Chuyên đề đạo đức
Chia sẻ bởi Phan Văn Đồng |
Ngày 07/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề đạo đức thuộc Đạo đức 4
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ THAM DỰ ĐỢT SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM
LaDêê, ngày 16 tháng 01 năm 2010
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
VỀ XÂY DỰNG NỀ NẾP, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội ,nảy sinh từ tồn tại XH, phát triển cùng với sự phát triển và biến đổi của tồn tại XH ,nó điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ XH,nó giúp con người hoàn thiện nhân cách của mình .
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN :
Về mặt XH , Đạo đức là những chuẩn mực đạo đức ,pháp luật do XH đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ của con người với bản thân với cộng đồng và môi trường .
Về mặt tâm lý học , Đạo đức là một mặt của nhân cách . Nhân cách gồm 2 mặt : Đức và Tài ( Phẩm chất và năng lực ) . Đạo đức được hình thành tư giáo dục ,nó giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Đạo đức được coi như là một giá trị là điều tốt đẹp được XH thừa nhận .
Cùng với các hoạt động giáo dục khác ,giáo dục đạo đức đạt hiệu quả tốt ,sẽ góp phần tích cực hoàn thiện nhân cách con người .
2. CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC
2.1/ Chức năng Giáo dục :
Con người trong XH ,muốn sống ,hành động theo lẽ phải thì phải được giáo dục về những chuẩn mực đạo đức . Có hiểu được những chuẩn mức đạo đức con người mới lựa chọn, điều chỉnh hành vi của bản thân đúng với chuẩn mực đạo đức XH.
Mặt khác ,những hành vi đúng chuẩn mực đạo đức sẽ được XH ủng hộ ,tôn vinh Cuộc sống có ý nghĩa là khi con người sống có đạo đức .Bác Hồ nói : “Đạo đức là là gốc “
2.2/ Chức năng điều chỉnh hành vi :
Trên cơ sở những nguyên tắc ,chuẩn mực đạo đức ,bằng sự tác động của dư luận ,chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi,thái độ của mình . Thiếu điều chỉnh con người sẽ không hoàn thiện được nhân cách ,thậm chí còn sai lầm .Yếu tố giúp con người điều chỉnh hành vi chính là lương tâm .Không có sự điều chỉnh của lương tâm con người sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú .
2.3/ Chức năng kiểm tra , đánh giá :
Dựa vào chuẩn mực đạo đức ,con người tự kiểm tra đánh giá mình và đánh giá người khác Từ đó có thái độ ứng xử lvà có hnàh vi phù hợp tránh được sai lầm ,những hành vi trái đạo đức.
II/. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
1/ Khái niệm :
GD đạo đức là quá trình tác động có mục đích ,có tổ chức từ nhiều phía ,với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người những hiểu biết ,những thói quen ,thái độ phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH .
2/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của GD Đạo đức trong trường tiểu học :
GD Đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc GD , đào tạo con người . Đạo đức là cái gốc trong nhân cách con người . Đạo đức ở mỗi con người không tự nhiên mà có ,nó được hình thành qua con đường GD ( Bác Hồ nói : Hiền dữ đâu phải là tính sẵn . Phần nhiều do GD mà nên .)
GD Đạo đức là một trong những nội dung quan trọng có tính quyết định trong GD , đào tạo con người .
Trẻ em hôm nay ,thế giới ngày mai . Thế giới ngày mai tươi sáng tuỳ thuộc rất nhiều vào những con người đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay .Do vậy GD Đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường là một vấn đề mang tình toàn cầu của thời đại chứ không chỉ riêng một nước nào .
Đối với nước ta , Luật GD năm 2005 đã xác định mục tiêu GD phổ thông : “ Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ ,thể chất ,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN ,xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ,chuẩn bị cho HS tiếp tục học lê hoạc đi vào cuộc sống lao động ,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .” Trong đó mục tiêu GD tiểu học là : “ Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức ,trí tuệ ,thể chất ,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên THCS “ ( Điều 27 )
GD đạo đức cho HS tiểu học là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết vì cấp tiểu học là cấp học nền tảng ,tạo ra những cơ sở ban đầu của con người Việt Nam mới .GD đạo đức góp phần tạo nên những nét phẩm chất ban đầu tốt đẹp đó .
