Chuyên đề "Day học đặt và giải quyết vấn đề"

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Hoàn | Ngày 01/05/2019 | 181

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề "Day học đặt và giải quyết vấn đề" thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

Vận dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong giảng dạy phần
di truyền và biến dị
Môn : Sinh học lớp 9
My Way song
Những nội dung chính
I-Đặt vấn đề
II-Phương pháp nghiên cứu
III-Nội dung
1-Tìm hiểu phương pháp dạy học “đặt và giải quyết vấn đề”
2-Giíi thiÖu mét sè vÝ dô minh häa
3-Dạy thực nghiệm :
IV-Kết luận :
Phần thứ nhất
Đặt vấn đề
Nâng cao chất lượng là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học .Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo luật giáo dục là :
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh .
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh .
Xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay là làm sao đào tạo ra những con người có khả năng phát hiện nhanh và giải quyết kịp thời, chính xác các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống tạo động lực cho sự phát triển xã hội .



Như vậy dạy học hiện nay phải chú ý đến mục đích là phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh không chỉ trong lĩnh hội kiến thức mà quan trọng hơn phải rèn luyện cho các em trở thành con người năng động sáng tạo có năng lực tự học, có khả năng thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội văn minh, khoa học kỹ thụât công nghệ tiên tiến .

Điều đó cho thấy việc tập dượt cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ thuộc phạm trù phương pháp dạy học mà đã trở thành một mục tiêu giáo dục, bảo đảm cho con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện đại .
Hiện nay chúng ta đã và đang triển khai đổi mới phương pháp, phát triển các phương pháp học tập tích cực. Đặc biệt là phương pháp đặt và giải quyết vấn đề được sử dụng rộng rãi trong nhiều môn khoa học( trong đó có môn sinh học)
Chương trình môn sinh học 9 hiện nay mang tính khái quát trừu tựợng khá cao ở cấp vi mô hoặc vĩ mô, cho lên trong một số trường hợp phải hướng dẫn học sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng (phân tích, tổng hợp, so sánh vận dụng kiến thức lý thuyết đã học, dựa vào các thí nghiệm mô phỏng các sơ đồ khái quát)

V× vËy cÇn ph¸t triÓn c¸c ph­¬ng ph¸p tÝch cùc: c«ng t¸c ®éc lËp; ho¹t ®éng quan s¸t, t×m hiÓu thÝ nghiÖm. Th¶o luËn trong nhãm nhá ®Æc biÖt lµ më réng vµ n©ng cao tr×nh ®é vËn dông ph­¬ng ph¸p d¹y häc ®Æt vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
Ph­¬ng ph¸p ®Æt vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ®©y kh«ng ph¶i lµ mét ph­¬ng ph¸p míi nh­ng qua quan s¸t cho thÊy hÇu hÕt c¸c gi¸o viªn ch­a vËn dông thµnh th¹o hoÆc cã ch¨ng vËn dông ë møc ®é thÊp v× vËy ch­a ph¸t huy tèi ®a hiÖu qu¶ cña ph­¬ng ph¸p nµy.
Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa tổ chức thành công phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là do chưa nắm vững phương pháp còn lúng
túng khi vận dụng.




Số ít giáo viện có vận dụng nhưng ở mức độ thấp vì sợ thiếu thời gian và thiếu phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ .Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài với nội dung :"Vận dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề nhằm phát huy
tính tích cực học tập trong giảng dạy môn sinh học 9 phần di truyền và biến dị".


