Chuyên đề đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Lịch sử
Chia sẻ bởi Lê Thị Mai Hoa |
Ngày 27/04/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Lịch sử thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Hướng dẫn thực hịên
"Đổi mới Kiểm tra - đánh giá"
kính chào quý thầy cô đến dự chuyên đề
Môn: lịch sử
hương Sơn, ngày 17/8/2012
GV: Le thi maika
I. Một số vấn đề cần lưu ý trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử THCS.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tăng cường tích luỹ kiến thức, tăng cường khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Chú ý đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của GV bằng ngôn ngữ chắt lọc, chuẩn mực, trong sáng, có không khí lịch sử trong việc tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.
- Đặc biệt cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, phim, đèn chiếu.và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dh lịch sử.
Tổ chức cho HS làm việc nhiều hơn với các sử liệu trong SGK. Khai thác bổ sung kiến thức SGK.
- Hệ thống câu hỏi vừa phải, rõ ràng, phát huy được trí lực của HS. Cố gắng tận dụng hết câu hỏi trong SGK.
- Quan tâm rèn luyện kĩ năng cho học sinh: Kĩ năng sử dụng các loại bản đồ, lựơc đồ; kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá; kĩ năng nói.
- Quan tâm đến viết bảng. Viết nội dụng gì? Viết như thế nào?
Tổ chức hướng dẫn HS thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nội dung từng bài dạy.
Dạy đúng trọng tâm tiết dạy ( Bám sát chuẩn KT- KN ).
-
II- Những vấn đề và nguyên tắc cơ bản
của quá trình "Đổi mới Kiểm tra - đánh giá" trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
III- Hướng dẫn thực hiện
Quy trình biên soạn đề Kiểm tra
1- Các bước biên soạn đề kiểm tra.
Bước 1- Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra.
KT- ĐG HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một phần, một học kỳ hay cả năm? Kiểm tra để lấy điểm, để xem xét, đánh giá hay để định tính, định lượng HS ?
KT - ĐG mức độ cần đạt và đạt được của HS theo chuẩn KT- KN trên 3 mặt:
1- Kiến thức.
2- Kỹ năng.
3- Tình cảm, thái độ.
Bước 2- Lựa chọn hình thức kiểm tra.
- Trắc nghiệm.
- Tự luận.
- Kết hợp cả 2 hình thức.
Bước 3- Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 4- Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Bước 5- Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.
Bước 6- Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm.
- Đối chiếu câu hỏi với ma trận để xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá và cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp và thời gian dự kiến có hợp lý không?
2-Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
a- Thế nào là ma trận đề kiểm tra?
- Là bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra, được thiết kế 2 chiều ( gọi là ma trận hai chiều).Chiều dọc là mạch nội dung kiến thức ( Các chủ đề chính) cần kiểm tra- đánh giá; chiều ngang là các cấp độ nhận thức của HS cần kiểm tra đánh giá theo các nội dung chủ đề tương ứng với chiều dọc.
- Trong mỗi ô là chuẩn KT- KN cần đánh giá, tỷ lệ % số điểm , số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài tổng số điểm quy định cho từng kiến thức và từng cấp độ nhận thức.
b - Vì sao phải lập ma trận cho đề kiểm tra?
- Ma trận là định hướng căn bản, thống nhất của đề kiểm tra. Ma trận đảm bảo cho quá trình kiểm tra - đánh giá được chính xác, khoa học và đảm bảo chuẩn KT - KN của chương trình.
3- Mô tả về các cấp độ tư duy vận dụng trong ma trận.
VD: Chủ đề
" Việt Nam từ sau CM tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến "
Khi KT - ĐG chủ đề này theo 3 mức độ nhận thức trên, ta có thể đặt ra các yêu cầu sau:
- ở mức độ nhận biết:
Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và chủ trương của Đảng ta để giải quyết những khó khăn đó.
ở mức độ thông hiểu:
Nói rõ được ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946.
