Chuyên đê đạo đưc1
Chia sẻ bởi Phạm Quốc Hưng |
Ngày 07/05/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: chuyên đê đạo đưc1 thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục và đào tạo TP móng cái
lựa chọn phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học đạo đức lớp 1
Chào mừng các thầy giáo, cô giáo về dự chuyên đề .
Năm học 2008 - 2009 là năm có ý nghĩa vô cùng to lớn, năm mà ngành GD lấy chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai phong trào xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt tháng 11 vừa qua Móng Cái đã công bố Nghị định của chính phủ thành lập thành phố Móng Cái. Hôm nay, được sự cho phép của PGD, về dự hội nghị chuyên đề và có ý kiến tham luận về vấn đề "Lựa chọn hình thức dạy học gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học đạo đức lớp 1". Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới các đồng chí lãnh đạo phòng, BGH và các thầy cô giáo trong toàn thành phố lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất. Chúc hội nghị thành công rực rỡ.
Cũng như các môn học khác ở lớp 1, môn đạo đức cũng vô cùng quan trọng trong nhà trường. Thông qua môn đạo đức các em được học tập những tấm gương điển hình, những chuẩn mực đạo đức từ đó hình thành nhân cách cho các em. Là một giáo viên được phân công dạy lớp 1. Đặc biệt lại dạy các em dân tộc nhận thức các em chậm, ngôn ngữ bất đồng. Bản thân tôi cũng như nhiều thầy cô giáo khác luôn trăn trở làm thế nào để chuyển tải những kiến thức tới các em một cách nhẹ nhàng, sinh động, lô gíc và gây được hứng thú trong giờ học để giờ học đạt hiệu quả cao. Đây là vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta phải suy ngẫm, cần phải bàn và nghiên cứu, nhưng theo suy nghĩ và những kinh nghiệm của tôi, để lựa chọn hình thức dạy học gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học đạo đức ở lớp 1, mỗi giáo viên cần phải hiểu những vấn đề sau:
Đặc trưng của môn đạo đức lớp 1 gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức đơn giản, quen thuộc với học sinh theo 5 mối quan hệ cơ bản trong cuộc sống như:
Quan hệ của học sinh với bản thân.
Quan hệ của học sinh với môi trường thiên nhiên.
Quan hệ của học sinh với gia đình
Quan hệ của học sinh với cộng đồng
Quan hệ của học sinh với nhà trường.
5 quan hện cơ bản trong cuộc sống
I. Những đặc trưng của môn đạo đức:
Dạy môn đạo đức lớp 1 cần tiếp cận theo phương hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy môn đạo đức trở lên nhẹ nhàng sinh động.
Dạy môn đạo đức cần đạt được 3 mục tiêu sau:
* Kiến thức: Cần cung cấp các kiến thức đơn giản pghù hợp với lứa tuổi về chuẩn mực hành vi và cách thức thực hiện; các chuẩn mực hành vi đạo đức đó trong các mối quan hệ với bản thân gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
* Thái độ: Bước đầu hình hành thái độ tích cực tiếp xúc tình cẩm tốt trước những hành vi đạo đức đúng. Bước đầu hình thành lòng tự trọng, tự tin cho các em.
* Kĩ năng: Bước đầu hình thành các kĩ năng xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp trong cuộc sống liên quan đến chuẩn mực đạo đức.
Dạy đạo đức lớp 1 phải là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động phát huy vốn kinh nghiệm, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng mới. Nhận thức của học sinh lớp 1 còn thiên về cảm tính, tư duy trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải kiến thức đến học sinh một các nhẹ nhàng, sinh động cần thông qua các hoạt động cụ thể như: đóng vai, động lão, trò chơi, thảo luận, kể chuyện theo tranh...vv. Học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực tế của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học thêm phong phú gần gũi, sống động với các em. Các phương pháp và hình thức dạy môn đạo đức lớp 1 rất phong phú, đa dạng. Mỗi phương pháp và hình thức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài cụ thể. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng loại bài và đặc biệt là khả năng tiếp thu học sinh từng vùng miền mà lựa chọn, sử dụng các phương pháp, hình thức dạy một cách hợp lí, đúng mức và cũng cần gắn kết chặt chẽ với việc dạy các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác, trong và ngoài nhà trường. Đồng thời Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, môi trường giáo dục lành mạnh xung quanh trẻ để hình thành và phát triển những tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em.
II. Một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để gây hứng thú cho học sinh:
1. Phương pháp động não:
Là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước lớp (hoặc nhóm nhỏ). Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó các em cũng tìm được ra những ý cần tìm hiểu bằng câu hỏi đặt ra, để giữa các em được giao lưu làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sau từng ý.
