Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Vận | Ngày 02/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đổi mới phương pháp giảng dạy
trong dạy học môn Toán THCS
Tháng 01 năm 2007
Nội dung
Lời nói đầu.
Những vấn đề chung.
1. Phương pháp dạy học.
2. Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học.
III. Thực tế về đổi mới phương pháp dạy học.
1. Soạn giáo án.
2. Tiến trình bài dạy.
3. Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học.
4. Kiểm tra, đánh giá
IV. Kết luận.
Phần I. Lời nói đầu
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong lĩnh vực giáo dục là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua.
Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tự mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.
Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (HS) dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên (GV): HS tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được.
Nhưng định hướng này cũng chỉ đến với giáo viên qua tài liệu, các lớp tập huấn mang tính chất lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Các hoạt động chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng GV thường xuyên ( cấp Bộ, Sở, Huyện, Trường) còn thiên nhiều về tìm hiểu nội dung, kiến thức môn học hơn là tìm hiểu những vấn đề chính PPDH. Vì thế không tránh khỏi việc hiểu và vận dụng đổi mới PPDH một cách máy móc, thậm chí sai lệch ở một số giờ dạy của GV.
Phần II. Những vấn đề chung
I. Phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học là gì?
Là một hệ thống các nguyên tắc, hệ thống các thao tác để từ điều kiện ban đầu đạt được mục đích nào đó.
2. Phương pháp dạy học có thể coi như một hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số. Chẳng hạn: phụ thuộc vào nội dung chương trình; cơ sở vật chất; phương tiện, đồ dùng dạy học; số lượng học sinh; khả năng tiếp thu của người học; trình độ tay nghề của GV; .
Từ năm học 2002 - 2003 thay sách giáo khoa là một trong những biện pháp để cải tiến PPDH.
Trong thời gian vừa qua chỉ có thể nói " Cải tiến phương pháp dạy học" chứ chưa thể nói " Đổi mới PPDH".
II. Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học
1. Hướng đổi mới PPDH Toán hiện nay là gì ?
" Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh."
+ Theo định hướng trên, PPDH Toán ở các trường THCS hiện nay đang được tiến hành thực hiện theo kiểu như thế nào?
Đó là: Dạy học "Phát hiện và giải quyết vấn đề" thông qua các " Hoạt động".
Cụ thể là: GV tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS hoạt động, làm trọng tài cho HS thảo luận, làm cố vấn cho HS chốt vấn đề và khẳng định kiến thức mới.
HS được học tập cá nhân là chính ( tự học), kết hợp với làm việc trong nhóm nhỏ ( học tập hợp tác) dưới sự điểu khiển của GV.
Tóm lại: Theo định hướng trên thực chất hiện tại đang thực hiện là: " Phương pháp nêu vấn đề", "Giải quyết vấn đề" và " Chốt vấn đề".
2. " Chia nhóm nhỏ" có phải là PPDH mới không?
Không . Nó là một hình thức để " phát huy tính tích cực các hoạt động học tập của HS." Cần chú ý sắp xếp, tổ chức như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả.
3. " Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.". Vậy " Hoạt động" như thế nào?
" Hoạt động" ở đây là hoạt động toán học bao gồm nhận dạng, tái hiện, thể hiện, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,.
Lưu ý: " Hoạt động" ở đây là hoạt động trí tuệ. Vì vậy theo tinh thần đổi mới PPDH mỗi GV phải xây dựng được các " Hoạt động" trong giờ dạy Toán của mình.
Phần III. đổi mới PPDH
ở Các trường THCS hiện nay
Đổi mới PPDH liên quan:
I. Soạn giáo án
Còn gọi là " Soạn bài lên lớp", "Lập kế hoạch bài học"
1. Yêu cầu chung:
Soạn giáo án là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp phải thực hiện.
2. Thực trạng:
Công việc này nhiều GV có quan niệm, hiểu và thực hiện rất khác nhau:
+ Nhất thiết phải theo một mẫu cố định.
+ Đó là sự tóm tắt lại nội dung SGK.
+ Có thể phô tô hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn.
Thực tế còn có những hạn chế:
- Phân chia cột chưa hợp lý : " Hoạt động của HS" đặt ở bên trái, " Hoạt động của GV" bên phải.
- Bỏ bớt nội dung trong bài soạn, bỏ " Củng cố - Luyện tập", " Hướng dẫn học ở nhà",.