ở mức độ vận dụng:
Đánh giá được vai trò của Đảng, đứng đầu là CT Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo Cách mạng vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
4- Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra.
B2- Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
B3- Quyết định phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề
B4- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.
B5- Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %
B6- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.
B7- Tính số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
B8- Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột
B9- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa ( nếu cần)
B1- Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra.
Nêu được chủ trương Hội nghị Trung ương Đảng VIII tháng 5-1941
Phân tích, đánh giá được sự nhạy bén, kịp thời của Đảng nắm bắt thời cơ và quyết tâm khởi nghĩâ
Trình bày những biện pháp mà Đảng ta đưa ra để giải quyết khó khăn đất nước sau cách mạng tháng Tám 1945
1/2
2
20%
1
2
20%
1/2
2
20%
Lí giải được vấn đề thời cơ khởi nghĩa và lệnh tổng khởi nghĩa
1/3
1
10%
1 câu
4điểm
40%
Giải thích sự đúng đắn, sáng tạo của các chủ trương biện pháp đó.
Nhận xét liên hệ được nghệ thuật lãnh đạo CM của Đảng và truyền thống của dân tộc ta
2 câu
6 điểm
60%
1+1/3
4
40%
1/3
1
10%
1/3
2
20%
3 câu
10 điểm
100%
1/3
1
10%
1/2
2
20%
1/2+1/3
3
30%
1- Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám nam 1945
2 - Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến (1945 -1946)
Trên cơ sở ma trận đã lập, viết câu hỏi cho đề kiểm tra.
Phòng GD- ĐT . Đề kiểm tra giữa kỳ II - Lớp 9
Trường THCS.. Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 45 phút.
Câu 1 (2 điểm)
Nêu những chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng toàn quốc lần thứ 8 họp tại Pác Bó ( Cao Bằng) từ 10 đến 19-5-1941?
Câu 2 (4 điểm)
Lệnh Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám được ban bố trong thời cơ thuận lợi nào? Vì sao nói đó là thời cơ "ngàn năm có một" ?
Câu 3 (4 điểm)
Trình bày những biện pháp mà Chính phủ ta thực hiện để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám-1945? Qua đó nêu nhận xét của em?
Xây dựng đáp án và biểu điểm.
Câu 1: ( 2 điểm)
Yêu cầu HS nêu được 2 chủ trương cơ bản
+ Hội nghị chủ trương đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi ách Pháp - Nhật, tạm gác khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại rộng công."
(1 điểm)
+ Thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh" (Việt Minh) để tập hợp toàn thể dân tộc...vào trong một mặt trận thống nhất cùng đứng lên đánh đổ đế quốc , giải phóng dân tộc.
(1 điểm )
Câu 2: ( 4 điểm)
- Yêu cầu nói rõ được các điều kiện thuận lợi sau:
+ Trên thế giới, Chiến tranh thế giới thứ 2 ở vào giai đoạn cuối, PX Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
(0,5 điểm)
+ Trong nước, Cao trào kháng Nhật cứu nước đang diễn ra hết sức mạnh mẽ , nhân dân ta đã chuẩn bị sẳn sàng chờ ngày nổi dậy., quân Nhật và bọn tay sai hoang mang cực độ, quân Đồng minh chưa kịp vào nước ta. (0,5 điểm)
+ Giữa lúc ấy Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc từ 13 đến15-8-1945 ) và Đại hội Quốc dân ( từ 16 đến17-8-1945) tại Tân Trào đã nhận định và chỉ ra thời cơ CM đã đến, quyết định phát động toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi (1 điểm )
- Giải thích thời cơ trong CM tháng Tám là thời cơ "ngàn năm có một..