Ví Dụ:
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
- Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là thể hiện rõ điều gì?
- Điều gì sẽ có thể xẩy ra, nếu chơi đùa dưới lòng đường?...vv
2. Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử trong các tình hướng giả định. Gây hứng thú và chú ý cho học sinh, có thể thấy ngay tác dụng và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
VD:
- Chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị khi đi học về.
- Từ chối sau khi bạn rủ đi chơi đá bóng.
- Khuyên ngăn bạn không phá hoa, cây cối.
- Các nhóm được thảo luận chuẩn bị đóng vai: cử chỉ, lời nói, hành động...vv
- Chuẩn bị phục trang (đơn giản phù hợp vai).
- Các nhóm lên thực hiện các ứng xử của các vai diễn (phù hợp hay chưa phù hợp).
- Cảm xúc các vai diễn phù hợp với chủ đề của bài với trình độ của học sinh, các vai diễn trung thành đúng với nhân vật ở bài tập. Vậy tình huống phải để mở, không cho trước kịch bản hay lời thoại. Những người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập. Nên khích lệ cả các học sinh nhút nhát cùng tham gia những vai đơn giản, để tiết học thực sự hứng thú.
3 Phương pháp trò chơi:
Phương pháp trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua chơi một trò chơi trong lớp học
VD:
Trò chơi: "Vòng tròn giới thiệu tên", "tặng hoa", "ghép hoa", "vòng tròn chào hỏi".
Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lí, đúng đắn thì mới mang lại hiệu quả cao. Qua trò chơi trẻ không những phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong tiết học đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cụ thể là:
- Nội dung trò chơi minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền. Qua trò chơi học sinh được luyện tập những kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện hành vi một cách đúng đắn và tự nhiên.
- Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể hiện những chuẩn mực hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi trong cuộc sống. Cũng qua trò chơi học sinh sẽ tạo rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong mọi tình huống. Hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác thông qua trò chơi.
4. Phương pháp thảo luận:
Thảo luận là phương pháp giúp phát triển óc tư duy. Phân tích cho học sinh để các em tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có nhiều ý kiến hay để giải quyết một tình huống đạo đức nào đó.
VD:
- Hùng sơ ý làm đánh rơi hộp bút của Thanh xuống đất. Theo em Hùng phải làm gì? Vì sao?
- Em sẽ làm gì nếu bạn rủ em hái hoa ở công viên? Vì sao?
Giáo viên chia nhóm vừa phải để các em tập trung vào thảo luận. Tránh để nhóm quá đông sẽ phân tán vì nói chuyện, tiết học đạt hiệu quả không cao. Cần giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng để học sinh thảo luận, có gợi ý để học sinh nắm được ý chính thảo luận sát thực nội dung bài và trong khi học sinh trình bày giáo viên cần có lời động viên khích lệ, tuyên dương để các em hứng thú và mạnh dạn trình bày ý nguyện với hành vi ứng xử hay nhất đúng nhất.
5. Phương pháp kể chuyện:
Phương pháp kể chuyện rất thích hợp với học sinh lớp 1, thu hút học sinh chú ý vào tiết học một cách hăng say. Vì ở lứa tuổi này các em rất thích nghe kể chuyện. Phương pháp này còn giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động.
VD:
- Truyện "lời dặn của mẹ" bài gia đình em
- "Hai chị em" bài lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ
- "Đồ dùng để ở đâu" bài giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Ngôn ngữ trong truyện diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hàng ngày, sao cho câu chuyện dí dỏm, gây cảm xúc mạnh, dễ hiểu, trong sáng, giàu hình ảnh. Vừa kể vừa làm cử chỉ, điệu bộ, sử dụng tranh, ảnh minh hoạ. vv, thu hút sự chú ý của các em vào bài học, gây hứng thú trong học tập. Từ đó các em ham thích học môn đạo đức và cũng từ đó những chuẩn mực đạo đức được thấm sâu vào tiềm thức của các em và giúp các em vận dụng ứng xử mọi tình huống được kịp thời và đúng nhất.
Nhờ vận dụng các phương pháp giảng dạy như đã trình bày ở trên, tôi đã gây được hứng thú cho học sinh trong các giờ học môn đạo đức, thu hút được học sinh vào hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua giờ đạo đức học sinh nắm bắt được những tri thức sơ đẳng, những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực đạo đức một cách tương đối, có hệ thống. Học sinh tự xây dựng bài học chứ không áp đặt.