- Chưa thể hiện đổi mới trong nội dung bài soạn: chưa đưa ra các hoạt động cho HS; hệ thống câu hỏi chưa làm nổi bật trọng tâm, còn có câu hỏi chưa rõ ràng, khó hiểu và hiểu theo các cách khác nhau,.
- Còn hiện tượng mượn giáo án chép lại hoặc phô tô rồi chỉ việc ký vào.
Nhiều giáo án quá vắn tắt, sơ sài, v.v.
3. Đề xuất.
3.1 Cấu trúc của giáo án theo phương pháp tích cực
Tên bài học
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức.
2. Kỹ năng.
3. Thái độ.
II) Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh.
III) Tiến trình bài dạy:
ở mục này GV phải tạo dựng, thiết kế, viết ra được các hoạt động nhằm thể hiện các nội dung sau:
1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới.
2. Dạy học bài mới.
3. Củng cố và luyện tập bài học.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
( Phân chia thời gian cho mỗi bước hợp lý)

3.2. Hình thức trình bày:
Có nhiều cách trình bày giáo án, có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
Cách 1: Viết các hoạt động theo thứ tự tuyến tính từ trên xuống dưới.
Cách 2: Viết các hoạt động theo 2 cột:
" Hoạt động của GV" và " Hoạt động của HS"
Cách 3: Viết các hoạt động thành 3 cột:
"Hoạt động của GV" , " Hoạt động của HS" , " Ghi bảng hoặc thời gian".
Cách 4: Viết các hoạt động theo 4 cột:
" Thời gian" , " Hoạt động của GV" , " Hoạt động của HS", " Ghi bảng"
Thực tế số đông GV viết các hoạt động theo 2 cột. Cách viết này phù hợp với khuôn khổ trang giấy, lại nhấn mạnh và làm nổi bật được hai hoạt động dạy học chủ yếu của GV và của HS. Khi giảng bài trên lớp người GV chỉ cần nhìn thoáng qua giáo án dễ dàng theo dõi tiến trình dạy học, kịp thời ứng xử tình huống diễn ra trên lớp.
3.3. Những lưu ý khi soạn bài:
a) Cấu trúc trên có thể vận dụng để soạn bài lên lớp cho các dạng bài học khác nhau:
- Tiết học bài mới.
- Tiết học luyện tập.
- Tiết học ôn tập.
- Tiết kiểm tra.
- Tiết học thực hành .
b) Khi soạn giáo án nên theo trình tự sau:
- Đọc kỹ bài học trong sách giáo khoa và sách giáo viên
( SBT, STK,.)
- Giải các bài tập trong sách giáo khoa.
- Hình dung thiết bị, phương tiện dạy học.
- Hình thành cách dạy bài học, cách tổ chức các hoạt động
- Viết giáo án theo cấu trúc trên.
c) Có thể tham khảo những bài soạn có sẵn, nhưng không nên chép lại nguyên bản, càng không nên chép lại SGK và không được phô tô, ký nạp để đối phó.
3.4. Xây dụng giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH
Cần có những thay đổi quan trọng sau:
a) Cấu trúc của giáo án:
Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học:
c) Chú ý xây dựng cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu đồng thời làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ.
d) Nâng cao chất lượng câu hỏi, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy, hệ thống câu hỏi nên khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của HS nhằm kích thích HS suy nghĩ tìm tòi. Chú trọng sửa chữa câu trả lời cho HS, .
II. Về tiến trình bài dạy:
1. Các bước trong tiến trình bài dạy:
Chưa tiến hành đủ các bước trong tiết dạy, đó là:
- Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới.
- Dạy học bài mới.
- Củng cố và luyện tập.
- Hướng dẫn học ở nhà.
a) Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới
- Nhược điểm:
+ Bước này ở nhiều tiết dạy GV còn bỏ qua.
+ Ngược lại, có GV dành nhiều thời gian, còn quá "nắn nót ".
+ Nội dung kiểm tra chỉ đơn thuần nhắc lại kiến thức cũ ( chỉ yêu cầu HS thuộc lý thuyết).
+ Chưa nhận xét, đánh giá và cho điểm.
- Đề xuất :
Theo tinh thần đổi mới trong kiểm tra bài cũ yêu cầu :
+ HS sử dụng kiến thức cũ tham gia xây dựng bài mới.
+ Cho HS đánh giá , GV đánh giá và cho điểm.
+ Thời gian khoảng 7 phút.