+ PX Nhật đã đầu hàng Đồng minh.kẻ thù chính của chúng ta đã ngã gục, bọn Nhật ở Đông Dương rệu rã, bọn tay sai đã hoang mang đến cực độ. Các nước đế quốc như quân Anh, quân Tưởng chưa kịp kéo vào Đông Dương ... (1 điểm)
+ Thời cơ này xuất hiện trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi, là thời cơ "ngàn năm có một" .Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra và nhanh chóng chớp lấy thời cơ đó.đó là một quyết định hết sức kịp thời, nhạy bén và sáng suốt như lời khẳng định của Bác: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (1 điểm)
Câu 3: ( 4 điểm)
* Nêu các biện pháp khắc phục khó khăn của Chính phủ...
(3,0 điểm)
- Để giải quyết nạn đói: Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập `hũ gạo cứu đói`, tổ chức "ngày đồng tâm", kêu gọi đồng bào tiết kiệm "nhường cơm xẻ áo". Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất chia lại ruộng công, giảm tô, bãi bỏ thuế. (1 điểm)
- Để xoá nạn mù chữ: ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan "Bình dân học vụ" và kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ, mở các lớp bình dân học vụ cho tất cả mọi người. (1 điểm)
Để giải quyết khó khăn về tài chính: Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập" phong trào "Tuần lễ vàng", ngày 23-1-1946 Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam. (1 điểm)
* Đánh giá: Đó là những cách làm sáng tạo, kịp thời đem lại hiệu quả. Chỉ sau một thời gian ngắn đã cơ bản khắc phục được khó khăn. Kết quả này còn nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào để vượt qua khó khăn, hoạn nạn cũng như sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân ta đối với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh...Truyền thống ấy vẫn đang tiếp tục được phát huy trong cuộc sống hôm nay. (1 điểm)
Một số lưu ý trong quá trình xây dựng đề kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết trở lên: hình thức tự luận và theo quy trình biên soạn như hướng dẫn, lập ma trận...
Mối quan hệ giữa ma trận và đề kiểm tra là thống nhất: Ma trận thể hiện chuẩn định đánh giá; mỗi đề đảm bảo 3 mức độ nhận thức; phạm vi kiến thức không quá rộng, lựa chọn chủ đề có trọng số; chú ý rèn luyện kỹ năng bộ môn.
Chú ý tính đại trà và phân hóa các đối tượng học sinh trong mỗi lớp, vùng, miền...
Đề ra là sự cụ thể hóa ma trận, trong đề phải thể hiện rõ chuẩn và các mức độ chuẩn cần kiểm tra đánh giá. ( Nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ học sinh phải thực hiện, không ra chung chung, mơ hồ )
- Khi biên soạn câu hỏi cho đề kiểm tra phải theo nguyên tắc: Mỗi một câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề ( đối với TNKQ) và một chủ đề ( đối với Tự luận )
- Khi xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm, giữa câu hỏi và đáp án phải phù hợp nhau về cấp độ, tức là không sa vào trường hợp câu hỏi quá khó mà đáp án lại quá dễ hoặc ngược lại.
- Quá trình vận dụng các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao phải dựa trên chuẩn, từ chuẩn mở rộng và nâng cao có cơ sở khoa học, không suy diễn cảm tính.
Ví dụ: Đề kiểm tra 1 tiết, môn Lịch sử lớp 9.
( Hình thức : Tự luận.)
Câu 1: (2 đ)
Sau sự kiện "Nhật đảo chính Pháp" đêm 9/3/1945, Đảng ta có chủ trương gì?
Câu 2: (4 đ)
Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào? Tại sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám là thời cơ "ngàn năm có một"?
Câu 3: ( 4 đ)
Trình bày những nét chính diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám và nêu ý nghĩa lich sử của cuộc Cách mạng tháng Tám.
Ví dụ 2: Đề kiểm tra 1 tiết, môn Lịch sử lớp 9.
( Hình thức : Tự luận.)
Câu 1.
Nêu những biến đổi của các nước Đông Nam á từ sau năm 1945 đến nay? Qua đó cho biết biến đổi nào là quan trọng nhất?
Câu 2
Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên những nguyên tắc nào?
