CHUYEN DE DOC AV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Thuận | Ngày 20/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE DOC AV9 thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quyù thầy cô về dự hội giảng chuyên đề
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH MINH
TRƯỜNG THCS ĐÔNG BÌNH
CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TIẾT DẠY ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THCS ĐÔNG BÌNH.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Vai trò, đặc điểm của việc dạy đọc hiểu môn tiếng Anh
Đọc là một kỹ năng quan trọng rất cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở các cấp lớp.Trong lớp học ngoại ngữ người học đọc để nắm bắt thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện, để tìm câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó….Nếu không đọc được thì người học sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ được ngữ liệu và thông tin lâu dài.
Trong cuộc sống hàng ngày người học tieáp caän được rất nhiều thông tin qua dạng chữ viết từ việc học theo sách vở ở trong trường đến việc đọc những thông tin nhằm quảng cáo tiếp thị, hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị, thông báo tin tức qua báo chí, truyền hình….Học đọc có nghĩa là người học được rèn luyện để nhận ra mặt chữ và ý nghĩa của thông tin đang được đọc.
Tùy theo mục đích của bài học, người dạy có thể dạy đọc theo một vài cách khác nhau:
- Người học thay phiên nhau đọc lớn tiếng( thường áp dung trong các lớp mới bắt đầu học và cho người học nhỏ tuổi)
- Người dạy đọc, người học dò theo trong sách
- Người học đọc thầm.
Ở các lớp mới bắt đầu học Tiếng Anh học sinh phải làm quen với sự kết hợp các chữ cái trong hệ thống chữ viết mới và dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu được ngữ nghiã của từ,cụm từ, mệnh đề và câu tiếng Anh.
Việc đọc một câu hoặc một bài văn tiếng Anh là một việc khó đối với người Việt. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc ñọc thành tiếng như trọng âm, tiết tấu và ngữ điệu vì những yếu tố này có ảnh hưởng đến việc diễn đạt ý nghĩa của từ và câu.
Việc đọc trong lớp theo các phương pháp cũ thường mang tính ép buộc vì người dạy thường ra các bài tập để người học thực hiện. Để việc dạy đọc có hiệu quả và mang tính giao tiếp hơn, người dạy cần có giai đoạn chuẩn bị và làm cho người học cảm thấy có nhu cầu đọc.
II. Lý do chọn chuyên đề.
Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu.Ở các lớp phổ thông nhất là các lớp ở những vùng nông thôn thì nhiều giáo viên đang gặp khó khăn trong giảng dạy do sĩ số lớp đông, phương tiện giảng dạy và tài liệu chuyên môn còn hạn chế.
Trong đó phương tiện giảng dạy đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp thu ngôn ngữ. Kể từ khi phương pháp giao tiếp được áp dụng, người dạy ngoại ngữ chú trọng nhiều đến việc sử dụng các giáo cụ trực quan hay phương tiện nghe – nhìn để giúp cho việc giới thiệu và rèn luyện ngôn ngữ có ý nghĩa hơn và giúp không khí học tập thêm phần hào hứng.
Đặc biệt trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu, một kỹ năng thường làm học sinh nhàm chán vì phải đọc những trang in dày đặc, nội dung không quen thuộc và có quá nhiều từ mới,một số học sinh thường hay quên hoặc không có sách giáo khoa thì các em sẽ gặp trở ngại lớn khi tham gia bài học từ đó dẫn đến lười và không quan tâm đến môn học .

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện nghe nhìn ngày nay rất phong phú và đa dạng từ tranh ảnh có nhiều màu sắc, baûn in đẹp, được sản xuất hàng loạt đến những phương tiện điện tử tối tân, băng tiếng ,băng hình, phim đèn chiếu ,máy vi tính…
Việc sử dụng giáo án điện tử gần đây được rất nhiều giáo viên nhất là giáo viên môn tiếng Anh quan tâm và bước đầu sử dụng đem lại một số kết quả nhất định.
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh; nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại.
Với những lợi ích của việc ứng dụng CNTT ,tổ ngoại ngữ trường THCS Đông Bình mạnh dạn tham khảo việc dạy tiết đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 9 bằng việc trình chiếu qua power point với các mục tiêu sau:
* Giúp các em quen với phương pháp học mới và tiếp cận ngôn ngữ một cách thoải mái nhẹ nhàng..
* Lụi cu?n h?c sinh v�o ho?t d?ng d?c thụng qua cỏc hỡnh ?nh, cỏc trũ choi h?p d?n sinh d?ng.
* Giỳp h?c sinh hi?u b�i dự khụng dem theo sỏch giỏo khoa.
* Giỳp h?c sinh luy?n k? nang nghe ngay trong ti?t d?c
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Biện pháp thực hiện một tiết dạy trình chiếu power point theo thực tế của trường THCS Đông Bình và của toå bộ môn.
