Chuyên đề: Đánh giá xếp loại học sinh tiêu hoc theo TT32

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hùng | Ngày 13/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề: Đánh giá xếp loại học sinh tiêu hoc theo TT32 thuộc Âm nhạc 5

Nội dung tài liệu:

Ch�o m?ng quý th?y cụ

V? D? CHUYấN D?
Nam h?c: 2011-2012
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN
Người báo cáo: Nguyễn Thanh Hùng
Phó hiệu trưởng
Dỏnh giỏ x?p lo?i h?c sinh
1. Mục tiêu:

Điều 23 Luật giáo dục:“ GDTH nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS”
* Như vậy ở TH:
- Giáo dục đạo đức là quan trọng nhất.
- Thông qua dạy chữ để dạy người
2. Nội dung:
GV phải dạy theo chương trình, theo chuẩn KT-KN.
( SGK viết cho nhiều đối tượng )
3. Đặc điểm của giáo dục tiểu học:

- Ở TH giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.
- Ở TH nội dung không nhiều, không khó, cơ bản phương pháp dạy thế nào cho HS hiểu. Vì vậy Giáo dục TH còn gọi là giáo dục phương pháp.
- Ở VN dạy quá nhiều môn, cần lồng ghép, tích hợp các nội dung, các hoạt động.
4. Phương pháp dạy học ở cấp TH
- GV tổ chức các hoạt động cho học sinh.
- HS thực hiện các hoạt động để hình thành khái niệm khoa học.
- GV không đọc chép mà hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong khi soạn bài GV phải nghĩ, tìm ra cách tổ chức, giao việc cho học sinh thực hành trên những trải nghiệm của học sinh. Do vậy chất lượng bài soạn rất quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định chất lượng giờ dạy.
- GV muốn dạy tốt phải giúp học sinh:
+ Thích học ( môn dạy).
+ Vận dụng linh hoạt những kiến thức vào thực tế.
5. Yêu cầu đối với GVTH:
- Hiểu rõ mục tiêu GDTH.
- Nắm được đặc điểm tâm lý học sinh.
- Hiểu được tâm tư nguyện vọng học sinh, biết khuyến khích, động viên học sinh.
- Biết tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Biết giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
- Có kiến thức cần thiết về các môn học.
- Có hiểu biết về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
* GVTH xây dựng:
+ Lớp học thân thiện.
+ Giáo viên thân thiện.
+ Bạn bè thân thiện.
+ Môn học học thân thiện
6. Chất lượng GDTH là chất lượng giáo dục toàn diện:

* Giúp học sinh có những tố chất và phẩm chất sau:
- Khỏe mạnh.
- Yêu thiên nhiên, giàu lòng nhân ái, biết chia sẻ.
- Hoạt bát, biết giao tiếp.
- Có kỹ năng sống, biết sống an toàn.
- Thích đi học, thích học các môn, biết cách học và học tốt các môn
- Ham hoạt động, thích múa hát, yêu nghệ thuật.
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
Định nghĩa:

- “Đánh giá là sự xác định những giá trị của những hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người tương xứng với những nguyên tắc và chuẩn mực nhất, từ đó bộc lộ một thái độ”
Muốn đánh giá nhất thiết phải có kiểm tra. Kiểm tra là phương thức thu nhập thông tin về một hoạt động hay kết quả của hoạt động đó.
Đánh giá trên cơ sở những thông tin thu được từ hoạt động kiểm tra, đối chiếu với các mục tiêu đã được xác định với những tiêu chí cụ thể để đưa ra những nhận định, kết luận về kết quả kiểm tra có phù hợp với mục tiêu và từ đó đưa ra quyết định.
1. Đánh giá trong giáo dục:
* Thứ nhất:
- Đối tượng đánh giá ( học sinh, người học- sản phẩm của quá trình giáo dục)
- Họ là khách thể nhưng đồng thời họ là chủ thể của đánh giá ( tự đánh giá).
- Sản phẩm của quá trình giáo dục giáo dục cần được hoàn thiện và tự hoàn thiện.
- Những nhận định, đánh giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
* Thứ hai:
- Qúa trình giáo dục không được phép có thứ phẩm.
- Đánh giá để tạo động lực cho người học.
- Đánh giá vào thời điểm kết thúc một quá trình này và là điểm xuất phát của quá trình tiếp theo, liên tục và suốt đời.( Qúa trình trước là cơ sở cho quá trình sau.)


* Thứ ba:
- Mục đích cuối cùng là hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh.
Hình thành động cơ học tập.
* Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa công bằng và thiếu tính khách quan,thay vì đánh giá toàn diện Đức- Trí- Thể - Mỹ- Lao động ta chỉ quan tâm Đức và Trí trong đó chú trọng Trí hơn Đức và Khi đánh giá Đức còn chủ quan.
2. Đánh giá kết quả học tập học sinh Tiểu học
- Là quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về phẩm chất, hành vi, lối sống( Hạnh kiểm ) và năng lực học tập các môn học, các hoạt động giáo dục ( Học lực) của học sinh.
3. Nguyên tắc đánh giá

- Kết hợp đánh giá định tính với định lượng.
- Công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
- Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh, xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
4. Nội dung đánh giá
4.1 Đánh giá hạnh kiểm:
- Căn cứ vào 5 nhiệm vụ cụ thể của người học sinh tiểu học.
- Cơ sở đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể của mỗi nhiệm vụ.
- Xếp loại Thực hiện đầy đủ( Đ ) hay Chưa thực hiện đầy đủ ( CĐ )
4.2 Đánh giá học lực:
4.2.1. Theo truyền thống.
4.2.2. Hiện nay.