Học sinh biết phân biệt được cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai. Học sinh có những xúc cảm đạo đức tích cực yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt. Ghét cái ác, cái xấu xa, cái sai. Không đồng tình và đấu tranh với các biểu hiện sai trái, xấu xa. Học sinh có những kĩ năng thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
III. KÕt qu¶.
Qua những phần trình bày ở trên ta có thể thấygiờ lên lớp môn đạo đức ở bậc tiểu học vô cùng quan trọng. Vì cấp tiểu học là nền, lớp 1 là móng, muốn nhà vững thì móng phải chắc.Vì vậy phải làm cho học sinh hiểu biết các chuẩn mực đạo đức qua các mẫu hành vi đạo đức. Để từ đó các em biết ứng xử đúng đắn với thầy cô, với bạn bè, gia đình và với những người xung quanh.vv, nên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là cái căn bản, cái gốc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung, lớp 1 nói riêng là vấn đề cần thiết. Vậy nên, trong giờ học đạo đức người thầy phải lựa chọ hình thức dạy học gây được hứng thú cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, đổi mới phương pháp giảng dạy một cách linh động, sáng tạo và đa dang hoá hình thức lên lớp. Đồng thời phải biết kết hợp hài hoà các phương pháp giảng dạy ứng với từng nội dung, tính chất của từng loại bài bài. Đặc biệt người giáo viên phải tổ chức các hoạt động đan xen nhau hợp lí, khoa học, tổ chức điều khiển học sinh tiến hành hoạt động nhịp nhàng, sinh động. Thông qua đó học sinh phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, có như vậy giờ học mới gây được hứng thú và đạt hiệu quả cao.
IV. Kiến nghị đề xuất.
- Cần trang bị nhiều đồ dùng, trang thiết bị dạy và học. Đặc biệt là đầu tư các thiết bị hiện đại như bộ máy trình chiếu để bổ trợ cho việc dạy và học.
Trên đây là một số ý kiến tham luận của tôi, chắc chắn còn nhiều vấn đề sai sót, chưa hoàn chỉnh, kính mong sự góp ý trân thành của lãnh đạo, chuyên môn phòng giáo dục, các đồng chí đồng nghiệp dự hội nghị hôm nay để báo cáo được hoàn thiện và có hiệu quả hơn.
Xin trân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đồng chí. một lần nữa kính chúc các đồng chí luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
lựa chọn phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học đạo đức lớp 1
Chào mừng các thầy giáo, cô giáo về dự chuyên đề .
Năm học 2008 - 2009 là năm có ý nghĩa vô cùng to lớn, năm mà ngành GD lấy chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai phong trào xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt tháng 11 vừa qua Móng Cái đã công bố Nghị định của chính phủ thành lập thành phố Móng Cái. Hôm nay, được sự cho phép của PGD, về dự hội nghị chuyên đề và có ý kiến tham luận về vấn đề "Lựa chọn hình thức dạy học gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học đạo đức lớp 1". Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới các đồng chí lãnh đạo phòng, BGH và các thầy cô giáo trong toàn thành phố lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất. Chúc hội nghị thành công rực rỡ.
Cũng như các môn học khác ở lớp 1, môn đạo đức cũng vô cùng quan trọng trong nhà trường. Thông qua môn đạo đức các em được học tập những tấm gương điển hình, những chuẩn mực đạo đức từ đó hình thành nhân cách cho các em. Là một giáo viên được phân công dạy lớp 1. Đặc biệt lại dạy các em dân tộc nhận thức các em chậm, ngôn ngữ bất đồng. Bản thân tôi cũng như nhiều thầy cô giáo khác luôn trăn trở làm thế nào để chuyển tải những kiến thức tới các em một cách nhẹ nhàng, sinh động, lô gíc và gây được hứng thú trong giờ học để giờ học đạt hiệu quả cao. Đây là vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta phải suy ngẫm, cần phải bàn và nghiên cứu, nhưng theo suy nghĩ và những kinh nghiệm của tôi, để lựa chọn hình thức dạy học gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học đạo đức ở lớp 1, mỗi giáo viên cần phải hiểu những vấn đề sau:
Đặc trưng của môn đạo đức lớp 1 gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức đơn giản, quen thuộc với học sinh theo 5 mối quan hệ cơ bản trong cuộc sống như:
Quan hệ của học sinh với bản thân.
Quan hệ của học sinh với môi trường thiên nhiên.
Quan hệ của học sinh với gia đình
Quan hệ của học sinh với cộng đồng
Quan hệ của học sinh với nhà trường.
