Chuyên đề: Di truyền học quần thể
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Hợp |
Ngày 08/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề: Di truyền học quần thể thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
NĂM HỌC 2016- 2017
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ CỤM QUẾ VÕ - NĂM 2017
GV: NGUYỄN QUANG HỢP
Đơn vị: THPT Quế Võ số 3
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy, cô giáo và các em!
CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
* QUẦN THỂ LÀ GÌ? VỀ MẶT DI TRUYỀN CÓ CÁC LOẠI QUẦN THỂ NÀO?
I . CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ.
II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN.
III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI.
Bảng tổng hợp mô tả nhận thức
phần di truyền học quần thể trong các
đề thi CĐ - Đại học – THPT QG
từ năm 2011 đến năm 2016.
Bảng mô tả nhận thức
Nhận xét
- Chương di truyền di truyền học quần thể thường số lượng câu hỏi không nhiều, là phần kiến thức cơ bản, tuy nhiên trong những năm gần đây, đặc biệt trong hai năm thi THPT QG gần nhất có vận dụng liên kiến thức với chương quy luật di truyền chiếm số câu vận dụng cao nhiều phân hóa học sinh.
- Nhận biết: chủ yếu các câu lý thuyết SGK, ở dạng rất đơn giản.
- Thông hiểu: Từ lý thuyết SGK yêu cầu học sinh nhận biết các đặc trưng di truyền, áp dụng kiến thức.
- Vận dụng: Yêu cầu học sinh có sự tính toán, áp dụng các kiến thức SGK nhưng ở mức độ khó hơn, vận dụng toán học nhiều hơn.
- Vận dụng cao: Áp dụng kiến thức sinh học logic, tích hợp các dạng bài tập với các phần kiến thức khác như QLDT, các nhân tố tiến hóa.. VD như tích hợp kiến thức di truyền học quần thể với các nội dung quyen luật di truyền.
Nhận xét
I. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Các câu hỏi lí thuyết
Câu 1( Tập huấn THPTQG 2017-BN): Vốn gen của quần thể là
A. toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể.
B. toàn bộ gen trong tế bào chất của các cá thể trong quần thể.
C. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở một thời điểm xác định.
D. toàn bộ các gen nằm trên NST và NST giới tính của các cá thể trong quần thể.
I. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Các câu hỏi lí thuyết
Câu 1( Tập huấn THPTQG 2017-BN): Vốn gen của quần thể là
A. toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể.
B. toàn bộ gen trong tế bào chất của các cá thể trong quần thể.
C. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở một thời điểm xác định.
D. toàn bộ các gen nằm trên NST và NST giới tính của các cá thể trong quần thể.
Câu 2A (CĐ2010): Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể.
B. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.
C. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể.
D. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.
Câu 2B: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
B. tần số alen và tần số kiểu gen.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
Câu 2A (CĐ2010): Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể.
B. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.
C. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể.
D. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.
Câu 2B: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
B. tần số alen và tần số kiểu gen.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
II. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
1. Lí thuyết.
Câu 3 (Tập huấn THPT QG 2017) : Hậu quả về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn bắt buộc là
A. tạo sự đa dạng về kiểu gen. B. tăng tần số đột biến gen.
C. giảm tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể. D. tăng tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể.
Câu 4: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích gì ?
A. Tạo dòng thuần chủng. B. Tạo giống mới.
C. Tạo loài mới. D. Tạo ưu thế lai.
Câu 5: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm.
II. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
1. Lí thuyết.
Câu 3 (Tập huấn THPT QG 2017) : Hậu quả về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn bắt buộc là
A. tạo sự đa dạng về kiểu gen. B. tăng tần số đột biến gen.
C. giảm tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể. D. tăng tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể.
Câu 4: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích gì ?
A. Tạo dòng thuần chủng. B. Tạo giống mới.
C. Tạo loài mới. D. Tạo ưu thế lai.
Câu 5: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm.
II. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
Câu 6: Trong quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn. Cá thể mang đột biến gen lặn này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây có thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể ?
A. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
B. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
D. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
Câu 7( CĐ 2014): Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
Câu 6: Trong quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn. Cá thể mang đột biến gen lặn này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây có thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể ?
A. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
B. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
D. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
Câu 7( CĐ 2014): Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
Câu 8 (trang 83, sgk NC): Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng ?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Thể hiện tính đa hình.
II. Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
Câu 8 (trang 83, sgk NC): Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng ?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Thể hiện tính đa hình.
Dạng 1: Tính số dòng thuần tối đa được tạo ra sau n thế hệ tự thụ phấn
Câu 9: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Vậy số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tao ra là
A. 3. B. 8. C. 1. D. 6.
Câu 10: Cho cây có kiểu gen AaBbDD tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Vậy số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tao ra là
A. 4. B. 8. C. 2. D. 6.
Giải:
Tổng số dòng thuần tối đa = 2n ( Số dòng thuần chủng = số loại giao tử tạo ra)
Câu 9: 23 =8. ĐA B
Câu 10: 22 = 4. ĐA A
Dạng 2: Cho biết thế hệ ban đầu (P) → Xác định cấu trúc di truyền (TLKG), TLKH của quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn
Câu 11 (Thi TN 20111): Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là
A. 1/8 B. 1/2 C. 7/16 D. 1/16
Áp dụng công thức:
+ Aa =( ½)3= 1/8 AA = aa = (1 -1/8)/2 = 7/16 ĐA C
Câu 12 (CĐ 2012): Một quần thể thực vật ở thể hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gen gây chết, số cây con được tạo ra ở các phép lai bằng nhau. Nếu xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là
A. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa. B. 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa.
Áp dụng công thức:
+ Aa = 0.4( ½)2= 0.1 ; AA = 0,4 + (0,4 – 0,1)/2 = 0,55; aa = 0,2 + (0,4 – 0,1)/2 = 0,35. ĐA D
Dạng 2: Cho biết thế hệ ban đầu (P) → Xác định cấu trúc di truyền (TLKG), TLKH của quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn
Câu 13 (Đề thi THPT QG năm 2015): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0≤Y≤1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là
Áp dụng công thức:
+ Aa = Y( ½)3= 1/8 Y
+ aa = (1 – 1/8)Y/2 = 7Y/16. ĐA D
Dạng 3: Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định:
Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định cấu trúc di truyền (TLKG), TLKH của thế hệ ban đầu (P).
Câu 19 (ĐH 2011): Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì TLKG của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gen gây chết, số cây con được tạo ra ở các phép lai bằng nhau. Tính theo lí thuyết TLKG của (P) là
A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa.
C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
Giải:
Áp dụng công thức:
+ Aa = Y( ½)3= 0.05 Y = 0.4
Nhận thấy sau 3 thế hệ tần số AA – tần số aa = 0.1 Tấn số ban đầu
AA = tần số aa + 0.1 ĐA: C
Dạng 3: Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định:
* Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định cấu trúc di truyền (TLKG), TLKH của thế hệ ban đầu (P).
Câu 20 (ĐH 2013): Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gen gây chết, số cây con được tạo ra ở các phép lai bằng nhau. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1. B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1.
C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1. D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1.
Giải:
Gọi cấu trúc di truyền của quần thể (P) là: xAA : yAa: zaa
Theo đề bài ta có: Aa = 0,075 = y(1/2)3 → y = 0,6
Vì (P) có tỷ lệ 9 hoa đỏ: 1 hoa trắng nên với 0,6Aa => AA = 0,3
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1
Đáp án B
Dạng 3: Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định:
* Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định cấu trúc di truyền (TLKG), TLKH của thế hệ ban đầu (P).