Câu 3
Nêu và phân tích ý nghĩa tác động của các thành tựu khoa học-kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ 2?
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo!
"Đổi mới Kiểm tra - đánh giá"
kính chào quý thầy cô đến dự chuyên đề
Môn: lịch sử
hương Sơn, ngày 17/8/2012
GV: Le thi maika
I. Một số vấn đề cần lưu ý trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử THCS.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tăng cường tích luỹ kiến thức, tăng cường khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Chú ý đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của GV bằng ngôn ngữ chắt lọc, chuẩn mực, trong sáng, có không khí lịch sử trong việc tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.
- Đặc biệt cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, phim, đèn chiếu.và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dh lịch sử.
Tổ chức cho HS làm việc nhiều hơn với các sử liệu trong SGK. Khai thác bổ sung kiến thức SGK.
- Hệ thống câu hỏi vừa phải, rõ ràng, phát huy được trí lực của HS. Cố gắng tận dụng hết câu hỏi trong SGK.
- Quan tâm rèn luyện kĩ năng cho học sinh: Kĩ năng sử dụng các loại bản đồ, lựơc đồ; kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá; kĩ năng nói.
- Quan tâm đến viết bảng. Viết nội dụng gì? Viết như thế nào?
Tổ chức hướng dẫn HS thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nội dung từng bài dạy.
Dạy đúng trọng tâm tiết dạy ( Bám sát chuẩn KT- KN ).
-
II- Những vấn đề và nguyên tắc cơ bản
của quá trình "Đổi mới Kiểm tra - đánh giá" trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
III- Hướng dẫn thực hiện
Quy trình biên soạn đề Kiểm tra
1- Các bước biên soạn đề kiểm tra.
Bước 1- Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra.
KT- ĐG HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một phần, một học kỳ hay cả năm? Kiểm tra để lấy điểm, để xem xét, đánh giá hay để định tính, định lượng HS ?
KT - ĐG mức độ cần đạt và đạt được của HS theo chuẩn KT- KN trên 3 mặt:
1- Kiến thức.
2- Kỹ năng.
3- Tình cảm, thái độ.
Bước 2- Lựa chọn hình thức kiểm tra.
- Trắc nghiệm.
- Tự luận.
- Kết hợp cả 2 hình thức.
Bước 3- Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 4- Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Bước 5- Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.
Bước 6- Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm.
- Đối chiếu câu hỏi với ma trận để xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá và cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp và thời gian dự kiến có hợp lý không?
2-Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
a- Thế nào là ma trận đề kiểm tra?
- Là bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra, được thiết kế 2 chiều ( gọi là ma trận hai chiều).Chiều dọc là mạch nội dung kiến thức ( Các chủ đề chính) cần kiểm tra- đánh giá; chiều ngang là các cấp độ nhận thức của HS cần kiểm tra đánh giá theo các nội dung chủ đề tương ứng với chiều dọc.
- Trong mỗi ô là chuẩn KT- KN cần đánh giá, tỷ lệ % số điểm , số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài tổng số điểm quy định cho từng kiến thức và từng cấp độ nhận thức.
b - Vì sao phải lập ma trận cho đề kiểm tra?
- Ma trận là định hướng căn bản, thống nhất của đề kiểm tra. Ma trận đảm bảo cho quá trình kiểm tra - đánh giá được chính xác, khoa học và đảm bảo chuẩn KT - KN của chương trình.
3- Mô tả về các cấp độ tư duy vận dụng trong ma trận.
VD: Chủ đề
" Việt Nam từ sau CM tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến "
Khi KT - ĐG chủ đề này theo 3 mức độ nhận thức trên, ta có thể đặt ra các yêu cầu sau:
- ở mức độ nhận biết:
Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và chủ trương của Đảng ta để giải quyết những khó khăn đó.
ở mức độ thông hiểu:
Nói rõ được ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946.
ở mức độ vận dụng:
Đánh giá được vai trò của Đảng, đứng đầu là CT Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo Cách mạng vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
4- Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra.