5 quan hện cơ bản trong cuộc sống
I. Những đặc trưng của môn đạo đức:
Dạy môn đạo đức lớp 1 cần tiếp cận theo phương hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy môn đạo đức trở lên nhẹ nhàng sinh động.
Dạy môn đạo đức cần đạt được 3 mục tiêu sau:
* Kiến thức: Cần cung cấp các kiến thức đơn giản pghù hợp với lứa tuổi về chuẩn mực hành vi và cách thức thực hiện; các chuẩn mực hành vi đạo đức đó trong các mối quan hệ với bản thân gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
* Thái độ: Bước đầu hình hành thái độ tích cực tiếp xúc tình cẩm tốt trước những hành vi đạo đức đúng. Bước đầu hình thành lòng tự trọng, tự tin cho các em.
* Kĩ năng: Bước đầu hình thành các kĩ năng xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp trong cuộc sống liên quan đến chuẩn mực đạo đức.
Dạy đạo đức lớp 1 phải là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động phát huy vốn kinh nghiệm, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng mới. Nhận thức của học sinh lớp 1 còn thiên về cảm tính, tư duy trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải kiến thức đến học sinh một các nhẹ nhàng, sinh động cần thông qua các hoạt động cụ thể như: đóng vai, động lão, trò chơi, thảo luận, kể chuyện theo tranh...vv. Học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực tế của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học thêm phong phú gần gũi, sống động với các em. Các phương pháp và hình thức dạy môn đạo đức lớp 1 rất phong phú, đa dạng. Mỗi phương pháp và hình thức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài cụ thể. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng loại bài và đặc biệt là khả năng tiếp thu học sinh từng vùng miền mà lựa chọn, sử dụng các phương pháp, hình thức dạy một cách hợp lí, đúng mức và cũng cần gắn kết chặt chẽ với việc dạy các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác, trong và ngoài nhà trường. Đồng thời Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, môi trường giáo dục lành mạnh xung quanh trẻ để hình thành và phát triển những tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em.
II. Một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để gây hứng thú cho học sinh:
1. Phương pháp động não:
Là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước lớp (hoặc nhóm nhỏ). Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó các em cũng tìm được ra những ý cần tìm hiểu bằng câu hỏi đặt ra, để giữa các em được giao lưu làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sau từng ý.
Ví Dụ:
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
- Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là thể hiện rõ điều gì?
- Điều gì sẽ có thể xẩy ra, nếu chơi đùa dưới lòng đường?...vv
2. Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử trong các tình hướng giả định. Gây hứng thú và chú ý cho học sinh, có thể thấy ngay tác dụng và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
VD:
- Chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị khi đi học về.
- Từ chối sau khi bạn rủ đi chơi đá bóng.
- Khuyên ngăn bạn không phá hoa, cây cối.
- Các nhóm được thảo luận chuẩn bị đóng vai: cử chỉ, lời nói, hành động...vv
- Chuẩn bị phục trang (đơn giản phù hợp vai).
- Các nhóm lên thực hiện các ứng xử của các vai diễn (phù hợp hay chưa phù hợp).
- Cảm xúc các vai diễn phù hợp với chủ đề của bài với trình độ của học sinh, các vai diễn trung thành đúng với nhân vật ở bài tập. Vậy tình huống phải để mở, không cho trước kịch bản hay lời thoại. Những người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập. Nên khích lệ cả các học sinh nhút nhát cùng tham gia những vai đơn giản, để tiết học thực sự hứng thú.
3 Phương pháp trò chơi:
Phương pháp trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua chơi một trò chơi trong lớp học
VD:
Trò chơi: "Vòng tròn giới thiệu tên", "tặng hoa", "ghép hoa", "vòng tròn chào hỏi".
Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lí, đúng đắn thì mới mang lại hiệu quả cao. Qua trò chơi trẻ không những phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong tiết học đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cụ thể là:
- Nội dung trò chơi minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền. Qua trò chơi học sinh được luyện tập những kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện hành vi một cách đúng đắn và tự nhiên.
- Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể hiện những chuẩn mực hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi trong cuộc sống. Cũng qua trò chơi học sinh sẽ tạo rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong mọi tình huống. Hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác thông qua trò chơi.
4. Phương pháp thảo luận:
Thảo luận là phương pháp giúp phát triển óc tư duy. Phân tích cho học sinh để các em tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có nhiều ý kiến hay để giải quyết một tình huống đạo đức nào đó.
VD:
- Hùng sơ ý làm đánh rơi hộp bút của Thanh xuống đất. Theo em Hùng phải làm gì? Vì sao?