Câu 21(ĐH 2014): Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 20%. B. 12,5%. C. 5%. D. 25%.
Giải:
Cấu trúc di truyền của (P): 0,25 (xAA + yAa): 0,75aa.
Tỷ lệ cây thấn thấp thu được ở F2: 1 – 0,175 = 0,825
Theo đề bài ta có: 0,825 = 0,75 +
=> y= 0,2.
Từ đó: x= 0,25 – 0,2 = 0,05
=> tỷ lệ cây thuần chủng là 0,05/0,25 = 0,2
Đáp án A
Dạng 3: Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định:
* Cho biết thế hệ sau (Fn) → Xác định số thế hệ tự thụ phấn
Câu 22: Một quần thể thực vật tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P: 0,4BB + 0,2 Bb + 0,4bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỉ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475 ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Giải:
Tỷ lệ thể đồng hợp trội BB trong quần thể Fn là
BB = x + = 0.4 +( ) = 0,475 n=2
Vậy sau 2 thế hệ BB = 0,475.
Dạng 4: Các câu hỏi liên quan đến kiểu gen không có khả năng hoặc giảm khả năng sinh sản
Câu 23(ĐH 2011). Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Giải:
- QT khi chỉ xét các cá thể sinh sản thành: 0.6AA + 0.4Aa = 1
- Aa = = 0.1
Aa = 0.6 +( ) = 0,7 aa =0.1
Vậy đáp án là: C
Dạng 4: Các câu hỏi liên quan đến kiểu gen không có khả năng hoặc giảm khả năng sinh sản
Câu 24. Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1. Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân kiểu gen F1 như thế nào ?
A. 0,25AA +0,15Aa + 0,60aa = 1. B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.
C. 0,625AA+0,25Aa +0,125 aa = 1. D.0,36AA+ 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Giải:
- QT khi chỉ xét các cá thể sinh sản thành: 0.5AA + 0.5Aa = 1
- Aa = = 0.25
Aa = 0.5+( ) = 0,7 aa =0.125
Vậy đáp án là: C
III. Các dạng câu hỏi về quần thể ngẫu phối
1. Các câu hỏi lí thuyết
Câu 25 (CĐ2009): Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
B. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 26: Cho các yếu tố sau:
Không xảy ra quá trình đột biến. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
(2) Không có áp lực của chọn lọc tự nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(3) Không có hiện tượng di - nhập gen. 6) Chọn lọc tự nhiên.
(Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec là
A.1, 2, 4, 5. B.1, 2, 3, 4.
C.2, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 6.
III. Các dạng câu hỏi về quần thể ngẫu phối
1. Các câu hỏi lí thuyết
Câu 25 (CĐ2009): Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
B. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 26: Cho các yếu tố sau:
Không xảy ra quá trình đột biến. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
(2) Không có áp lực của chọn lọc tự nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(3) Không có hiện tượng di - nhập gen. 6) Chọn lọc tự nhiên.
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec là
A.1, 2, 4, 5. B.1, 2, 3, 4.
C.2, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 6.
III. Các dạng câu hỏi về quần thể ngẫu phối
1. Các câu hỏi lí thuyết
Câu 27: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
B. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
C. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể
D. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
III. Các dạng câu hỏi về quần thể ngẫu phối
1. Các câu hỏi lí thuyết
Câu 27(CĐ 2013). Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ
- Chỉ đúng đối với quần thể tự phối
B. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
C. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể
Chú ý: Chỉ làm thay đổi TLKG của quần thể khi chưa cân bằng di truyền.
D. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
Dạng 1: Tính tần số alen của quần thể
Câu 28. Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số của alen A và alen a lần lượt là
0,5 và 0,5. B. 0,3 và 0,7.