*Môc tiªu cña ®Ò tµi lµ :
- Gióp gi¸o viªn biÕt c¸ch tæ chøc cho häc sinh häc tËp theo ph­¬ng ph¸p d¹y häc ®Æt vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nh»m ph¸t huy tÝnh tÝch cùc häc tËp, ph¸t triÓn n¨ng lùc t­ duy s¸ng t¹o cña häc sinh.
- Gi¸o viªn cã kü n¨ng vËn dông linh ho¹t vµo tõng bµi gi¶ng, tõng ho¹t ®éng cô thÓ.
- Gi¸o viªn cã kü n¨ng vËn dông linh ho¹t vµo tõng bµi gi¶ng, tõng ho¹t ®éng cô thÓ.
- Các đối tượng học sinh được tập dượt, biết phát hiện vấn đề tự mình đặt và giải quyết vấn đề một cách hợp lý, điều đó có ý nghĩa giúp học sinh thành đạt trong thực tiễn cuộc sống sau này.
Qua đó đem lại niềm phấn khởi vì học sinh được đóng vai nhà khoa học tìm tòi phát hiện kiến thức, từ đó học sinh yêu thích bộ môn và tiếp thu bài một cách chủ động, tự giác.
Để khảng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài tôi đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết và tổ chức thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh lớp 9 trường THCS.
phần thứ hai
phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng 4 phương pháp chủ yếu sau:
1- Phương pháp quan sát
2- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
3- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4- Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu bằng thống kê toàn học
phần thứ ba
nội dung đề tài
I - điều tra thực trạng của việc dạy học và hứng thú học môn sinh học 9 ở các trường THCS.
Qua dự giờ thăm lớp với những quan sát được cho thấy việc giáo viên dạy học đã có sự đổi mới nhưng việc đổi mới còn nhiều hạn chế đặc biệt là kỹ thuật dạy học. Kiến thức phần di truyền, biến dị là kiến thức khó có tính trừu tượng khá cao nhưng giáo viên vận dụng phương pháp còn lúng túng, không định hướng được phương pháp chủ đạo, học sinh học tập kém hứng thú hiệu quả tiết học không cao.

Với những quan sát điều tra thu được ở trên cho thấy việc khắc phục nhược điểm này giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho hợp lý hơn, cần tạo ra không khí thi đua và phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tham gia vào bài giảng. Học sinh phải được đóng vai nhà khoa học để phát hiện và tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Muốn vậy giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp tích cực mà phương pháp chủ đạo là phương pháp đặt và giải quyết vấn đề từ đó nó sẽ đem lại niềm hứng thú say mê học tập bộ môn chất lượng học tập sẽ được nâng cao.
II- Tìm hiều phương pháp dạy học "đặt và giải quyết vấn đề".
1-Thế nào là dạy học đặt và giải quyết vấn đề?
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một phân hệ của phương pháp dạy học vì nó tập hợp nhiều phương pháp dạy học cụ thể thành một chỉnh thể nhằm đạt mục đích sư phạm là tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh để các em vừa tiếp thu được kiến thức, vừa hình thành được kinh nghiệm, kỹ năng trên cơ sở tìm tòi nghiên cứu. Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề, bài toán được đặt ra để tạo tình huống có vấn đề là thành tố chính kết hợp với các phương pháp khác như thí nghiệm, quan sát, làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm vv...




Phương pháp này có thể thâm nhập với các phương pháp khác để "kích " các phương pháp đó nên một thế năng cao hơn trong việc kích thích tính tích cực chủ động hoạt động, tự lực dành nấy kiến thức của học sinh. Hiểu bản chất của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề như vậy cho phép ta vận dụng một cách linh hoạt đa năng hơn, nhiều cấp độ của sự tìm tòi hơn.

2- Cấu trúc của một bài học (hoặc một phần trong bài học theo dạy học đặt và giải quyết vấn đề ).
a- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
a.1- Tạo tình huống có vấn đề.
a.2- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nẩy sinh.
a.3- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.









b- Giải quyết vấn đề đặt ra.
b.1- Đề xuất các giả thuyết.
b.2- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
b.3- Thực hiện kế hoạch giải.
c- Kết luận.
c.1- Thảo luận kết quả và đánh giá.
c.2- Khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
c.3- Phát biểu kết luận.
c.4- Đề xuất vấn đề mới.
Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề có thể phân biệt 4 mức độ.
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề nêu cách giải quyết vấn đề, học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên cùng học sinh cùng tham gia giải quyết.
Mức3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống. Học sinh phát hiện và
xác định vấn đề nẩy sinh, tự lực đề xuất cách giải quyết và lựa chọn giải pháp.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.


Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết
vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh tập dượt khả năng phát hiện nhanh và giải quyết hợp lý các vấn đề đặt ra, thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Trong thực tế giảng dạy đa số giáo viên vận dụng ở mức1, một số giáo viên vận dụng ở mức 2, các mức độ này nó hạn chế ở chỗ học sinh ít tính sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề, chủ yếu là học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vì vậy không rèn được khả năng phát hiện nhanh các vấn đề đặt ra và thiếu tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề, đồng thời cũng không phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.


Thông thường dạy học ở mức 1 và 2 chỉ giành cho học sinh yếu và học sinh có năng lực tiếp thu chậm , còn những học sinh ở đối tượng trung bình trở lên, có khả năng tiếp thu bài nhanh hơn ta nên vận dụng mức 3 là phù hợp. ở mức này đảm bảo được định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, rèn luyện được cho học sinh kỹ năng phát hiện nhanh các vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách hợp lý và chính xác giúp các em vận dụng trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh có trình độ khác nhau , vì vậy tùy từng nội dung kiến thức khó hay dễ mà phối hợp các mức độ cho hợp lý. Sau đây xin giới thiệu một số ví dụ vận dụng ở mức độ 3


III- giới thiệu một số ví dụ vận dụng ở mức 3
Tổ chức dạy học đặt và giải quyết vấn đề trong giảng dạy sinh học 9 phần di truyền và biến dị có thể chia ra làm các dạng như sau:
Dạng1 : Hoạt động dạy lý thuyết có nội dung thí nghiệm.
Chẳng hạn : Tổ chức học sinh hoạt động tìm hiểu thí nghiệm của MenĐen trong : Bài 2. Lai một cặp tính trạng.
Hoạt động : Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
*Môc tiªu cña ho¹t ®éng:
+ Häc sinh hiÓu vµ tr×nh bµy ®­îc thÝ nghiÖm lai mét cÆp tÝnh tr¹ng cña Men®en
+ Nªu ®­îc c¸c kh¸i niÖm kiÓu h×nh, tÝnh tr¹ng tréi , tÝnh tr¹ng lÆn
+ NhËn xÐt ®­îc kÕt qu¶ rót ra tõ thÝ nghiÖm cña Men§en

1)Tạo tình huống có vấn đề:
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thí nghiệm của MenĐen:
- GV dùng tranh phóng to hình 2.1 SGK giới thiệu về sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan
- MenĐen tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
Bước 1: ở cây chọn làm mẹ cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ( ngăn ngừa sự tự thụ phấn)
Bước2: Trên cây chọn làm bố khi nhị chín lấy hạt phấn rắc vào đầu nhụy của các hoa ở cây mẹ F1 được tạo thành.
Bước3: Cho F1tự thụ phấn được F2 .
-GV sử dụng bảng 2 SGK để phân tích các khái niệm.

*Kiểu hình : Các tính trạng hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được gọi là kiểu hình . Vậy kiểu hình là gì?


*Các tính trạng hoa đỏ, thân cao, quả lục MenĐen gọi là tính trạng trội .Các tính trạng hoa trắng thân lùn, quả vàng Menđen gọi là tính trạng lặn .

-Thế nào được gọi là tính trạng trội ? tính trạng lặn?

