CHUYEN DE DAY NGHE

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thạch Thảo | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE DAY NGHE thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

CÁC THỦ THUẬT DẠY NGHE
TEACHING LISTENING
I- Lí do chọn đề tài
Giống như kĩ năng đọc, kĩ năng nghe cũng là một kĩ năng tiếp thụ, song thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói, có những đặc điểm khác với văn bản viết.
Khi người ta nói, các ý tưởng không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như viết, ý hay được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Người nói hay nói tắt, nói láy, ngập ngừng. Khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần, còn khi đọc ta có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần văn bản.
Với những đặc điểm khác nhau trên, khi dạy nghe ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho những kĩ năng tiếp thu, giáo viên còn cần những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động nghe của học sinh.
II- Các hoạt động nghe.
Nghe trong cuộc sống hàng ngày.
Trong cuộc sống hàng ngày có hai cách nghe chính:
Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi nghe đài, truyền hình trong khi người nghe vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác.
Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có mục đích chủ đạo, muốn nắm bắt một thông tin nào đó. Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v… Trong trường hợp này người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho mục đích, nhu cầu của mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp cho người nghe hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy sẽ nắm bắt được vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Nghe trong môi trường học tiếng.
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung và nhằm phát triển kĩ năng nghe khác nhau. Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau:
Nghe ý chính.
Nghe để tìm ra những thông tin cần thiết.
Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
Nghe chi tiết (cả nội dung lẫn ngôn ngữ).
III- Cách tiến hành các hoạt động nghe khác nhau.
Giúp học sinh nghe có hiệu quả.
Trong thực tế, nghe vẫn là một kĩ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện nay. Để khắc phục những khó khăn khi nghe, giáo viên có thể sử dụng những biện pháp sau:
Giới thiệu chủ đề, các nội dung liên quan đến bài nghe; giải thích các khái niệm nếu cần thiết.
Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe.
Giới thiệu từ mới nếu có, hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe.
Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe.
Chia quá trình nghe thành từng bước, ví dụ: lần nghe thứ nhất: nghe ý chính, trả lời câu hỏi đại ý. Lần thứ hai: nghe chi tiết hơn v.v…
Nếu bài dài chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe, có những yêu cầu nghe cụ thể khác nhau.
Đoán trước điều sắp nghe (Predicting)
Một trong những kĩ năng cần thiết khi nghe là khả năng đoán được điều sắp được nghe. Vì vậy khi cho học sinh luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh đoán những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Có thể tiến hành hoạt động này với các bài nghe có cốt truyện hoặc một bài hội thoại. Ví dụ, khi nghe một bài hội thoại, Gv có thể dừng lại sau một câu nói của một nhân vật trong bài hội thoại và hỏi học sinh xem nhân vật kia sẽ đáp lại như thế nào - sẽ ứng xử ra sao – có đồng ý hay không v.v…
Khi cho học sinh nghe một câu chuyện, giáo viên cũng có thể dùng thủ thuật tương tự, dừng lại ở những đoạn phù hợp và hỏi những câu hỏi như: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó? Tại sao X lại hành động như vậy? Tại sao câu chuyện lại diễn biến như vậy? Liệu kết cục có như vậy không? V.v… trước khi cho nghe tiếp câu chuyện.
Ví dụ: trong bài nghe sau, giáo viên có thể dừng ở một số chỗ để cho học sinh đoán:
Early this morning an airliner with 300 passengers left London for Australia. But only ten minutes after take-off, it had to turn back. (What happened? Why did it turn back?)
In terrifying storm, lightning struck the airliner at least three times. (Did it cause any damage? What could happen?)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thạch Thảo
Dung lượng: 72,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)