B2- Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
B3- Quyết định phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề
B4- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.
B5- Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %
B6- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.
B7- Tính số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
B8- Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột
B9- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa ( nếu cần)
B1- Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra.
Nêu được chủ trương Hội nghị Trung ương Đảng VIII tháng 5-1941
Phân tích, đánh giá được sự nhạy bén, kịp thời của Đảng nắm bắt thời cơ và quyết tâm khởi nghĩâ
Trình bày những biện pháp mà Đảng ta đưa ra để giải quyết khó khăn đất nước sau cách mạng tháng Tám 1945
1/2
2
20%
1
2
20%
1/2
2
20%
Lí giải được vấn đề thời cơ khởi nghĩa và lệnh tổng khởi nghĩa
1/3
1
10%
1 câu
4điểm
40%
Giải thích sự đúng đắn, sáng tạo của các chủ trương biện pháp đó.
Nhận xét liên hệ được nghệ thuật lãnh đạo CM của Đảng và truyền thống của dân tộc ta
2 câu
6 điểm
60%
1+1/3
4
40%
1/3
1
10%
1/3
2
20%
3 câu
10 điểm
100%
1/3
1
10%
1/2
2
20%
1/2+1/3
3
30%
1- Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám nam 1945
2 - Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến (1945 -1946)
Trên cơ sở ma trận đã lập, viết câu hỏi cho đề kiểm tra.
Phòng GD- ĐT . Đề kiểm tra giữa kỳ II - Lớp 9
Trường THCS.. Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 45 phút.
Câu 1 (2 điểm)
Nêu những chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng toàn quốc lần thứ 8 họp tại Pác Bó ( Cao Bằng) từ 10 đến 19-5-1941?
Câu 2 (4 điểm)
Lệnh Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám được ban bố trong thời cơ thuận lợi nào? Vì sao nói đó là thời cơ "ngàn năm có một" ?
Câu 3 (4 điểm)
Trình bày những biện pháp mà Chính phủ ta thực hiện để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám-1945? Qua đó nêu nhận xét của em?
Xây dựng đáp án và biểu điểm.
Câu 1: ( 2 điểm)
Yêu cầu HS nêu được 2 chủ trương cơ bản
+ Hội nghị chủ trương đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi ách Pháp - Nhật, tạm gác khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại rộng công."
(1 điểm)
+ Thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh" (Việt Minh) để tập hợp toàn thể dân tộc...vào trong một mặt trận thống nhất cùng đứng lên đánh đổ đế quốc , giải phóng dân tộc.
(1 điểm )
Câu 2: ( 4 điểm)
- Yêu cầu nói rõ được các điều kiện thuận lợi sau:
+ Trên thế giới, Chiến tranh thế giới thứ 2 ở vào giai đoạn cuối, PX Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
(0,5 điểm)
+ Trong nước, Cao trào kháng Nhật cứu nước đang diễn ra hết sức mạnh mẽ , nhân dân ta đã chuẩn bị sẳn sàng chờ ngày nổi dậy., quân Nhật và bọn tay sai hoang mang cực độ, quân Đồng minh chưa kịp vào nước ta. (0,5 điểm)
+ Giữa lúc ấy Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc từ 13 đến15-8-1945 ) và Đại hội Quốc dân ( từ 16 đến17-8-1945) tại Tân Trào đã nhận định và chỉ ra thời cơ CM đã đến, quyết định phát động toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi (1 điểm )
- Giải thích thời cơ trong CM tháng Tám là thời cơ "ngàn năm có một..
+ PX Nhật đã đầu hàng Đồng minh.kẻ thù chính của chúng ta đã ngã gục, bọn Nhật ở Đông Dương rệu rã, bọn tay sai đã hoang mang đến cực độ. Các nước đế quốc như quân Anh, quân Tưởng chưa kịp kéo vào Đông Dương ... (1 điểm)
+ Thời cơ này xuất hiện trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi, là thời cơ "ngàn năm có một" .Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra và nhanh chóng chớp lấy thời cơ đó.đó là một quyết định hết sức kịp thời, nhạy bén và sáng suốt như lời khẳng định của Bác: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (1 điểm)
Câu 3: ( 4 điểm)
* Nêu các biện pháp khắc phục khó khăn của Chính phủ...