1.Giai đoạn chuẩn bị.
Lên kế hoạch giảng dạy cụ thể bao gồm nhiều nội dung khác nhau và sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chuẩn bị phương tiện ( máy chiếu, máy vi tính,loa,điện…) sẵn sàng phục vụ tiết dạy.
Soạn giáo án, tập trung suy nghĩ về nội dung bài dạy và các hoạt động liên quan đến việc tổ chức dạy và học trong lớp. Trước khi soạn giáo án giáo viên phải nắm vững :
- Mục tiêu của bài daïy ( đọc về vấn đề gì)
- Ngữ liệu cần dạy
- Tiến trình bài học
- Phương pháp giảng dạy.
Tùy theo nội dung bài đọc như thế nào giáo viên sẽ chọn kỹ thuật dạy phù hợp và hướng để soạn trình chiếu power point. Vì bài giảng điện tử chỉ phù hợp với một số nội dung nhất định và không cần thiết với một số nội dung khác.
Trong khi soạn giáo án giáo viên phải nắm một số kỹ thuật soạn cơ bản trong power point như:
* Soạn thảo văn bản
* Tạo hiệu ứng
* Chèn xử lý hình ảnh
* Chèn xử lý âm thanh
* Xử lý biểu bảng
* Thiết kế sơ đồ tổ chức
* Tạo liên kết (link)
* Kỹ thuật tô màu
* Quản lý các file.
Chọn nội dung để trình chiếu. Nội dung nào cố định thì viết bảng. Có thể trình chiếu trong nhiều giai đoạn của bài học, từ khâu khởi động , giới thiệu ngữ liệu mới, rèn luyện đến khâu ôn lại ngữ liệu đã học.
Đặc thù của bài đọc là dài và nhàm chán nên giáo viên sẽ đưa vào từng giai đoạn trình chiếu những trò chơi, hình ảnh đẹp, âm thanh vui nhộn (coù lieân quan hoaëc hoå trôï cho baøi hoïc) để thu hút sự tập trung của học sinh.Hình ảnh, nhạc có thể tải trên mạng, nếu không có thì GV scan trong sách ra hoặc cắt âm thanh trong đĩa để sử dụng.
2.Thực hiện soạn giảng tiết trình chiếu.
a. Lời giới thiệu
Để chào đón học sinh vào tiết học tiếng Anh. Phần này GV có thể chèn các bản nhạc vui nhộn cùng với những lời chào hiển thị trên màn hình.Tạo sự chú ý và phấn khởi trước khi bước vào tiết học.
b. Phần khởi động của tiết học ( Warm up)
Khi soạn trình chiếu cần chọn những thủ thuật cuốn hút học sinh vào bài học và có tính kỹ thuật hơn là sử dụng phấn trắng bảng đen thông thường : Ví dụ : Trò chơi Shark attack, Hang man, Kim’s game, Jumbled words, Word squares, Pelmalism ….
c. Phần trước khi đọc ( Pre- Reading )
Có thể sử dụng phần khởi động để giới thiệu bài mới hoặc sử dụng tranh, ảnh sinh động về người,vật hay hoạt động để giới thiệu bài.
Dạy từ mới ( Pre- Teach Vocabulary) Nên tải hình ảnh, tranh hay đoạn phim trên mạng để giới thiệu từ mới cho học sinh dễ nhớ. Kiểm tra từ phải yêu cầu học sinh đóng tập sách lại và dùng các thủ thuật kiểm tra thông thường như Slap the board, matching…
Tiếp theo để gây sự tò mò, hứng thú “ muốn đọc” và làm cho học sinh quan tâm đến chủ đề sắp được đọc nên cho các em dự đoán bài sắp đọc bằng các thủ thuật Pre- questions, True/ false….
Giáo viên trình chiếu bài tập, học sinh đọc và dự đoán các phương án trả lời khoảng 2 phút.Cho học sinh làm cá nhân, so sánh với bạn. Sau đó giáo viên chia lớp thành hai nhóm cho học sinh lên bảng ghi dự đoán theo nhóm để có sự ganh đua thúc đẩy sự hứng khởi khi tham gia bài đọc.
Đến đây giáo viên sẽ trình chiếu cả bài đọc hay đối thoại lên màn hình, nếu có điều kiện giáo viên có thể chèn đoạn thu âm của bài đọc để cho học sinh nghe trong khi đọc trên màn hình
Cho học sinh đọc thầm bài và nghe trong 3 phút. Giáo viên sẽ cùng với học sinh sửa bài dự đoán. Cho học sinh nhìn lên màn hình, sửa những câu sai cho đáp án sinh động, gạch chân hay tô đậm.