C. 0,4 và 0,6. D. 0,6 và 0,4.
Giải:
Áp dụng công thức
- Tần số alen A = 0.3 + = 0.6 tần số alen a=0.4
Câu 29. Một quần thể có 120 cá thể mang kiểu gen AA, 480 cá thể mang kiểu gen Aa và 600 cá thể mang kiểu gen aa. Tần số của các alen trong quần thể là
A. . B. . C. . D. .
Giải:
QT được viết dưới dạng TPKG: 0.1AA: 0.4A:0.5aa
Áp dụng công thức
- Tần số alen A = 0.3; Tần số alen a= 0.7
Dạng 1: Tính tần số alen của quần thể
Câu 30. Trong quần thể cân bằng Hacđi–Vanbec, có alen A và alen a nằm trên NST thường, trong đó tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn bằng 4%. Tần số của alen A và alen a là
A. A = 0,92; a = 0,08. B. A = 0,84; a = 0,16.
C. A = 0,8; a = 0,2. D. A = 0,94; a = 0,06.
Giải
P2AA + 2pqAa+q2 aa =1. Có q2=0.04 qa = 0,2 PA = 0.8
Dạng 2: Cách xác định quần thể có ở trạng thái cân bằng di truyền hay không ?
Câu 31 A(THPT QG 2016): Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa.
Giải
Áp dụng 1 trong 2 cách giải ........... ĐA: C
Câu 31B(Minh họa THPT QG 2017): Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. (4) 0,75AA : 0,25aa.
(5) 100% AA. (6) 100% Aa.
2. B. 3. C. 4. D. 5.
Giải
Áp dụng cách giải 1: 2 quần thể (2) và (5) cân bằng ĐA: A
Dạng 2: Cách xác định quần thể có ở trạng thái cân bằng di truyền hay không ?
Câu 32 (sgk tr 74): Quần thể nào trong số các quần thể dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A. Quần thể 1 và 2. B. Quần thể 3 và 4.
C. Quần thể 2 và 4. D. Quần thể 1 và 3.
Giải
Áp dụng cách giải 1: 2 quần thể (1) và (3) cân bằng ĐA: D
Dạng 3: Dựa vào cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể.
Câu 33. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen A và a, nằm trên NST thường, gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn. Số cá thể có kiểu trội chiếm tỉ lệ 36%. Tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội trong quần thể là
A. 36%. B. 4%. C. 48%. D. 64%.
Giải
Từ giả thiết q2 aa = 64% qa = 0.8 Thành phần kiểu gen của QT là: 4 %AA: 32%Aa: 64% aa
Tỉ lệ % số cá thể AA = 4%
Dạng 3: Dựa vào cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể.
Câu 34: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a.Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau:
Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất ?
A. Quần thể 3. B. Quần thể 2.
C. Quần thể 4. D. Quần thể 1.
Giải: Từ giả thiết các QT đang ở trạng thái cân bằng
Tần số alen của các QT
Cấu trúc DT các QT lần lượt là
+ QT 1: 0.04AA:0.32Aa:0.64aa.
+ QT 2: 0.5625AA:0.375Aa:0.0625aa.
+ QT 3: 0.81AA:0.18Aa:0.09aa.
+ QT 4: 0.25AA:0.5Aa:0.25aa.
Dạng 3: Dựa vào cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể.
* Các câu viết tỉ lệ kiểu gen theo định luật Hacđi-Vanbec
Câu 35. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,50AA : 0,40Aa : 0,10aa . Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là
A. 0,60AA : 0,20Aa : 0,20aa. B. 0,50AA : 0,40Aa : 0,10aa.
C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. D. 0,42AA : 0,49Aa : 0,09aa.
Giải:
- Áp dụng công thức tính tần số alen Tàn số alen A=0.7; Tấn số alen a = 0.3.
- Vận dụng công thức định luật Hacđi – Vanbec ĐA C
Câu 36: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa . Quần thể này tự phối qua 4 thế hệ sau đó ngẫu phối ở thế hệ thứ 5. Cấu trúc di truyền của quần thể ở đời con là
A . 0,475AA : 0,05Aa : 0,475aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
C . 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa. D.0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa
Giải:
Làm tương tự câu 35 ĐA B.