(3,0 điểm)
- Để giải quyết nạn đói: Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập `hũ gạo cứu đói`, tổ chức "ngày đồng tâm", kêu gọi đồng bào tiết kiệm "nhường cơm xẻ áo". Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất chia lại ruộng công, giảm tô, bãi bỏ thuế. (1 điểm)
- Để xoá nạn mù chữ: ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan "Bình dân học vụ" và kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ, mở các lớp bình dân học vụ cho tất cả mọi người. (1 điểm)
Để giải quyết khó khăn về tài chính: Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập" phong trào "Tuần lễ vàng", ngày 23-1-1946 Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam. (1 điểm)
* Đánh giá: Đó là những cách làm sáng tạo, kịp thời đem lại hiệu quả. Chỉ sau một thời gian ngắn đã cơ bản khắc phục được khó khăn. Kết quả này còn nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào để vượt qua khó khăn, hoạn nạn cũng như sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân ta đối với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh...Truyền thống ấy vẫn đang tiếp tục được phát huy trong cuộc sống hôm nay. (1 điểm)
Một số lưu ý trong quá trình xây dựng đề kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết trở lên: hình thức tự luận và theo quy trình biên soạn như hướng dẫn, lập ma trận...
Mối quan hệ giữa ma trận và đề kiểm tra là thống nhất: Ma trận thể hiện chuẩn định đánh giá; mỗi đề đảm bảo 3 mức độ nhận thức; phạm vi kiến thức không quá rộng, lựa chọn chủ đề có trọng số; chú ý rèn luyện kỹ năng bộ môn.
Chú ý tính đại trà và phân hóa các đối tượng học sinh trong mỗi lớp, vùng, miền...
Đề ra là sự cụ thể hóa ma trận, trong đề phải thể hiện rõ chuẩn và các mức độ chuẩn cần kiểm tra đánh giá. ( Nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ học sinh phải thực hiện, không ra chung chung, mơ hồ )
- Khi biên soạn câu hỏi cho đề kiểm tra phải theo nguyên tắc: Mỗi một câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề ( đối với TNKQ) và một chủ đề ( đối với Tự luận )
- Khi xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm, giữa câu hỏi và đáp án phải phù hợp nhau về cấp độ, tức là không sa vào trường hợp câu hỏi quá khó mà đáp án lại quá dễ hoặc ngược lại.
- Quá trình vận dụng các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao phải dựa trên chuẩn, từ chuẩn mở rộng và nâng cao có cơ sở khoa học, không suy diễn cảm tính.
Ví dụ: Đề kiểm tra 1 tiết, môn Lịch sử lớp 9.
( Hình thức : Tự luận.)
Câu 1: (2 đ)
Sau sự kiện "Nhật đảo chính Pháp" đêm 9/3/1945, Đảng ta có chủ trương gì?
Câu 2: (4 đ)
Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào? Tại sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám là thời cơ "ngàn năm có một"?
Câu 3: ( 4 đ)
Trình bày những nét chính diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám và nêu ý nghĩa lich sử của cuộc Cách mạng tháng Tám.
Ví dụ 2: Đề kiểm tra 1 tiết, môn Lịch sử lớp 9.
( Hình thức : Tự luận.)
Câu 1.
Nêu những biến đổi của các nước Đông Nam á từ sau năm 1945 đến nay? Qua đó cho biết biến đổi nào là quan trọng nhất?
Câu 2
Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên những nguyên tắc nào?
Câu 3
Nêu và phân tích ý nghĩa tác động của các thành tựu khoa học-kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ 2?
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Mai Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)