Chuyen de : day hoc tich cuc mon khoa hoc

Chia sẻ bởi Trực Diệu Beo | Ngày 11/10/2018 | 74

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de : day hoc tich cuc mon khoa hoc thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
MÔN KHOA HỌC
THÁNG 12/2007
HOẠT ĐỘNG HÒM THƯ
Câu hỏi thảo luận nhom

 1. Học sinh của bạn thường gặp khó khăn gì khi học môn khoa học ?
 
  2. Khi dạy môn khoa học , bạn thường gặp những khó khăn gì ?
   
  3. Bạn sử dụng những phương pháp gì để khuyến khích học sinh học tốt môn khoa học ?
      
4. Phương pháp đánh giá học sinh mà bạn đang sử dụng trong giờ dạy môn khoa học là gì ?
     
5. Bạn hi vọng đạt được gì qua đợt học tập chuyên đề này ?     
HOẠT ĐỘNG HÒM THƯ
 1. Khó khăn về trang thiết bị; cơ sở vật chất; ít được tham quan học tập trong môi trường thực tế; tâm lí còn nặng về bài học lí thuyết; chưa hứng thú trong giờ học . . .
 
 2. Thiếu thốn dụng cụ thực hành thí nghiệm – tranh ảnh; phòng học chật chội; sĩ số lớp đông khó có thể tổ chức các hoạt động dạy học; chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh học tập thực tế, tiếp cận bài học trên lí thuyết . . .
 
 3. Tổ chức thảo luận nhóm – phỏng vấn – sắm vai – mô phỏng – chơi các trò chơi vận động (ngoài trời) – đóng kịch . . .
 
Đánh giá thông qua các hoạt động mà học sinh tham gia trong suốt quá trình học tập như: hoạt động nhóm – các hình thức thi đua – thực hành quan sát – mô tả - kĩ năng trình bày một vấn đề cụ thể . . .
 
5. Các hình thức tổ chức học tập; các phương pháp đa dạng nhằm tích cực hoá hoạt động dạy và học trong một giờ cụ thể; các phương pháp đánh giá; những biện pháp rèn kĩ năng học tập cho học sinh. . .  
DẠY TÍCH CỰC
     - Giáo viên cảm thấy phải có trách nhiệm sao cho học sinh cần tham gia vào quá trình hoạt động tích cực trong giờ học.

     - Làm sao cho học sinh không chỉ học mà cần phải tư duy .

     - Luôn tổ chức các hoạt động học tập đa dạng .
HỌC TÍCH CỰC
     - Là sự học không bị áp đặt, hoàn toàn do ham muốn. Học do say mê, cảm thấy ham thích hơn trong học tập.

     - Học sinh khi học cần phải biết mình cần gì , từ đó tìm kiếm giải pháp sao cho hợp lí nhất.

     - Cần có sự tham gia của nhiều người.

     - Người học cảm thấy thoải mái.

     - Học sinh tham gia hoạt động một cách hứng thú, tích cực – hoạt động nhiều.

     - Bản thân tự chịu trách nhiệm về việc mình đã nói – đã làm.

     - Học sinh có thể diễn tả - tái tạo lại các thông tin được nắm bắt.
HOẠT ĐỘNG CHƯỚNG NGẠI VẬT
NHỮNG QUẢ TÊN LỬA FIZZ POP
THỨC ĂN CHÚNG TA ĂN VÀO SẼ ĐI ĐÂU
Dụng cụ: một chiếc bánh ga tô và một cóc nước cho mỗi người
Yêu cầu: ăn bánh ga tô và uống nước.
*Làm việc theo nhóm:
- Cố gắng cảm nhận nơi thức ăn đến bên trong cơ thể.
- Viết vào vở những gì bạn cảm nhận được trong cơ thể mình.
*Làm việc cá nhân:
- Vẽ đường đi của bánh ga tô và nước lên hình vẽ đơn giản (của cơ thể) đã cho.
- Ghi lại những câu hỏi bạn đặt ra.
*Làm việc theo nhóm (viết lên giấy A0 cho toàn nhóm):
- So sánh hình vẽ của các bạn và đưa ra một danh sách những điểm mà các bạn không thống nhất.
- Các bạn có đề xuất gì để tìm ra câu trả lời? Viết ra những đề xuất, dự định của nhóm.
KĨ NĂNG KHOA HỌC
Hoạt động nhóm:

Những kĩ năng nào học sinh cần có để tiến hành các thí nghiệm khoa học?
     *  QUAN SÁT - DỰ ĐOÁN - PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP - ĐÁNH GIÁ - THỰC HÀNH
     *   Là những kĩ năng khoa học (được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học sau này của học sinh) như:
- Kĩ năng xử lí khoa học (TƯ DUY)
            - Kĩ năng thao tác (DÙNG TAY ĐỂ THỰC HÀNH)
 
PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT ( POE)
                            * PREDICT  : dự đoán
                            * OBSERVE : quan sát
                            * EXPLAIN  : giải thích
KĨ NĂNG XỬ LÍ KHOA HỌC
I. Những kĩ năng xử lí khoa học cơ bản
Quan sát: dùng thính giác, khứu giác, vị giác và thị giác để tìm hiểu về các vật hoặc sự kiện.
Giao tiếp: dùng từ hay biểu tượng hình như bảng biểu, đồ thị, con số hoặc mẫu để mô tả một hành động, sự vật hay sự kiện.
Phân loại: dùng những gì quan sát được để nhóm các sự vật hay sự kiện theo những nét chung hay nét riêng.
Đo đạc: quan sát về lượng bằng cách so sánh với tiêu chuẩn theo thông lệ hay không theo thông lệ.
Suy luận: dùng những kinh nghiệm đã có hay những dữ liệu đã thu thập được từ trước để rút ra những kết luận và giải thích những sự kiện.
Dự đoán: dự đoán về một sự kiện tương lai dựa trên những kiến thức có được từ những kinh nghiệm và dữ liệu đã thu thập được.
II. Những kĩ năng xử lí khoa học tổng hợp
Xác định về mặt thực hiện: xác định tất cả các biến số khi chúng được sử dụng trong một thí nghiệm bằng cách mô tả những gì phải làm và những gì cần được quan sát.
Nhận diện các biến số: nhận diện các biến tự do, các biến phụ thuộc, và các biến được kiểm soát trong một thí nghiệm.
Xây dựng các giả thuyết: đưa ra một tuyên bố chung về mối quan hệ giữa một biến tự do và một biến phụ thuộc để giải thích một quan sát hay một sự kiện. Tuyên bố có thể được kiểm tra để xác định tính đúng đắn.
Lập bảng và minh hoạ bằng đồ thị: tổ chức các số liệu thu thập được từ một điều tra thành các bảng biểu và đồ thị.
Thử nghiệm: lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động để kiểm tra một giả thuyết. Những hoạt động này bao gồm thu thập, phân tích - lí giải các dữ liệu và đưa ra kết luận.
Sử dụng mối quan hệ không gian – thời gian: mô tả những thay đổi của những thông số theo thời gian. Những ví dụ về thông số là địa điểm, hướng, hình dạng, kích cỡ, âm lượng, khối lượng và trọng lượng.
KĨ NĂNG XỬ LÍ KHOA HỌC
TRÒ CHƠI KHOA HỌC
Quân bài những hệ thống hạnh phúc

SỰ ĐÔNG ĐẶC CỦA NƯỚC
Nghiên cứu quá trình đông đặc của nước (thể lỏng). Chúng ta cần đặt nước trong môi trường ở nhiệt độ ?0C.

 Hãy chế tạo một tủ lạnh mini với vật liệu có sẵn (liệt kê những vật liệu cần có).

 Vẽ chính xác đường cong thực nghiệm biểu diễn sự lạnh đi theo thời gian của một mẫu nước từ nhiệt độ tới -100C. Bạn giải thích như thế nào những diễn biến khác nhau của đường công nhận được.

 Lượng muối thêm vào có phải là một tham số quan trọng không?
VẬT LIỆU CẦN CÓ

TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Sự hô hấp ở người diễn ra như thế nào?

- Không khí được hít vào có khác không khí được thở ra hay không?

- Không khí vào phổi chúng ta bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tìm hiểu về thực vật
ĐO CHIỀU CAO CỦA CÂY
15 cm
15 cm
A
B
C
A
B
KHỞI ĐỘNG
Trái đất xoay quanh mặt trời
YẾU TỐ CỦA SỰ SỐNG
Đặt một chiếc bình nhỏ đựng và một cai đầy nước vào trong một chiếc hộp và đóng lại.

Hỏi chúng ta thấy gì khi mở nắp hộp ra.

Có thể có người trả lời, chỉ có nước và đất.

Nhưng không, trong chiếc hộp có nhiều hơn ta tưởng. Đó là 4 yếu tố cần thiết cho sự sống gồm: đất, nước, không khí và ánh sáng.

Đất, nước, không khí cung cấp cho chất khoáng, ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng
YẾU TỐ CỦA SỰ SỐNG
HOẠT ĐỘNG

SỰ TĂNG, GIẢM DÂN SỐ
BẢNG THỐNG KÊ
SỰ TĂNG, GIẢM DÂN SỐ
Vòng 1.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG
DẠY VÀ HỌC MÔN KHOA HỌC
1/ Trẻ em quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với các em và các em thực hành trên những cái đó.
2/ Trong quá trình tìm hiểu, các em lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, từ đó có những hiểu biết mà chỉ hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
3/ Những hoạt động giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trực Diệu Beo
Dung lượng: 15,63MB| Lượt tài: 2
Loại file: PPT
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)