Mặt khác thực tiễn cuộc sống đầy biến động , cái xấu ,cái tốt đan xen nhau từng ngày từng giờ ,tác động vào nhà trường . Do vậy GD đạo đức nhằm giúp HS có được kiến thức ,kỹ năng và thái độ đúng trong việc lựa chọn hành vi , ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức XH .
3/ Nhiệm vụ của GD đạo đức cho HS tiểu học :
3.1/ Giáo dục ý thức đạo đức :
Trang bị cho HS những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức sơ giản ,cụ thể , gần gũi với đời sống HS để các em nhận thức đúng và phù hợp giữa hành vi ứng xử của bản thân với chuẩn mực đạo đức XH .
3.2/ Giáo dục tình cảm ,niềm tin đạo đức :
Từ tình cảm ,niềm tin sẽ tạo ra động cơ đạo đức trong sáng trong việc thực hiện bổn phận ,trách nhiệm ,nghĩa vụ của mình .
3.3/ Giáo dục hành vi ,thói quen đạo đức :
Giúp HS có được thói quen hành vi đúng chuẩn mực ,hành động phù hợp với đạo đức XH ,tạo lập cuộc sống tươi đẹp góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ba nhiệm vụ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau .Do vậy ,nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục để GD đạo cho HS có hiệu quả.
4/ Nội dung GD ĐĐ trong trường tiểu học :
Nội dung GD ĐĐ trong trường tiểu học là những chuẩn mực đạo đức ,pháp luật sơ giản nhằm điều chỉnh hành vi của HS trong mối quan hệ với bản thân ,cộng đồng và môi trường theo 5 chủ đề nội dung :
Quan hệ bản thân với bản thân
Quan hệ bản thân với nhà trường
Quan hệ bản thân với gia đình
Quan hệ bản thân với cộng đồng ,xã h ội
Quan hệ bản thân với môi trường tự nhiên
5/ Con đường giáo dục đạo đức :
5.1/ GD đạo đức thông qua con đường dạy học trên lớp :
Thông qua dạy học tất cả các môn học : Đạo đức , Tiếng Việt , TNXH,…. Mỗi môn học đều có vai trò khác nhau góp phần GD đạo đức cho HS . Trong đó môn Đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về chuẩn mực đạo đức ,hình thành kỹ năng ,thói quen ,hành vi đạo đức cho HS.
5.2/ GD đạo đức thông qua hoạt động NGLL : Có nhiều nội dung và hình thức hoạt động NGLL như :
- Hoạt động GD theo chủ điểm trong năm học : Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước ,dân tộc có tác dụng GD truyền thống ,GD tình yêu quê hương đất nước ,yêu đồng bào cho HS ; tạo cơ hội cho các em được thực hành rèn luyện đạo đức .HS được hoà nhập cộng đồng ,thực hành quyền và ngiã vụ công dân nhỏ tuổi ( quyền được tham gia , được thể hiện và bổn phận phải đóng góp xây dựng cộng đồng , đất nước,..)
Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm cần chú ý nội dung GD của từng chủ điểm theo kế hoạch hằng tháng trong năm học .( VD : Tháng 9 : Chào mừng năm học mới , Tháng 10,11 : Biết ơn thầy cô giáo , Tháng 12 : Em yêu chú bộ đội ,…)
- Tiết chào cờ đầu tuần : Đây là hoạt động bắt buộc được xác định trong thời khoá biểu hằng tuần ,là hình thức hoạt động trong toàn trường nhằm GD ý thức ,hành vi,thái độ nghiêm trang khi chào Quốc kì,hát Quốc ca ,bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc,rèn luyện ý thức tổ chứ kỷ luật ,tính tự quản và kỹ năng hoạt động giao tiếp cho HS.
Nội dung tiết chào cờ chuẩn bị chu đáo,hình thức sinh động có tác dụng GD tốt. Nghi thức chào cờ phải thật ngghiêm trang nếu khong sẽ phản tác dụng .