-HS nhận xét và trình bày các khái niệm.
Kiểu hình : là tổ hợp các tính trạng của cơ thể .
Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1
Tính trạng lặn : là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện
HS nêu vấn đề.
*Tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2 như thế nào? theo qui luật nào?
2- Giải quyết vấn đề :
- GV cho một vài học sinh nêu các giả thuyết về tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2 ghi lên góc bảng.
- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận

- Giáo viên tổ chức học sinh học tập theo nhóm , yêu cầu nghiên cứu bảng 2 SGK

Các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập.
Câu 1: Nhận xét kiểu hình ở F1?
Trảlời:.......................................................................

Câu2: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp
-Hoa đỏ / hoa trắng =
-Thân cao /thân lùn =
-Quả lục /quả vàng =

Câu 3: Từ kết quả đã tính toán em hãy rút ra tỉ lệ kiểu hình (trội: lặn ) ở F2?
Trảlời:........................................................................................................................................................

- Các học sinh của mỗi nhóm thảo luận trả lời câu hỏi để đưa ra kết luận của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, bác bỏ hoặc đồng tình với giả thuyết của nhóm khác.
Giáo viên : chiếu đáp án đúng cho học sinh quan sát, gọi 1 học sinh đọc to rõ cả lớp theo dõi:
Đáp án
Câu 1: Kiểu hình ở F1: Đồng tính trội.
Câu2: Tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp.
- Hoa đỏ / hoa trắng =750/224 ?3,14/1 ? 3/1
-Thân cao /thân lùn =787/277 ? 2,8/1 ? 3/1
-Quả lục /quả vàng = 428/224 ? 3,14/1 ? 3/1
Câu3 : Từ kết quả tính toán rút ra tỉ lệ kiểu hình ở F2: 3 trội: 1 lặn
Học sinh đồng tình với đáp án cuộc tranh luận kết thúc.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại thí nghiêm của Menđen?
Giáo viên nhấn mạnh: dù thay đổi vị trì các giống làm cây bố và mẹ thì kết quả thu được không thay đổi.

3)Kết luận :
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 Đồng tính trội, F2 có tỉ lệ kiểu hình trung bình: 3 Trội :1 lặn
- GV cho học sinh đối chiếu với giả thuyết đã nêu để khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Để củng cố giáo viên cho học sinh làm bài tập điền từ (tr 9 SGK).
-Giáo viên chiếu nội dung bài tập, yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền các học sinh khác làm vào vở bài tập :

Bài tập
Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của Men Đen, hãy điền các từ hay cụm từ : Đồng tính, 3 trội :1 lặn, vào các chỗ trống trong câu sau :
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1.(1)...............về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình .(2).....................................................
Giáo viên cho học sinh nhận xét và đưa ra đáp án 1)Đồng tính . 2)3 trội:1 lặn.
GV cho học sinh nhắc lại nhận xét rút ra từ thí nghiệm của MenĐen:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1. đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội:1 lặn.
Dạng 2: Hoạt động dạy lý thuyết nội dung nghiên cứu cấu tạo
Qua hoạt động tìm hiểu kênh hình học sinh phát hiện ra đặc điểm về cấu tạo chẳng hạn khi tổ chức học sinh hoạt động nghiên cứu cấu trúc không gian của phân tử ADN.
Bài 15 .ADN
Hoạt động : Tìm hiểu cấu trúc không gian của ADN
*Môc tiªu ho¹t ®éng:
+ Häc sinh m« t¶ ®­îc cÊu tróc kh«ng gian cña ADN.
+ HiÓu ®­îc nguyªn t¾c bæ sung vµ hÖ qu¶ cña nã.
1)Tạo tình huống
-Giáo viên cho học sinh quan sát hình 15 mô hình cấu trúc một đoạn phân tử ADN kết hợp với đọc thông tin sách giáo khoa.
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên trình bày trên mô hình mô tả lại cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Học sinh nhận xét: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải các luclêôtít liên kết với nhau thành từng cặp.
Học sinh nêu vấn đề :
Các loại nuclêôtít nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành cặp?
2) Giải quyết vấn đề.
- Giáo viên cho một vài học sinh nêu các giả thuyết về sự liên kết giữa các luclêôtít của 2 mạch của ADN.
- Giáo viên ghi lên góc bảng.
- Giáo viên gợi ý học sinh hoạt động nhóm để thảo luận theo phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Câu 1: Các loại luclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp.
Trả lời:...........................................................................
Câu 2: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự đơn phân sắp xếp như sau :
- A- X- X- G- T -A - X- A-
Xác định trình tự các đơn phân trên đoạn mạch đơn bổ sung với nó?
Trả lời : Đoạn mạch đơn bổ sung có trình tự đơn phân là :
..............................................................................................................................
Câu 3: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng ?
a) A+G = T +X
b) A=T, G = X
c) A+T= X+ G