- Em sẽ làm gì nếu bạn rủ em hái hoa ở công viên? Vì sao?
Giáo viên chia nhóm vừa phải để các em tập trung vào thảo luận. Tránh để nhóm quá đông sẽ phân tán vì nói chuyện, tiết học đạt hiệu quả không cao. Cần giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng để học sinh thảo luận, có gợi ý để học sinh nắm được ý chính thảo luận sát thực nội dung bài và trong khi học sinh trình bày giáo viên cần có lời động viên khích lệ, tuyên dương để các em hứng thú và mạnh dạn trình bày ý nguyện với hành vi ứng xử hay nhất đúng nhất.
5. Phương pháp kể chuyện:
Phương pháp kể chuyện rất thích hợp với học sinh lớp 1, thu hút học sinh chú ý vào tiết học một cách hăng say. Vì ở lứa tuổi này các em rất thích nghe kể chuyện. Phương pháp này còn giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động.
VD:
- Truyện "lời dặn của mẹ" bài gia đình em
- "Hai chị em" bài lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ
- "Đồ dùng để ở đâu" bài giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Ngôn ngữ trong truyện diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hàng ngày, sao cho câu chuyện dí dỏm, gây cảm xúc mạnh, dễ hiểu, trong sáng, giàu hình ảnh. Vừa kể vừa làm cử chỉ, điệu bộ, sử dụng tranh, ảnh minh hoạ. vv, thu hút sự chú ý của các em vào bài học, gây hứng thú trong học tập. Từ đó các em ham thích học môn đạo đức và cũng từ đó những chuẩn mực đạo đức được thấm sâu vào tiềm thức của các em và giúp các em vận dụng ứng xử mọi tình huống được kịp thời và đúng nhất.
Nhờ vận dụng các phương pháp giảng dạy như đã trình bày ở trên, tôi đã gây được hứng thú cho học sinh trong các giờ học môn đạo đức, thu hút được học sinh vào hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua giờ đạo đức học sinh nắm bắt được những tri thức sơ đẳng, những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực đạo đức một cách tương đối, có hệ thống. Học sinh tự xây dựng bài học chứ không áp đặt.
Học sinh biết phân biệt được cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai. Học sinh có những xúc cảm đạo đức tích cực yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt. Ghét cái ác, cái xấu xa, cái sai. Không đồng tình và đấu tranh với các biểu hiện sai trái, xấu xa. Học sinh có những kĩ năng thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
III. KÕt qu¶.
Qua những phần trình bày ở trên ta có thể thấygiờ lên lớp môn đạo đức ở bậc tiểu học vô cùng quan trọng. Vì cấp tiểu học là nền, lớp 1 là móng, muốn nhà vững thì móng phải chắc.Vì vậy phải làm cho học sinh hiểu biết các chuẩn mực đạo đức qua các mẫu hành vi đạo đức. Để từ đó các em biết ứng xử đúng đắn với thầy cô, với bạn bè, gia đình và với những người xung quanh.vv, nên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là cái căn bản, cái gốc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung, lớp 1 nói riêng là vấn đề cần thiết. Vậy nên, trong giờ học đạo đức người thầy phải lựa chọ hình thức dạy học gây được hứng thú cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, đổi mới phương pháp giảng dạy một cách linh động, sáng tạo và đa dang hoá hình thức lên lớp. Đồng thời phải biết kết hợp hài hoà các phương pháp giảng dạy ứng với từng nội dung, tính chất của từng loại bài bài. Đặc biệt người giáo viên phải tổ chức các hoạt động đan xen nhau hợp lí, khoa học, tổ chức điều khiển học sinh tiến hành hoạt động nhịp nhàng, sinh động. Thông qua đó học sinh phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, có như vậy giờ học mới gây được hứng thú và đạt hiệu quả cao.
IV. Kiến nghị đề xuất.
- Cần trang bị nhiều đồ dùng, trang thiết bị dạy và học. Đặc biệt là đầu tư các thiết bị hiện đại như bộ máy trình chiếu để bổ trợ cho việc dạy và học.
Trên đây là một số ý kiến tham luận của tôi, chắc chắn còn nhiều vấn đề sai sót, chưa hoàn chỉnh, kính mong sự góp ý trân thành của lãnh đạo, chuyên môn phòng giáo dục, các đồng chí đồng nghiệp dự hội nghị hôm nay để báo cáo được hoàn thiện và có hiệu quả hơn.
Xin trân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đồng chí. một lần nữa kính chúc các đồng chí luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Quốc Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)