Chuyên đề đọc hiểu

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hằng | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề đọc hiểu thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU
I. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
Đọc văn bản sau:
“Một hoạ sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hoà bình ở đó có cái đẹp”. Và hoạ sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và tình yêu?”… Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian, sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”.
(Chung Sa, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ 2004, tr.58)

Trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
2. Vì sao ba người có câu trả lời khác nhau với cùng một câu hỏi của hoạ sĩ?
3. Nhan đề nào dưới đây phù hợp nhất với nội dung văn bản? Vì sao? Gia đình/ Niềm tin, tình yêu, hoà bình/ Bức tranh tuyệt vời
4. Từ nội dung văn bản, anh (chị) rút ra bài học gì trong cuộc sống?
– Cuộc sống có nhiều gam màu tuyệt đẹp làm nên bức tranh đa sắc nhưng kì diệu nhất vẫn là bức tranh “Gia đình”.–
Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm tin, tình yêu, hòa bình…

– Gia đình là nơi kết tinh mọi vẻ đẹp trên thế gian này.
+điểm tưạ vững chãi nhất (chốn nương thân, nơi trở về, bầu trời bình yên, nơi nhen lên niềm tin hi vọng…)
+ thế giới của tình yêu thương :vợ chồng, cha mẹ…)
+ nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn(gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và chinh phục ước mơ…)
- Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ đó có ý thức “tô vẽ cho bức tranh gia đình” mình những gam màu phù hợp.
– Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia đình.
Người ta chẳng qua là một cây sậy, câysậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau(hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”.
(Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm)
đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
2. Xác định PC NN của văn bản trên
3. Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản
4. Em suy nghĩ như thế nào về câu văn cuối văn bản?
1/ Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
Câu 1. Xác định pc ngôn ngữ trong văn bản trên?
Câu 2. Xác định ptbđ chính của văn bản trên
Câu 3.Bptt nào được sử dụng nhiều nhất, tác dụng ?
Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên và nêu ngắn gọn nd.

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cuả những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và pcnn của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]
Văn bản :
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)A
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định pcnn của đoạn trích
Câu 3.Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy. (Theo Dân trí)
a
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Xác định ptbđ chính của văn bản
3. Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên cho văn bản?
4. Viết đoạn văn 7 đến 10 dòng bàn về bản tin trên
Con sẽ không đợi một ngày kia…
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi bao giờ?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng
phía hoàng hôn.
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
I. Đọc đoạn thơ trên đây và trả lời câu hỏi
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Xác định ptbđ chính của văn bản
3. Nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của văn bản trên
Câu 4: tìm các phép tu từ và phân tích tác dụng.
II. Viết đoạn văn 7 đến 10 dòng bàn về những trăn trở của một người con muốn thể hiện tình yêu với mẹ mình
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOAN VĂN NLXH
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
* Thân đoạn:- Giải thích khái niệm:+ Giải thích thuật ngữ,
+ Giải thích ý nghĩa của ý kiến (nếu có)
- Biểu hiện: Vấn đề ấy được thể hiện như thế nào trong đời sống hàng ngày.
- Phân tích, lí giải, chứng minh vấn đề:(Bản chất của phần này là làm nổi bật bản chất của vấn đề. Học sinh có thể lập ý bằng cách đặt ra những câu hỏi giả định rồi lật đi lật lại vấn đề trong quá trình nghị luận hoặc phân tích những mặt đúng và bác bỏ những biểu hiện sai lệch ...bằng sự kết hợp nhiều các thao thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích...)
-Bình luận, đánh giá
- Đánh giá vấn đề ở các khía cạnh, bình diện khác nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng, sai,mở rộng vấn đề, áp vấn đề vào cuộc sống...
- Trình bày ý kiến cá nhân; Rút ra bài học nhận thức và hành động:
* Kết đoạn: Học sinh có thể có nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về tầm quan trọng của vấn đề trong cuộc sống
3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có chừng mực.



II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Mở đoạn: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận
* Thân bài:- Giải thích vấn đề, hiện tượngcần nghị luận
- Thực trạng vấn đề:Phần này đòi hỏi học sinh phải hiểu biết kiến thức xã hội (học sinh phải có sự chuẩn bị từ trước bằng việc xem chương trình thời sự, cập nhật thông tin đời sống...)
- Nguyên nhân, hậu quả (kếtquả): cần chú tới nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Hậu quả: Khi phân tích hậu quả cần chú ý tới các phương diện: Cá nhân- cộng đồng, hiện tại, tương lai....
- Giải pháp: (nguyên nhânnào, giải pháp đó)
- Đánh giá, bình luận, bày tỏ thái độ của người viết đối với hiện tượng xã hội đó
- Bài học nhận thức và hành động
* Kết đoạn: Học sinh có thể có nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống xã hội.
3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
III.Đoạn văn minh họa

Ai trong chúng ta cũng từng suy nghĩ trăn trở về cách sống,lý tưởng sống của mình. Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, đất nước. Trong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Còn ngày nay đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời
họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người. Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế, họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm:“Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy” hoặc chỉ biết nghĩ cho riêng mình thật đáng buồn biết bao! Vậy chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn: dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào, ta cần phải lên kế hoạch
học tập,rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó.Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế. Bản thân tôi cần tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng, sống nhiệt huyết, khát khao cống hiến, lạc quan yêu đời, yêu quê hương đất nước.
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi (Trước biển,Vũ Quần Phương )
I. Đọc đoạn thơ trên đây và trả lời câu hỏi
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Xác định ptbđ chính của văn bản
3. Nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của văn bản trên
Câu 4: tìm các phép tu từ và phân tích tác dụng.
II. Viết đoạn văn khoảng 15 câu bàn về khát vọng dấn thân trải nghiệm của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)