- Tiết hoạt động tập thể : Là tiết học chính khoá được xác định trong thời khoá biểu vào cuối tuần dành cho sinh hoạt lớp ,sinh hoạt Đội Thiếu niên , Sao nhi đồng có tác dụng GD hình thành kỹ năng tổ chức ,phát huy tính tự quản ,tự GD của HS.Giáo viên đóng vai trò cố vấn ,hướng dẫn HS hoạt động ; GV cần chuẩn bị kế hoạch chu đáo để đạt được mục tiêu GD đề ra .
- Các hoạt động khác : như ngoại khoá, tham quan ,cắm trại … rất phong phú ,nhà trường cần tận dụng và thường xuyên tổ chức nhằm GD đạo đức cho HS.
6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
6.1. Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
a) Phối kết hợp với BĐD cha mẹ học sinh và gia đình các em
* Thành lập BĐD cha mẹ học sinh: Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 3 - 4 lần/năm. Đầu mỗi năm học cần kiện toàn BĐD cha mẹ học sinh các lớp.
Tạo điều kiện cho BĐD cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ. Từng thành viên trong BĐD nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường (các GVCN) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh.
* Thông qua sổ liên lạc:
- Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại giáo dục cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh:
Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các bậc phụ huynh đôn đóc học sinh thực hiện.
* - Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng
- Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh
b. Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt Đội-Sao nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể. Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này.
Với địa bàn xã rộng có 10 thôn, chúng tôi đã phân công giáo viên phụ trách phối kết hợp với các đoàn thể trong xóm tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: sửa sang nghĩa trang liệt sĩ,đài tưởng niệm, giúp đỡ người cô đơn không nơi nương tựa, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ... Phối kết hợp với hội CCB,Bộ đội biên phòng, mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện.
2/ Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thây cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Môĩ giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .
b) Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.
* Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn đạo đức ở từng khối lớp là việc làm cần thiết của ngời cán bộ quản lý. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy ngươì quản lý phải:
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đối với giáo viên học sinh
- Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp trước 3 ngày, ký duyệt đúng lịch sinh hoạt chuyên môn. Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài. Phải nêu rõ đợc công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của chơng trình, của từng bài. Qui định trên lớp: Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng chương trình được lên theo phân phối, đủ thời gian trong 1tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác. Vận dụng linh hoạt các bước lên lớp .
- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội qui định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội ,sao nhi đồng.
Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết giấy xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nề nếp. Hiệu trưởng chỉ đạo cho Đ/c Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức.
- Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường cần phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy.
* Chỉ đạo tổ chức, cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức
- Đầu năm học xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp cho cả trường dạy. Qua giờ dạy mẫu này cần thống nhất được phương pháp dạy học môn đạo đức để từ đó giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp.
- Để có tiết dạy đạt hiệu quả cao người quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp:
+ Nghiên cứu nội dung bài giảng trước khi lên lớp. Xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể. Bài soạn có duyệt trước của BGH vào thứ 2 hàng tuần.
+ Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi.. .
+ Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường người giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học.
+ Ngươì giáo viên phải tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin về sách giáo khoa hoặc có thể suu tầm những câu chuyện về những gương tốt người thật, việc thật kể cho học sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em theo nội dung, chủ đề của bài học.
* Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nhà trường cần coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và thực hiện một cách thường xuyên.
- Phổ biến, chỉ đạo giáo viên đánh giá xếp loại học sinh môn đạo đức cũng như xếp loại hạnh kiểm theo đúng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua câu cách ngôn hàng tuần
Hàng tuần vào các buổi sáng thứ hai, giáo viên tận dụng thời gian sinh hoạt đầu giờ giải thích cặn kẽ, tường minh về ý nghĩa các câu cách ngôn; qua đó giáo dục đạo đức học sinh.