4.3. Hình thức đánh giá học lực.
4.3.1. Đánh giá bằng nhận xét.
a. Đánh giá bằng nhận xét là gì?
Là GV đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước.
b. GV làm thế nào để đưa ra được một nhận xét tốt?
- Trong trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp, GV cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí đã được xác lập để có thể hình dung rõ trong đầu các tiêu chí cần đánh giá.
- Xây dựng bảng đánh giá trong trường hợp nội dung quan sát hoặc kiểm tra rộng lớn và phức tạp, sử dụng kết quả để đánh giá xếp loại.
- Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của học sinh theo các tiêu chí đã định.
- Thu thập thông tin đủ, phù hợp và tránh định kiến.
- Trước khi bắt đầu đưa ra một nhận xét hay nhận định cần xem xét:
+ Chứng cứ ( biểu hiện ) thu thập có thích hợp không?
+ Chứng cứ ( biểu hiện ) thu thập được đã đủ cho việc đưa ra nhận xét về người học chưa ?
+ Đối với nhận xét dựa trên các tiêu chí học tập, phải xem xét những yếu tố khác có ảnh hưởng đến kết quả của học sinh.
+ Khi viết nhận xét nên cố gắng phát biểu rõ ràng những lý do đưa ra nhận xét
c. Tác dụng của nhận xét đối với học sinh
- Động viên học sinh phấn đấu học tập
thành công hơn.
- Hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập.
- Thuận lợi cho việc bàn giao học sinh giữa 2 lớp.

Vậy thế nào là một nhận xét tốt ?
+ Khi tạo ra một sản phẩm học tập học sinh đều có những mục đích cụ thể của mình. Hãy cố gắng nhận biết mục đích ấy và có cách nhìn nhận thích hợp. Kết hợp lời nhận xét của mình với ý định của các em được thể hiện qua bài làm hay hoạt động của các em.
- Khuyến khích: Khẳng định những điều học sinh đã làm được với những chứng cứ cụ thể.
d. Cách thức ghi nhận xét kết quả các môn bằng nhận xét.

* Những điều cần làm:
-Tìm hiểu nội dung nhận xét được ghi trong Sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá và nội dung SGK để xác định rõ các hành vi học tập của học sinh mà ta cần quan sát.
- GV cần nắm kỹ các biểu hiện cụ thể( chứng cứ) Đây cũng chính là nội dung cơ bản của bài học. Để ghi được các nhận xét yêu cầu GV sử dung bút chì tích các chứng cứ theo các góc trước khi tích nhận xét




- Sau khi học sinh trả lời hay làm xong bài tập, cần đi kèm với lời nhận xét là điều HS đó làm được gì và chưa làm được gì?
Khi đưa ra nhận xét cuối học kỳ hay cuối năm nên có những nhận định về phẩm chất, năng lực của em đó đối với môn, hoạt động nào đó.
Những điều nên tránh:
Khi học sinh trả lời xong câu hỏi hoặc xong bài tập
GV hết sức tránh nhận xét chung chung ( Tốt, em đã hoàn thành, giỏi,...)
- Không hình dung rõ ràng những yêu cầu( chứng cứ) cần quan sát khi tiến hành một giờ học thuộc môn học đánh giá bằng nhận xét.

- Chỉ dùng một bài kiểm tra viết hằng tháng ( Đối với môn Đạo đức, TNXH, kĩ thuật.....) rồi dựa vào đó đưa ra một nhận xét.
Không ghi những nhận xét vụn vặt thể hiện những hành vi nhất thời của học sinh vào học bạ.
Ví dụ: Tập đều đặn, thuộc động tác ( Thể dục); Có học bài, thuộc bài, làm bài tốt .....
- Không ghi những nhận xét chung chung như: Tiến bộ, Khéo tay, Ngoan, Chăm, Học được....
4.3.2. Đánh giá bằng điểm số:

