Chuyen de dia li lop 5

Chia sẻ bởi Bùi Thị Niềm Tin | Ngày 10/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: chuyen de dia li lop 5 thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH
=======(======




CHUYÊN ĐỀ KHỐI 5






Năm học: 2013- 2014



I.MỤC TIÊU :
-Thực hiện nhiệm vụ năm học về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học nói chung, môn Địa lí nói riêng để nâng cao chất lượng dạy và học.
-Tổ khối 5 tổ chức chuyên đề “Dạy học Địa lí lớp 5 theo hướng tích cực” nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống , phát huy, thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh , giúp HS tư duy độc lập, tích cực sáng tạo trong nhận thức, vận dụng kiến thức trong cuộc sống.
II. THỰC TRẠNG:
* Thuận lợi:
10-11 tuổi, học sinh lớp 5 đã có vốn sống phong phú, các em ham tìm tòi, học hỏi, dễ bị lôi cuốn những điều mới mẻ, nhất là với môi trường xung quanh.
Ý thức học tập đã được hình thành.
Được thừa kế nội dung chương trình từ lớp 1 đến lớp 3: Kiến thức địa lí được tích hợp ở mức cao trong các chủ đề khác nhau của môn Tự nhiên và xã hội.
Lên lớp 4 được học bản đồ và cách sử dụng bản đồ giúp học sinh làm quen với một nguồn kiến thức, một phương tiện học tập rất đặc trưng của địa lí.Thiên nhiên và con người ở các vùng khác nhau được phân chia theo địa hình phù hợp với tâm lí nhận thức của các em, giúp các em hiểu, biết, ghi nhớ những nét đặc trưng của từng vùng và thấy được sự đa dạng của thiên nhiên, con người Việt Nam.
Những điều kiện thuận lợi đó góp phần giúp các em nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng.
* Khó khăn:
Các em gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm địa lí vì nó khá trừu tượng.
Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ của các em hầu như chưa có nên rất khó khăn cho việc học môn địa lí lớp 5.
Đa số các em và cả phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của các môn học ở lớp 5 nói chung và nhất là môn Địa lí.Vì vậy nên chưa đầu tư đúng mức vào việc học môn Địa lí.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ lược đồ cho học sinh
Bản đồ là một kênh thông tin quan trọng, đặc biệt là đối với môn địa lí. Nếu làm phép so sánh coi nội dung của bài địa lí là cái đích thì kênh chữ giống như phương tiện giúp ta tới đích, còn bản đồ chính là hoa tiêu. Mặt khác, tư duy của học sinh tiểu học vốn là tư duy trực quan sinh động. Tận mắt trẻ thấy, chính tay trẻ làm chúng sẽ ghi nhớ và tiếp nhận kiến thức tốt hơn. Vì thế tôi cho rằng biện pháp này là biện pháp phải thực hiện đầu tiên trong quá trình dạy học địa lí
Trước hết tôi rèn cho học sinh kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ. Kiến thức này các em đã được cung cấp từ lớp dưới nhưng vẫn phải liên tục rèn luyện. Thậm chí trước mỗi tiết học mà nội dung của nó liên quan đến việc xác định phương hướng, tôi đều yêu cầu học sinh ghi nhanh sơ đồ sau vào giấy nháp:
B
T Đ
N
Vừa xác định được phương hướng, các em phải thực hành thì mới ghi nhớ được. Mặt khác, việc thực hành trên bản đồ treo tường sẽ kết hợp rèn luôn kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh. Tuỳ theo nội dung cần chỉ bản đồ mà hướng dẫn học sinh đứng sang bên phải hay bên trái của bản đồ. Nhưng đứng ở bên nào cũng cần chú ý tư thế đứng cho khoảng 2/3 phía trước mặt quay xuống dưới
lớp, 1/3 cơ thể nghiêng sang nhìn bản đồ để chỉ.
Để khai thác được kiến thức từ bản đồ, sau khi rèn kĩ năng xác định phương hướng, tôi nhấn mạnh cho học sinh các bước cần tiến hành khi sử dụng bản đồ.
*Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ
VD: Lược đồ địa hình
Lược đồ các khu vực Châu Á
Lược đồ kinh tế Hoa Kì
Biết đọc tên bản đồ giúp các em tập trung chú ý vào mục tiêu chính mà bản đồ muốn thể hiện.
*Bước 2: Đọc phần chú giải trên bản đồ
- Có những kí hiệu không thể hiện trong phần Chú giải hoặc có những bản đồ không có phần chú giải vì trên bản đồ chứa các kí hiệu làm học sinh không hiểu ( VD các kí hiệu sông, núi, biên giới các quốc gia, châu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Niềm Tin
Dung lượng: 1,07MB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)