Dạy học bài mới ( thời gian khoảng 20 phút)
- Nhược điểm:
+ Có những tiết GV không giảng giải, chỉ gọi HS lần lượt lên bảng làm bài ( xảy ra ở tiết luyện tập ).
+ Sắp xếp cá hoạt động trong giờ dạy chưa khoa học, chưa hợp lý.
+ GV đưa ra các hình thức hoạt động còn đơn điệu.
+ Vần còn áp đặt nội dung kiến thức trong giảng dạy.
+ Tiết dạy học còn dàn trải, chưa làm nổi bật, khắc sâu trọng tâm.
- Đề xuất:
+ Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với dạng bài lên lớp.
+ Kết hợp các phương pháp khác nhau trong hoạt động dạy và học.
+ Sử dụng và kết hợp thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung.
+ Nói, viết phải rõ ràng, chuẩn mực.
c) Củng cố và luyện tập
- Nhược điểm:
+ Bỏ không đưa vào dạy học.
+ Chỉ thiên về luyện tập coi nhẹ củng cố lý thuyết.
+ Không chốt lại nội dung bài học (cần nhớ những gì về lý thuyết cũng như thạo những kỹ năng, những dạy toán nào,..)
- Dành khoảng 13 phút cho dạy học nội dung này.
d) Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Nhược điểm:
+ Thường bị bỏ nhiều nhất trong 4 bước của tiến trình bài dạy vì nằm ở phút cuối của tiết học.
+ Nếu có thực hiện còn sơ sài, qua loa.
+ Chỉ chú ý ra bài tập về nhà, bỏ phần học lý thuyết, bỏ chuẩn bị nội dung tiết học tới.
- Đề xuất
+ Dành thời gian khoảng 5 phút cho việc " Hướng dẫn học ở nhà"
+ Hướng dẫn trình tự học ở nhà ( đặc biệt với HS lớp 6).
+ Học lý thuyết
+ Làm bài tập
+ Chuẩn bị bài mới
+ Đọc sách tham khảo
2. Về " nói " của giáo viên:
- Nhược điểm:
+ Nói nhỏ quá HS không nghe được, lại có GV nói hơi to.
+ Nói nhiều trong giờ học : tâm lý sợ HS chưa hiểu giảng đi giảng lại hoặc do sắp xếp chưa khoa học nên đành phải nói lại lần nữa.
+ Lời giảng của GV đưa ra chưa rõ ràng, mạch lạc và chưa đi vào trọng tâm làm HS khó hiểu bài.
- Đề xuất :
+ Lời nói của GV cần rõ ràng, chuẩn mực.
+ Sửa sai trong cách diễn đạt nói cho HS.
3. Về viết ( ghi bảng)
- Nhược điểm:
+ Chữ viết nhỏ, ẩu, khó đọc, vẽ hình mờ,.
+ Viết rất nhiều trên bảng lại có giờ viết quá sơ sài vắn tắt.
+ Không đặt đề mục cho rõ ràng, nội dung viết không nổi bật trọng tâm. ( Nội dung cần ghi thì không ghi, nội dung không cần ghi lại ghi)
- §Ò xuÊt:
+ Ch÷ viÕt râ rµng, chuÈn mùc.
+ Tr×nh bµy b¶ng hîp lý, cÇn ®Æt ®Ò môc râ rµng ®Ó häc sinh dÔ hiÓu, dÔ ghi.
+ Ch¾t läc néi dung ghi ®Ó lµm næi bËt träng t©m
( Kh«ng ghi toµn bé néi dung phÇn nµo ®ã cña SGK lªn b¶ng)
+ Nªn cã thãi quen dïng phÊn mµu ( ®á: söa sai, cho ®iÓm; tr¾ng: viÕt néi dung; vµng, xanh: träng t©m…)
+ Néi dung bµi häc gãi gän ghi trong 1 l­ît b¶ng, hÕt giê häc HS nh×n lªn b¶ng thÊy ®­îc toµn bé néi dung bµi häc: trong ®ã träng t©m ®­îc næi bËt . Tõ ®ã GV – HS chèt l¹i néi dung bµi häc.
4. Cách tổ chức giờ dạy:
- Nhược điểm:
+ GV chưa quan sát, bao quát lớp ( vì còn lo hoàn thành nội dung bài dạy).
+ Chưa chú ý đến phát huy cả 5 loại đối tượng trong lớp.
( kém, yếu, trung bình, khá, giỏi).
+ Chưa có phương pháp thu hút sự chú ý , gây hứng thú học tập cho HS.