- Giáo viên gọi một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình bác bỏ hoặc đồng tình với kết quả của nhóm khác.
- Giáo viên cho học sinh xem đáp án :
Đáp án
Câu 1: A liên kết với T, G liên kết với X thành cặp
Câu 2 a )A+G = T+X
b )A= T, G =X
Câu 3: Trình tự đơn phân trên đoạn mạch đơn bổ sung là:
- T- G - G- X- A-T- G - T-

Cuộc tranh luận kết thúc:
3. Kết luận
- Học sinh đồng tình với đáp án
+ Các nuclêôtít giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với T và G liên kết với X.
- GV:Từ nguyên tắc bổ sung hãy chỉ ra hệ quả của nguyên tắc này?
- Học sinh dựa vào bài tập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Hệ quả của nguyên tắcbổ sung :
+Biết trình tự đơn phân của một mạch suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
+Tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN là A= T, G =X A+G =T+X
- Giáo viên nhấn mạnh tỉ số A+T/ G +X trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.
Dạng 3: hoạt động tìm hiểu về cơ chế.
Ví dụ:Tìm hiểu ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Bài 16 ADN và bản chất của gen.
Họat động : Tìm hiểu ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
*Mục tiêu.
Học sinh :
+Mô tả được sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
+Trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi.
1)Tạo tình huống có vấn đề.
- Giáo viên dựa vào tranh giới thiệu sơ bộ về không gian, thời gian, diễn biến và kết quả của sự sao chép ở ADN:
Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các nhiếm sắc thể ở kỳ trung gian, lúc này nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh giãn xoắn.
Hai mạch đơn tách nhau ra các Nuclêôtít trên ADN liên kết với các nuclêôtít có trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung

Kết quả 2 ADN con dần được tạo thành.


- Tiếp theo giáo viên cho học sinh quan sát hình 16 SGK sơ đồ tự nhân đôi của ADNTự đọc lại thông tin trong SGK một lần nữa
Học sinh nêu vấn đề:
ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
2)Giải quyết vấn đề.
- Gi¸o viªn gîi ý h­íng dÉn häc sinh th¶o luËn theo nhãm. Gi¸o viªn ph©n líp thµnh 6 nhãm:
Phiếu học tập (dành cho nhóm 1,2,3.)
Câu1: Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN.
Trả lời : ...................................................................
Câu2: Các nuclêôtít nào liên kết với nhau thành từng cặp.
Trả lời :......................................................................
Phiếu học tập (dành cho nhóm 4,5,6).
Câu3: Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?
Trả lời:....................................................................

Câu4: Nhận xét về cấu tạo của 2 ADN con và ADN mẹ?
Trả lời ............................................................................

Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình các nhóm khác bổ sung đồng tình hoặc bác bỏ giả thuyết của nhóm bạn.
Giáo viên đưa ra đáp án đúng.
Đáp án
Câu1: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trên 2 mạch.

Câu 2: Các nuclêôtít trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X.

Câu3: Sự hình thành mạch mới ở 2ADN con đang dần được hình thành dựa trênmạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.

