c ý thức vươn lên trong học tập
4. Năng lực cần hình thành:
-Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực vận dụng thể nghiệm bản thân, năng lực tìm kiếm thông tin….
- Năng lực chuyên biệt: hiểu và cảm một số chi tiết nghệ thuật trong văn bản
THAM KHẢO THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I. Yêu cầu cần đạt:
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Phương tiện: Giấy A0; bút dạ: - Powerpoint; Phiếu học tập: …..
- Phương pháp:
+Thuyết trình: Hạn chế sử dụng; chỉ dùng trong trường hợp giải thích và cung cấp thông tin.
+ Vấn đáp: Hạn chế sử dụng. Chỉ dùng trong trường hợp gợi ý.
- Phương pháp tổ chức hoạt động:
+ Hoạt động học tập: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp.
- Hoạt động bổ trợ: Tổ chức trò chơi, tổ chức cuộc thi.
2. Học sinh:
- Đọc kĩ bài Cổng trường mở ra trước khi lên lớp.
- Suy ngẫm về tình cảm của cha mẹ đối với con cái thông qua chiêm nghiệm bản thân.
- Suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với bản thân em.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước 1: Ôn định tổ chức bằng việc kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Dự kiến phương án kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhóm HS
Bước 3: Tiến trình tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 – 8 phút)
Hoạt động của GV và học sinh
Yêu cầu KT, KN, NL
IV. Tiến trình thực hiện:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 - 7 phút)
Lời vào bài: Các con thân mến! Ngay từ lúc lọt lòng, tình cảm cha mẹ dành cho các con luôn là tình cảm sâu nặng và thiêng liêng, khiến các con không thẻ nào quên. Khi bước chân đến trường, nhà trường cũng là nơi gắn bó với các em với bao kỉ niệm thân thiết. Để thấm thía tình cảm mẹ cha dành cho con cái, cũng như để thấu hiểu vai trò lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người chúng ta, hôm nay, cô cùng các con sẽ tìm hiểu bài: CỔNG TRƯỜNG MỞ RAĐây là một bài viết với hình thức văn bản nhật dụng: những ghi chép hàng ngày của con người về những câu chuyện bình thường diễn ra trong cuộc sống.
-GV: Viết lên bảng:
Ngữ văn: Cổng trường mở ra
( Lý Lan)
Bước 1: Khởi động
Bước 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và học sinh
Yêu cầu KT, KN, NL
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút )
Hoạt động của GV và học sinh
Yêu cầu KT, KN, NL
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút )
Hoạt động của GV và học sinh
Yêu cầu kiến thức, kĩ năng, NL
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút )
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cần đạt
Chú ý: Các câu hỏi trên GV đưa ra dạng phiếu hoặc chiếu lên màn hình. Không sử dụng hình thức đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút )
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cần đạt
Chú ý: Các câu hỏi trên GV đưa ra dạng phiếu hoặc chiếu lên màn hình. Không sử dụng hình thức đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút )
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cần đạt
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP( 10-15 phút )
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cần đạt
HOẠT ĐỘNG 4 : HOAT ĐỘNG VẬN DỤNG ( Làm ở nhà )
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cần đạt
HOẠT ĐỘNG 5 : PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG ( làm ở nhà)
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu cần đạt
Bước 4: Hướng dẫn HS học bài ở nhà
-Thực chất bước này cần nhắc nhiệm vụ hoạt động 4 ( giao bài tập vận dụng) và 5 ( giao bài tập phát triển mở rộng) ở trên.
- Nhắc nhở HS có ý thức hoàn thành bài tập và soạn bài mới.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)