+ Đưa ra các hình thức hoạt động đơn điệu
- Đề xuất:
+ Cần tổ chức và điều khiển HS học tập tích cực, chủ động.
+ Đưa ra các hình thức hoạt động phong phú, sinh động gây hứng thú cho HS học tập.
5. Hiệu quả giờ dạy:
- Nhược điểm:
+ Còn có tiết dạy học chỉ được một số em hiểu bài, biết vận dụng còn lại chưa tiếp thu được ( Thi học kỳ có điểm 0; 1; 2. Thi vào PTTH có điểm 0 cả 3 môn năm học 2006 - 2007. Kết quả kỳ I 2006 - 2007 hàng trăm em xếp học lực yếu, kém).
- Đề xuất:
+ Giảng giải dễ hiểu, phụ đạo để nâng yếu, kém lên trung bình.
+ Tăng cường phát huy, bồi dưỡng HSG trong giờ dạy.
+ Báo cho phụ huynh có biện pháp.
III. Sử dụng thiết bị, phương tiện trong dạy học
1. Yêu cầu chung:
Ta đã biết trong mọi hoạt động của con người nói chung và nói riêng trong quá trình dạy học thì bốn phạm trù: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi mục tiêu, nội dung hoạt động lại đòi hỏi cả phương pháp và phương tiện tương ứng phù hợp. Ngược lại sự cải tiến, sáng tạo những phương tiện sẽ làm nảy sinh nội dung, phương pháp mới có chất lượng cao hơn.
Việc đổi mới chương trình, SGK môn Toán cùng với cải tiến PPDH trong chương trình THCS không thể thiếu việc sử dụng thiết bị dạy học ( hay đồ dùng dạy học) .
2. Một số thiết bị dạy học môn Toán THCS
Bên cạnh việc xây dựng thiết bị dạy học Toán của từng trường, từng địa phương có những thiết bị do Thầy - Trò tự làm, có những thiết bị sản xuất đại trà,. Để góp phần tạo điều kiện cho GV - HS dạy học môn Toán có chất lượng và hiệu quả cao, phù hợp với phong trào đổi mới PPDH Toán trong các nhà trường hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, xây dựng và cung cấp đến tận các trường THCS một danh mục thiết bị dạy học môn Toán cho từng lớp 6; 7; 8; 9. Bao gồm:
- Bộ tranh
- Bộ mô hình
- Dụng cụ
3. Một số phương tiện dạy học
Bảng phụ, đèn chiếu ( ôvơhéc), máy vi tính, máy chiếu đa năng.
4. Thực trạng
- Nhiều tiết dạy học không sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học
- Có tiết dạy học sử dụng nhưng chưa hợp lý, chưa hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng.
- Tâm lí GV ngại sử dụng vì tốn thời gian chuẩn bị, cồng kềnh.
- Còn có GV chưa hề sử dụng đèn chiếu, giấy trong, phiếu học tập trong dạy học.
5. Đề xuất:
- Mỗi GV phải thấy được việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học đã đem lại lợi ích và hiệu quả giờ dạy. Đó là:
Tiếp thu nội dung bài học dễ dàng hơn; được thực hành; tránh lãng phí thời gian; làm thay đổi hình thức hoạt động dạy học khác nhau , giờ học sinh động, tránh nhàm chán cho HS; GV - HS được tiếp cận phương tiện hiện đại trong đời sống xã hội;.Vì vậy GV có trách nhiệm sử dụng và sử dụng có hiệu quả.
- Hàng năm sinh hoạt tổ chuyên môn nên dành ra một số buổi mở bộ thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục cấp để cùng nhau trao đổi, biết để sử dụng trong quá trình giảng dạy.
IV. Về kiểm tra, đánh giá
1. Yêu cầu chung:
Kiểm tra, đánh giá thực hiện trong suốt quá trình dạy học: học nội dung mới, luyện tập, ôn tập và qua bài kiểm tra,.
- Kiểm tra, đánh giá thông qua các hình thức: " Thầy - Trò", " Trò - Trò".
- Kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, phương pháp.
- Kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu của chương trình, với chuẩn kiến thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sát với trình độ HS.
- Câu hỏi và bài tập phải được phát biểu chính xác, rõ ràng để HS hiểu một cách đơn trị.
- Kiểm tra, đánh giá phải phân loại được HS: trung bình, khá, giỏi.