Câu4: Cấu tạo 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ trong đó 1 mạch là củaADN mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường nội bào
- GV: nêu tiếp câu hỏi quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào ?
+HS: nêu được 3 nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung, giữ lại một nửa.
- GV: nhấn mạnh khả năng tự nhân đôi là đặc tính quan trọng chỉ có ở ADN
Học sinh đồng tình và kết thúc cuộc tranh luận.
3)Kết luận
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc khuôn mẫu mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
-Nguyên tắc bổ sung :Các nuclêôtít ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc :A- T, G- X và ngược lại
-Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Để củng cố giáo viên cho học sinh làm bài tập.
Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau.
Mạch 1:-A - G - T- X - X - T-
Mạch 2:-T- X - A - G - G- A -
Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Như vậy trong quá trình vận dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong mỗi bài giảng chúng ta cần có các hình thức tổ chức và các phương tiện trợgiúp đặc biệt là sử dụng phiếu học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Việc sử dụng phiếu học tập nó sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, học sinh được viết, được trình bày những ý kiến của mình và thuận lợi trong việc điều hành thảo luận các vấn đề đặt ra.
Trong thực tế hiện nay đa số các giáo viên ít sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học, có chăng chỉ sử dụng trong giờ hội giảng, vì vậy để vận dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề có hiệu quả chúng ta cần phải sử dụng phiếu học tập thường xuyên và kết hợp với các phương tiện đồ dùng dạy học .
Phần thứ ba:
Giới thiệu bài soạn hoàn chỉnh minh họa.
Phần thứ tư
kết luận và đề nghị.
Để nâng cao chất lượng dạy và học song song với việc đổi mới SGK giáo viên cần phải đổi mới phương pháp vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp tích cực trong đó phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp chủ công trong giảng dạy sinh học 9.
Muốn làm được điều này chúng ta cần phối hợp với các phương pháp khác trong mỗi tiết dạy nhằm gây sự hứng thú học tập học sinh tiếp thu bài một cách chủ động đem lại niềm vui cho người học.
Khi tiến hành giảng dạy theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK chọn nội dung cho phù hợp cần phải bám sát vào mục tiêu bài dạy, thời gian cần có để thiết kế cho hợp lý.Đặc biệt giáo viên phải biết cách khai thác các phương tiên kỹ thuật dạy học hiện đại để trợ giúp như: kênh hình, băng hình ...để tạo tình huống có vấn đề một cách hấp dẫn đồng thời phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn linh hoạt với các hình thức tổ chức như: thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp ...gây hứng thú cho học sinh trong tiết học.
Với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh tập dượt phát hiện và giải quyết vấn đề kiến thức trong chương trình học. Học sinh được đóng vai các nhà khoa học tự tìm kiến tri thức mới trên cơ sở đó bảo đảm cho học sinh thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại sau này.
Như vậy trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh tự lực giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng cách đó học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo và có tiềm năng vận dung tri thức vào tình huống mới.
Trong thời gian hạn hẹp tác giả mới bước đầu nghiên cứu cố gắng trình bày phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vận dụng một cách phù hợp nhất sát nhất với trình độ học sinh, đồng thời có những ví dụ mẫu để làm sáng tỏ vấn đề song chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tuy nhiên nếu có thời gian dài và điều kiện thuận lợi đề nghiên cứu và kiểm nghiệm đầy đủ thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều. Hy vọng đề tài này giúp ích được ít nhiều cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng.
Khi thực hiện phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề để đạt hiệu quả cao thì cần có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại (máy tính, đầu chiếu đa năng, phim ảnh ...)vì vậy các cấp quản lý phải nhận thức rõ lợi ích to lớn của nó từ đó tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện được thuận lợi. Đối với giáo viên cần nâng cao kỹ năng vận dụng các phương pháp tích cực và biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Đề nghị các cấp giáo dục tạo điều kiện về mọi mặt để giúp tôi tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng đề tài này .

Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)