Ví dụ : Tiên học lễ, hậu học văn
Trọng thầy mới được làm thầy
4. Giáo dục đạo đức thông qua các tiết Sinh hoạt lớp
Đây là khoảng không gian và thời gian để giáo viên và toàn thể học sinh lớp học đánh giá lại quá trình học tập trong tuần qua; vì vậy đây là cơ hội tốt để ươm mầm cho những thói quen, tính cách tốt phát triển và uốn nắn, điều chỉnh những lệnh lạc về nhân cách học sinh
5. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học
Thông qua các bài dạy của các môn học giáo viên có thể lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh; vì đây là con đường giáo dục đạo đức đầu tiên và quan trọng nhất.
6. Xây dựng các nội quy, quy chế và cam kết thực hiện
Nội quy học sinh
Nội quy khu Nội trú
Nội quy lớp học,….
7. Đánh giá thông qua các Thông tư, Quyết định của Ngành
Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009
Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006
Tóm lại:
Trong công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua việc chỉ đạo giảng dạy môn đạo đức trong nhà trường người cán bộ quản lý phải biết kết hợp nhiều biện pháp, tiến hành một cách thường xuyên liên tục lâu dài thì mới từng bước đạt được mục tiêu kế hoạch của năm học, tạo ra những chuyển biến sâu sắc về nhận thức về hành vi của học sinh. Học sinh ngoan học tập chăm chỉ có nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Ngay từ đầu năm học người quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp. Người quản lý phải nắm chắc chương trình giảng dạy, phơng pháp giảng dạy, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có năng lực thực sự, nhiệt tình chăm lo đến các hoạt động của nhà trường.
- Quản lý chỉ đạo thực hiện đúng chương trình giảng dạy, tổ chức hội thảo, hội giảng, hội học để thống nhất về nội dung phương pháp dạy học. Tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên yếu kém về chuyên môn.
- Quan tâm đúng mức tới giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp.
Xây dựng tốt mối quan hệ với địa phơng, với hội cha mẹ học sinh, huy động toàn cộng đồng và gia đình cùng tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Ngành giáo dục thường xuyên mở các đợt hội thảo , tổ chức hội giảng phân môn đạo đức để giáo viên nhuần nhuyễn về phương pháp nói chung và phương pháp giảng dạy môn đạo đức nói riêng .
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE và HẠNH PHÚC
VỀ THAM DỰ ĐỢT SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM
LaDêê, ngày 16 tháng 01 năm 2010
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
VỀ XÂY DỰNG NỀ NẾP, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội ,nảy sinh từ tồn tại XH, phát triển cùng với sự phát triển và biến đổi của tồn tại XH ,nó điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ XH,nó giúp con người hoàn thiện nhân cách của mình .
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN :
Về mặt XH , Đạo đức là những chuẩn mực đạo đức ,pháp luật do XH đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ của con người với bản thân với cộng đồng và môi trường .
Về mặt tâm lý học , Đạo đức là một mặt của nhân cách . Nhân cách gồm 2 mặt : Đức và Tài ( Phẩm chất và năng lực ) . Đạo đức được hình thành tư giáo dục ,nó giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Đạo đức được coi như là một giá trị là điều tốt đẹp được XH thừa nhận .
Cùng với các hoạt động giáo dục khác ,giáo dục đạo đức đạt hiệu quả tốt ,sẽ góp phần tích cực hoàn thiện nhân cách con người .
2. CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC
2.1/ Chức năng Giáo dục :
Con người trong XH ,muốn sống ,hành động theo lẽ phải thì phải được giáo dục về những chuẩn mực đạo đức . Có hiểu được những chuẩn mức đạo đức con người mới lựa chọn, điều chỉnh hành vi của bản thân đúng với chuẩn mực đạo đức XH.
Mặt khác ,những hành vi đúng chuẩn mực đạo đức sẽ được XH ủng hộ ,tôn vinh Cuộc sống có ý nghĩa là khi con người sống có đạo đức .Bác Hồ nói : “Đạo đức là là gốc “
2.2/ Chức năng điều chỉnh hành vi :
Trên cơ sở những nguyên tắc ,chuẩn mực đạo đức ,bằng sự tác động của dư luận ,chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi,thái độ của mình . Thiếu điều chỉnh con người sẽ không hoàn thiện được nhân cách ,thậm chí còn sai lầm .Yếu tố giúp con người điều chỉnh hành vi chính là lương tâm .Không có sự điều chỉnh của lương tâm con người sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú .
2.3/ Chức năng kiểm tra , đánh giá :
Dựa vào chuẩn mực đạo đức ,con người tự kiểm tra đánh giá mình và đánh giá người khác Từ đó có thái độ ứng xử lvà có hnàh vi phù hợp tránh được sai lầm ,những hành vi trái đạo đức.
II/. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
1/ Khái niệm :
GD đạo đức là quá trình tác động có mục đích ,có tổ chức từ nhiều phía ,với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người những hiểu biết ,những thói quen ,thái độ phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH .
2/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của GD Đạo đức trong trường tiểu học :
GD Đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc GD , đào tạo con người . Đạo đức là cái gốc trong nhân cách con người . Đạo đức ở mỗi con người không tự nhiên mà có ,nó được hình thành qua con đường GD ( Bác Hồ nói : Hiền dữ đâu phải là tính sẵn . Phần nhiều do GD mà nên .)
GD Đạo đức là một trong những nội dung quan trọng có tính quyết định trong GD , đào tạo con người .
Trẻ em hôm nay ,thế giới ngày mai . Thế giới ngày mai tươi sáng tuỳ thuộc rất nhiều vào những con người đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay .Do vậy GD Đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường là một vấn đề mang tình toàn cầu của thời đại chứ không chỉ riêng một nước nào .
Đối với nước ta , Luật GD năm 2005 đã xác định mục tiêu GD phổ thông : “ Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ ,thể chất ,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN ,xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ,chuẩn bị cho HS tiếp tục học lê hoạc đi vào cuộc sống lao động ,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .” Trong đó mục tiêu GD tiểu học là : “ Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức ,trí tuệ ,thể chất ,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên THCS “ ( Điều 27 )
GD đạo đức cho HS tiểu học là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết vì cấp tiểu học là cấp học nền tảng ,tạo ra những cơ sở ban đầu của con người Việt Nam mới .GD đạo đức góp phần tạo nên những nét phẩm chất ban đầu tốt đẹp đó .
Mặt khác thực tiễn cuộc sống đầy biến động , cái xấu ,cái tốt đan xen nhau từng ngày từng giờ ,tác động vào nhà trường . Do vậy GD đạo đức nhằm giúp HS có được kiến thức ,kỹ năng và thái độ đúng trong việc lựa chọn hành vi , ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức XH .
3/ Nhiệm vụ của GD đạo đức cho HS tiểu học :
3.1/ Giáo dục ý thức đạo đức :
Trang bị cho HS những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức sơ giản ,cụ thể , gần gũi với đời sống HS để các em nhận thức đúng và phù hợp giữa hành vi ứng xử của bản thân với chuẩn mực đạo đức XH .
3.2/ Giáo dục tình cảm ,niềm tin đạo đức :
Từ tình cảm ,niềm tin sẽ tạo ra động cơ đạo đức trong sáng trong việc thực hiện bổn phận ,trách nhiệm ,nghĩa vụ của mình .
3.3/ Giáo dục hành vi ,thói quen đạo đức :
Giúp HS có được thói quen hành vi đúng chuẩn mực ,hành động phù hợp với đạo đức XH ,tạo lập cuộc sống tươi đẹp góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ba nhiệm vụ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau .Do vậy ,nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục để GD đạo cho HS có hiệu quả.
4/ Nội dung GD ĐĐ trong trường tiểu học :
Nội dung GD ĐĐ trong trường tiểu học là những chuẩn mực đạo đức ,pháp luật sơ giản nhằm điều chỉnh hành vi của HS trong mối quan hệ với bản thân ,cộng đồng và môi trường theo 5 chủ đề nội dung :
Quan hệ bản thân với bản thân
Quan hệ bản thân với nhà trường
Quan hệ bản thân với gia đình
Quan hệ bản thân với cộng đồng ,xã h ội
Quan hệ bản thân với môi trường tự nhiên
5/ Con đường giáo dục đạo đức :
5.1/ GD đạo đức thông qua con đường dạy học trên lớp :
Thông qua dạy học tất cả các môn học : Đạo đức , Tiếng Việt , TNXH,…. Mỗi môn học đều có vai trò khác nhau góp phần GD đạo đức cho HS . Trong đó môn Đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về chuẩn mực đạo đức ,hình thành kỹ năng ,thói quen ,hành vi đạo đức cho HS.