- KÕt hîp hai lo¹i h×nh thøc tr¾c nghiÖm kh¸ch quan ( TNKQ) vµ tù luËn (TL) trong mçi ®Ò kiÓm tra. Theo tØ lÖ th­êng lµ
TNKH : 3 – TL : 7.
- Trong chÊm bµi kiÓm tra kh«ng chØ ®¬n thuÇn cho ®iÓm sè mµ ph¶i cã lêi phª nªu râ ­u ®iÓm, khuyÕt ®iÓm trong bµi lµm.
2. Thùc tr¹ng:
- Cßn nhiÒu GV khi ra ®Ò kiÓm tra phÇn TNKQ ch­a ®¶m b¶o tÝnh chÝnh x¸c vµ thÓ hiÖn râ b¶n chÊt tõng lo¹i c©u: “ §óng – Sai”, “Lùa chän”, “ GhÐp ®«i”, “ §iÒn khuyÕt”, “C©u tr¶ lêi ng¾n”.
- Ra ®Ò ch­a ph©n lo¹i ®­îc HS, hoÆc qu¸ khã hoÆc qu¸ dÔ.
Trong chÊm bµi chØ cho ®iÓm, kh«ng cã lêi phª râ rµng.
Kinh phÝ vµ sù chuÈn bÞ ®Ò kiÓm tra cßn gÆp khã kh¨n.
- GV cßn coi nhÑ viÖc kiÓm tra, ®¸nh gi¸ ngay trong tiÕt d¹y häc.
3. Đề xuất:
- Cần tìm hiểu kỹ cách thức ra đề loại hình TNKQ; cũng như cấu trúc một đề bài kết hợp giữa TNKQ với TL theo tinh thần đổi mới.
- Cần đưa kiểm tra TNKQ và tiết dạy học cho HS làm quen và thành thạo trả lời loại câu hỏi này.
- Tăng cường biện pháp kiểm tra, đánh giá ngay trong tiết dạy học dưới hình thức: GV hỏi HS trả lời, HS tự đánh giá bài giải của mình hoặc góp ý, nhận xét bài giải của bạn.
- GV cần chấm, chữa bài, nhận xét kỹ lưỡng.
Phần IV. Kết luận
1. Đề xuất:
1.1. Với việc thay sách giáo khoa và tinh thần đổi mới PPDH những việc cần làm ngay là:
1/ Nắm vững nội dung, cấu trúc, mức độ yêu cầu của SGK.
2/ Bắt buộc phải có giáo án trước khi lên lớp, soạn bài với tinh thần đổi mới: đưa ra các hoạt động trong tiết dạy học.
3/ Cách dạy, dạy như thế nào.
Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học.
4/ Hiệu quả giờ dạy.
5/ Chú ý về kiểm tra, đánh giá :
Cách ra đề mới: Kết hợp TNKQ (30%) và TL (70%)
1.2. Đề nghị mỗi giáo viên nên dạy toàn cấp ( từ lớp 6 đến lớp 9)
1.3. Mỗi giáo viên luôn tự học, học hỏi để không ngừng nâng cao tay nghề: Kiến thức giỏi => phương pháp tốt.
2. Tóm lại:
Sau bốn năm thay sách giáo khoa THCS ( 2002 - 2006) và thực hiện theo định hướng về đổi mới PPDH môn Toán THCS, đến nay GV đã có ý thức, đã và đang thực hiện đổi mới PPDH trong các giờ dạy. Nhiều GV rất nhiệt tình, chịu khó học hỏi đã đi tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị, phương tiện hiện đại, dạy học theo tinh thần đổi mới,.ít nhiều đã làm thay đổi hình thức, nội dung bộ mặt giảng dạy trong các nhà trường phù hợp với thực tế hiện nay, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Bên cạnh đó còn một bộ phận GV vẫn còn trì trệ, do trong một thời gian dài giảng dạy với phương pháp truyền thống đã trở thành thói quen - một sớm một chiều khó thay đổi, lại ngại khó, không dám đổi mới, . là bước cản và đã không đáp ứng yêu cầu của giáo dục cũng như xã hội.
Nhưng với sự phát triển của xã hội, xu thế của thời đại là hoà nhập, là toàn cầu hoá và với phương châm:
" Học để biết - Học để làm - Học để cùng nhau chung sống - Học để làm người" - Mỗi GV muốn tồn tại và đứng vững trên bục giảng không còn cách nào khác là không ngừng đổi mới PPDH.
Tháng 01 năm 2007
Người viết và trình bày:
Nguyễn Thị Thanh Hương - Chuyên viên PGD TPTH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)