Chuyen de day hoc tich cuc
Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Tam |
Ngày 21/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: chuyen de day hoc tich cuc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
TRƯỜNG TH - THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC
II/ Phương pháp dạy học tích cực:
1. Khái niệm
Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn để chỉ các phương pháp dạy học nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a.Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học:
Khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực, người học là khách thể của hoạt động dạy nhưng là chủ thể của hoạt động học. Họ được tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dưới vai trò tổ chức của người dạy.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
Rèn luyện phương pháp tự học là mục tiêu,nhiệm vụ, và là cách thức, con đường của PPDHTC. Không đi theo con đường của cách dạy truyền thống, mang tính nhồi nhét tri thức cho người học, mà tiép cận với cách dạy học hiện đại- tự bản thân người học tìm kiếm khám phá tri thức thông qua các kênh thông tin đa dạng hoá khác nhau.
c. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác:
Áp dụng PPDHTC phải tính đến sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập với các bài học được thiết kế thành một chuỗi các thao tác độc lập. Các thiết kế trong bài học phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng.
d.Kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học
Việc kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học. Nó giúp cho người dạy điều chỉnh qua trình dạy, còn người học tự điều chỉnh quá trình học của bản thân.
Người dạy tổ chức hướng dẫn cho người học phát triển các kĩ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học. Ở đây người dạy cần tạo điều kiện thuận lợi để người học tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau.
3. Những nội dung cơ bản về dạy học tích cực
a. Mối quan hệ giữa dạy học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm
b. So sánh dạy học cổ truyền với dạy học mới
4. Một số phương pháp dạy học tích cực
a. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
- Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh
- GV nêu vấn đề, gợi ýđể HS tìm ra cách giảiquyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ cua GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá
- GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp, Thực hiện cách giải quyết vấn đề.. GV và HS cùng đánh giá.
- HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. HS tự giải quyết, tự đánh giá. GV bổ sung ý kiến khi kết thúc.
TRƯỜNG TH - THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC
II/ Phương pháp dạy học tích cực:
1. Khái niệm
Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn để chỉ các phương pháp dạy học nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a.Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học:
Khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực, người học là khách thể của hoạt động dạy nhưng là chủ thể của hoạt động học. Họ được tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dưới vai trò tổ chức của người dạy.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
Rèn luyện phương pháp tự học là mục tiêu,nhiệm vụ, và là cách thức, con đường của PPDHTC. Không đi theo con đường của cách dạy truyền thống, mang tính nhồi nhét tri thức cho người học, mà tiép cận với cách dạy học hiện đại- tự bản thân người học tìm kiếm khám phá tri thức thông qua các kênh thông tin đa dạng hoá khác nhau.
c. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác:
Áp dụng PPDHTC phải tính đến sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập với các bài học được thiết kế thành một chuỗi các thao tác độc lập. Các thiết kế trong bài học phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng.
d.Kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học
Việc kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học. Nó giúp cho người dạy điều chỉnh qua trình dạy, còn người học tự điều chỉnh quá trình học của bản thân.
Người dạy tổ chức hướng dẫn cho người học phát triển các kĩ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học. Ở đây người dạy cần tạo điều kiện thuận lợi để người học tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau.
3. Những nội dung cơ bản về dạy học tích cực
a. Mối quan hệ giữa dạy học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm
b. So sánh dạy học cổ truyền với dạy học mới
4. Một số phương pháp dạy học tích cực
a. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
- Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh
- GV nêu vấn đề, gợi ýđể HS tìm ra cách giảiquyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ cua GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá
- GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp, Thực hiện cách giải quyết vấn đề.. GV và HS cùng đánh giá.
- HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. HS tự giải quyết, tự đánh giá. GV bổ sung ý kiến khi kết thúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trường Tam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)