Dạng 4: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời sau
Câu 37 (Tương tự ví dụ, trang 73 sgk): Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là .
Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng là bao nhiêu phần trăm ? Biết rằng bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
A. 0,0098%. B. 0,495%. C. 98,99%. D. 1,98%.
Giải:
QT có q2aa = 0.0001 qa = 0.01 PA = 0.99 TPKG của quần thể có cấu trúc: (0.99)2 AA + (2. 0.99.0.01)Aa+ (0.01)2 aa = 1
- Vậy xác suất chung: [ ]2 x 1/4 = ............... = 0,0098%.
Dạng 4: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời sau
Câu 38(ĐH 2012): Ở người, một gen trên NST thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
37,5%. B. 43,75%. C. 62,5%. D. 50%.
Giải:
+Từ đề bài cho ta tính được p(A) = 0,4, q(a) = 0,6. Cấu trúc di truyền của quần thể người này là 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa = 1.
+ Trước hết ta tính xác xuất của người bố thuận tay phải trong quần thể là Aa, mới sinh con thuận tay trái. Sau đó lấy 1 – xác suất sinh con thuận tay trái thì còn kết quả là con thuận tay phải.
+ Bố có KG Aa xác suất là = 0.48/0.84 = 0,75. Khi bố có kiểu gen Aa kết hôn với người mẹ thuận tay trái có KG aa sinh con thuận tay trái aa là 0,75x1x (1/2 aa).
+ Nên xác suất sinh con thuận tay trái là 0,75 x 1 x 0,5 = 37,5%. => Vậy sác xuất con thuận tay phải = 1 – 0,375 = 0,625 = 62,5%
Dạng 5: Các câu liên quan đến sức sống, khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau
Câu 39 (ĐH 2010): Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Dạng 5: Các câu liên quan đến sức sống, khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau
Câu 39 (ĐH 2010): Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Dạng 5: Các câu liên quan đến sức sống, khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau
Câu 40: Ở một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết gen A đỏ trội hoàn toàn so với gen a trắng; sức sống của giao tử mang gen A gấp đôi giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử và phôi (để phát triển thành cá thể con): kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50%. Nếu bố và mẹ đều mang gen dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình của đời con F1 (mới sinh) sẽ là
A. 7 A- : 1 aa. B. 7 A- : 2 aa. C. 14 A-: 1aa. D. 15 A-: 1aa.
Bài giải
P Aa x Aa
F1
Tần số alen ở mỗi giới: A = 0,5; a = 0,5
Do sức sống của giao tử A = 2 gt a → A = 0,5; a = 0,5.50% = 0,25.
(0,5A : 0,25a) = 2/3A : 1/3a
F1 (2/3A : 1/3a)x(2/3A : 1/3a) = 4/9AA :4/9Aa :1/9aa
Do sức sống của AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50% → 4/9AA :4/9.0.75%Aa :1/9.50%aa = ...= 14A - : 1aa
MHQG 2015: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. Sau một thế hệ ngẫu phối thu được F1, từ F1 người ta cho tự thụ phấn bắt buộc qua hai thế hệ thu được F3. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này ở F3 là:
A. 0,375AA : 0,050Aa : 0,575aa.
B. 0,34AA : 0,12Aa : 0,54aa.
C. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
D. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
Giải: (P) là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6
P ngẫu phối thu được F1 là quần thể cân bằng di truyền
(0,4)2AA: 2.0,4.0,6Aa: (0,6)2aa
F1 có cấu trúc di truyền là 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa qua 2 thế hệ ngẫu phối
quần thể F3 tỉ lệ Aa = 0,48x1/4 = 0,12
nhận đáp án B
KẾT HỢP CẢ TỰ THỤ VÀ NGẪU PHỐI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Hợp
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)