Phần tiếp theo thường là làm bài tập trong sách giáo khoa. Trong giai đoạn này các hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.Một số hoạt động trong giai đoạn này có thể là hỏi và trả lời, đọc và điền vào các ô còn trống thông tin trong một bảng. GV cũng cần luân đổi cách dạy đọc. Trong khi đọc giáo viên sẽ nêu một số câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh học đọc hiểu nội dung thông tin trong bài, đồng thời cũng để đo lường mức độ hiểu của học sinh. GV không nên đặt những câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh.
Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động trả lời câu hỏi. Sau đó hướng dẫn để học sinh biết chúng trả lời đúng hay sai. Giáo viên có thể tổ chức lớp thành nhóm (2nhóm) cho học sinh thảo luận câu hỏi trước, cho học sinh tham gia vào trò chơi Lucky numbers/ stars do giáo viên soạn kỹ trên màn hình, có âm thanh tán thưởng khi học sinh trả lời đúng và có cho điểm để học sinh có sự tranh đua trong học tập. Hình thức trả lời có thể là viết hay nói. Việc trả lời nói sẽ ít mất thời gian hơn và được nhiều giáo viên áp dụng.Nhưng trong một lớp học đông, giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát xem liệu tất cả học sinh có hiểu bài thật sự hay không. Vì vậy giáo viên sẽ cho học sinh đáp án trên màn hình và nhấn mạnh những điểm quan trọng.
e. Phần Sau khi đọc ( Post- Reading)
Trong giai đoạn này học sinh sẽ tham gia một số hoạt động nhằm mở rộng việc khai thác nội dung bài học và phát triển một số kỹ năng khác ngoài kỹ năng đọc. Bài tập có thể là:
* Điền vào một bảng cho sẵn (để giúp học sinh tập trung vào những điểm chính của bài đọc, đặc biệt là đối với các bài đọc có nhiều số liệu thống kê và dữ kiện).
* Trả lời một số câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm, ý kiến tình cảm, thái độ của cá nhân hoặc trả lời kèm theo việc giải thích lý do.
*Viết bài tóm tắt dựa trên các thông tin của bài đọc.
Hoạt động này cũng nên tạo thành các trò chơi vui nhộn như Noughts and Crosses hay Gap fill…..
f. Phần bài tập về nhà (Home work)
Trong phần này giáo viên dễ dàng soạn các bài tập và yêu cầu học sinh chép về nhà làm đỡ mất thời gian viết bảng và tránh lập lại bài tập trong sách giáo khoa.
g. Lời chào cuối bài
Có thể chèn một bài hát: VD : Bye, Bye, Bye hoaêc See you again…để cho học sinh thư giãn sau một tiết học.
II. Kết quả và ảnh hưởng của việc ứng dụng các biện pháp trên .
Qua thực tế giảng dạy giáo án power point, chúng tôi nhận thấy học sinh rất phấn khởi tham gia xây dựng bài.Điều đáng nói là những trò chơi, âm thanh, hình ảnh sinh động đã đem lại cho các em những giờ học bổ ích và lý thú. Các em thực sự học tập trong không khí hào hứng khác hẳn với thái độ học tập trước đây. Thầy trò chúng tôi không còn lo ngại về tình trạng học sinh không có sách giáo khoa khi học tiết đọc hiểu vì nội dung đọc đã được giáo viên soạn sẵn và trình chiếu lên màn hình.Tuy phương pháp này mới được ứng dụng ở trường chúng tôi không lâu nhưng hiệu quả mà nó mang lại là thật sự đáng khích lệ.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng CNTT trong dạy học, hầu hết các thầy, cô đều cố gắng tìm hiểu, học hỏi tự nâng cao trình độ tin học để có thể thực hiện tốt nhất việc giảng dạy bằng giáo án điện tử; cố gắng thực hiện soạn giáo án trên máy vi tính và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Để có thể áp dụng được thường xuyên chúng tôi kiến nghị với các cấp quản lý giáo dục hỗ trợ phương tiện giảng dạy và bố trí các phòng chức năng để việc giảng dạy được thuận lợi và có chất lượng hơn.
Ngành giáo dục cũng nên khuyến khích các bài thao giảng, thi dạy giỏi của giáo viên phải sử dụng phương tiện hỗ trợ trong đó có ứng dụng CNTT; tạo điều kiện cho các giáo viên khai thác thêm thông tin, tư liệu trên mạng Inernet của trường để phục vụ giảng dạy.
Đây là một phương pháp mới đối với trường THCS Đông Bình vì vậy trong quá trình thảo luận và thực hiện chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong Ban lãnh đạo, quí đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện chuyên đề này ngaøy caøng toát hôn hơn.
Xin chân thành cám ơn.

THANK YOU FOR JOINING US.
GOOD BYE !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)