5.2/ GD đạo đức thông qua hoạt động NGLL : Có nhiều nội dung và hình thức hoạt động NGLL như :
- Hoạt động GD theo chủ điểm trong năm học : Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước ,dân tộc có tác dụng GD truyền thống ,GD tình yêu quê hương đất nước ,yêu đồng bào cho HS ; tạo cơ hội cho các em được thực hành rèn luyện đạo đức .HS được hoà nhập cộng đồng ,thực hành quyền và ngiã vụ công dân nhỏ tuổi ( quyền được tham gia , được thể hiện và bổn phận phải đóng góp xây dựng cộng đồng , đất nước,..)
Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm cần chú ý nội dung GD của từng chủ điểm theo kế hoạch hằng tháng trong năm học .( VD : Tháng 9 : Chào mừng năm học mới , Tháng 10,11 : Biết ơn thầy cô giáo , Tháng 12 : Em yêu chú bộ đội ,…)
- Tiết chào cờ đầu tuần : Đây là hoạt động bắt buộc được xác định trong thời khoá biểu hằng tuần ,là hình thức hoạt động trong toàn trường nhằm GD ý thức ,hành vi,thái độ nghiêm trang khi chào Quốc kì,hát Quốc ca ,bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc,rèn luyện ý thức tổ chứ kỷ luật ,tính tự quản và kỹ năng hoạt động giao tiếp cho HS.
Nội dung tiết chào cờ chuẩn bị chu đáo,hình thức sinh động có tác dụng GD tốt. Nghi thức chào cờ phải thật ngghiêm trang nếu khong sẽ phản tác dụng .
- Tiết hoạt động tập thể : Là tiết học chính khoá được xác định trong thời khoá biểu vào cuối tuần dành cho sinh hoạt lớp ,sinh hoạt Đội Thiếu niên , Sao nhi đồng có tác dụng GD hình thành kỹ năng tổ chức ,phát huy tính tự quản ,tự GD của HS.Giáo viên đóng vai trò cố vấn ,hướng dẫn HS hoạt động ; GV cần chuẩn bị kế hoạch chu đáo để đạt được mục tiêu GD đề ra .
- Các hoạt động khác : như ngoại khoá, tham quan ,cắm trại … rất phong phú ,nhà trường cần tận dụng và thường xuyên tổ chức nhằm GD đạo đức cho HS.
6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
6.1. Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
a) Phối kết hợp với BĐD cha mẹ học sinh và gia đình các em
* Thành lập BĐD cha mẹ học sinh: Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 3 - 4 lần/năm. Đầu mỗi năm học cần kiện toàn BĐD cha mẹ học sinh các lớp.
Tạo điều kiện cho BĐD cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ. Từng thành viên trong BĐD nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường (các GVCN) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh.
* Thông qua sổ liên lạc:
- Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại giáo dục cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh:
Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các bậc phụ huynh đôn đóc học sinh thực hiện.
* - Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng
- Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh
b. Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt Đội-Sao nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể. Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này.
Với địa bàn xã rộng có 10 thôn, chúng tôi đã phân công giáo viên phụ trách phối kết hợp với các đoàn thể trong xóm tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: sửa sang nghĩa trang liệt sĩ,đài tưởng niệm, giúp đỡ người cô đơn không nơi nương tựa, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ... Phối kết hợp với hội CCB,Bộ đội biên phòng, mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện.
2/ Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thây cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Môĩ giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .
b) Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.
* Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn đạo đức ở từng khối lớp là việc làm cần thiết của ngời cán bộ quản lý. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy ngươì quản lý phải:
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đối với giáo viên học sinh
- Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp trước 3 ngày, ký duyệt đúng lịch sinh hoạt chuyên môn. Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài. Phải nêu rõ đợc công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của chơng trình, của từng bài. Qui định trên lớp: Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng chương trình được lên theo phân phối, đủ thời gian trong 1tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác. Vận dụng linh hoạt các bước lên lớp .
- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội qui định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội ,sao nhi đồng.
Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết giấy xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nề nếp. Hiệu trưởng chỉ đạo cho Đ/c Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức.
- Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường cần phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy.
* Chỉ đạo tổ chức, cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức
- Đầu năm học xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp cho cả trường dạy. Qua giờ dạy mẫu này cần thống nhất được phương pháp dạy học môn đạo đức để từ đó giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp.
- Để có tiết dạy đạt hiệu quả cao người quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp:
+ Nghiên cứu nội dung bài giảng trước khi lên lớp. Xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể. Bài soạn có duyệt trước của BGH vào thứ 2 hàng tuần.
+ Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi.. .
+ Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường người giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học.
+ Ngươì giáo viên phải tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin về sách giáo khoa hoặc có thể suu tầm những câu chuyện về những gương tốt người thật, việc thật kể cho học sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em theo nội dung, chủ đề của bài học.
* Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nhà trường cần coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và thực hiện một cách thường xuyên.
- Phổ biến, chỉ đạo giáo viên đánh giá xếp loại học sinh môn đạo đức cũng như xếp loại hạnh kiểm theo đúng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua câu cách ngôn hàng tuần
Hàng tuần vào các buổi sáng thứ hai, giáo viên tận dụng thời gian sinh hoạt đầu giờ giải thích cặn kẽ, tường minh về ý nghĩa các câu cách ngôn; qua đó giáo dục đạo đức học sinh.
Ví dụ : Tiên học lễ, hậu học văn
Trọng thầy mới được làm thầy
4. Giáo dục đạo đức thông qua các tiết Sinh hoạt lớp
Đây là khoảng không gian và thời gian để giáo viên và toàn thể học sinh lớp học đánh giá lại quá trình học tập trong tuần qua; vì vậy đây là cơ hội tốt để ươm mầm cho những thói quen, tính cách tốt phát triển và uốn nắn, điều chỉnh những lệnh lạc về nhân cách học sinh
5. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học
Thông qua các bài dạy của các môn học giáo viên có thể lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh; vì đây là con đường giáo dục đạo đức đầu tiên và quan trọng nhất.
6. Xây dựng các nội quy, quy chế và cam kết thực hiện
Nội quy học sinh
Nội quy khu Nội trú
Nội quy lớp học,….
7. Đánh giá thông qua các Thông tư, Quyết định của Ngành
Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009
Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006
Tóm lại:
Trong công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua việc chỉ đạo giảng dạy môn đạo đức trong nhà trường người cán bộ quản lý phải biết kết hợp nhiều biện pháp, tiến hành một cách thường xuyên liên tục lâu dài thì mới từng bước đạt được mục tiêu kế hoạch của năm học, tạo ra những chuyển biến sâu sắc về nhận thức về hành vi của học sinh. Học sinh ngoan học tập chăm chỉ có nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Ngay từ đầu năm học người quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp. Người quản lý phải nắm chắc chương trình giảng dạy, phơng pháp giảng dạy, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có năng lực thực sự, nhiệt tình chăm lo đến các hoạt động của nhà trường.
- Quản lý chỉ đạo thực hiện đúng chương trình giảng dạy, tổ chức hội thảo, hội giảng, hội học để thống nhất về nội dung phương pháp dạy học. Tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên yếu kém về chuyên môn.
- Quan tâm đúng mức tới giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp.
Xây dựng tốt mối quan hệ với địa phơng, với hội cha mẹ học sinh, huy động toàn cộng đồng và gia đình cùng tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Ngành giáo dục thường xuyên mở các đợt hội thảo , tổ chức hội giảng phân môn đạo đức để giáo viên nhuần nhuyễn về phương pháp nói chung và phương pháp giảng dạy môn đạo đức nói riêng .
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE và HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Văn Đồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)