a. Đánh giá bằng điểm số là gì?
- Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thể hiện qua một hoạt động hoặc sản phẩm.
- Trong mỗi mức điểm phải có những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nhất định ( đáp án- hướng dẫn chấm). Nếu thiếu phần này thì điểm số trở nên mơ hồ đặc biệt đối với kiểu bài kiểm tra tự luận.
b. Ý nghĩa của điểm số:
- Điểm số là ký hiệu phản ánh trình độ học lực và phẩm chất của học sinh.
+ Nhà quản lý xem điểm số như là một chứng cứ xác định trình độ học vấn của học sinh và khả năng giảng dạy của giáo viên.
+ Phụ huynh có xu hướng nhìn nhận trình độ con em mình qua điểm số.
Đối với cấp tiểu học giáo viên phải có khả năng lý giải được ý nghĩa của điểm số mà mình đã cho.
Để điểm số có ý nghĩa thì nội dung đánh giá phải xác định được kiến thức, kỹ năng, thái độ hay năng lực.
5.4. So sánh 2 bảng đánh giá, nhận xét:
Bảng 1.
Bảng 2: BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN (Tham khảo)
Về việc học các môn học của hs A, học sinh lớp 2 (bản nhận xét này được gởi đến cha mẹ hs A)
Toán: A. học tập nhanh và tự tin. Em thích các bài tập thực hành và ghi lại những điều đã làm một cách rõ ràng và logic.
Khoa học( TN-XH): A. rất quan tâm đến tất cả các lĩnh vực khoa học. Em làm việc cẩn thận và sáng tạo, ghi nhận các thông tin rất chính xác.

Nghệ thuật: A. đang phát triển nhiều ý tưởng và kỹ năng. Trong những hoạt động thực hành quan sát. A tỏ ra rất chú ý đến các chi tiết tinh xảo. Đây cũng là một khả năng mà A.đã thể hiện xuyên suốt chương trình học.
Âm nhạc: A. có khả năng lặp lại những giai điệu khó nhất. Với trí tưởng tượng và niềm thích thú, em lắng nghe hiệu quả và miêu tả âm nhạc một cách thích hợp.
Tập viết: A. đang phát triển nét chữ rõ ràng và dễ nhìn.
* HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
1.  Căn cứ đánh giá hạnh kiểm :
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học:( Điều lệ Trường tiểu học)
a.  Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
b.  Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn.
c.  Rèn luyện thân thể; giữ vệ sinh cá nhân.
d.  Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông.
e.  Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.
2. Cách đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:
Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo hai loại như sau :
a) Thực hiện đầy đủ (Đ);
b) Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ).
Thực hiện theo hướng dẫn số 3754/SGD&ĐT-GDTH về đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh:
Thời điểm đánh giá hạnh kiểm học sinh được thực hiện thống nhất vào 5 tuần thực học cuối học kì 1 (đánh giá cuối học kì 1) và 5 tuần thực học cuối học kì 2 (đánh giá hạnh kiểm cuối năm học). Mức độ đánh giá được qui định cụ thể cho từng lớp thể hiện trong sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (STD). Những tích đã tích ở học kì I không tích lập lại ở học kì II.
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cần cân nhắc kĩ khi đánh giá từng nhận xét (NX) mỗi học sinh.
Đối với những học sinh dự kiến đánh giá “Thực hiện chưa đầy đủ” (CĐ - chỉ đạt 0-4 NX trong tổng số 10 NX mỗi học kì), GVCN phải lập danh sách ghi rõ những NX mà học sinh đó chưa đạt được kèm theo phiếu phối hợp của từng em và sổ chủ nhiệm lớp trình hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, trao đổi lại với GVCN hoặc mời cha mẹ học sinh lên trao đổi (nếu thấy cần thiết), hiệu trưởng chính thức duyệt các bản danh sách đề nghị của các lớp. GVCN căn cứ vào bản danh sách đã được duyệt mà ghi vào STD và phiếu phối hợp của lớp mình phụ trách. Các bản danh sách này đều được lưu lại để kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
II. ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC
 I. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng.
2. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh.
a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra địnhkì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định kì.
*.     Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét
Các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học.
Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên:
a) Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra;
b) Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh.
3. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng:
a) Môn Tiếng Việt: 4 lần;
b) Môn Toán: 2 lần;
c) Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học: 1 lần/môn.
4. Số lần kiểm tra định kì (KTĐK):
a) Các môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GK I), cuối học kì I (CK I), giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1);
b) Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CK I và CN.
5. Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra bổ sung.
3.      Đánh giá bằng nhận xét
Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:
a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục;
b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục.
2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học:
a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh;
b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.
4.      Xếp loại học lực từng môn học
Học sinh được xếp loại học lực môn học kì I (HLM.KI) và học lực môn cả năm học(HLM.N) ở mỗi môn học.
1. Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:
a) Học lực môn:
- HLM.KI là điểm KTĐK.CKI;
- HLM.N là điểm KTĐK.CN.
b) Xếp loại học lực môn:
- Loại Giỏi: học lực môn đạt điểm 9, điểm 10;
- Loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, điểm 8;
- Loại Trung bình: học lực môn đạt điểm 5, điểm 6;
- Loại Yếu: học lực môn đạt điểm dưới 5.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :
a) Học lực môn:
- HLM.KI là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I;
- HLM.N là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học.
b) Xếp loại học lực môn:
- Loại Hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng;
- Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50 % số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.
III.  SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Xét lên lớp
1. Học sinh được lên lớp thẳng: hạnh kiểm được xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Trung bình trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A).
2. Học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm, môn học được giúp đỡ rèn luyện, bồi dưỡng, ôn tập để đánh giá bổ sung; được xét lên lớp trong các trường hợp sau đây:
a) Những học sinh được xếp hạnh kiểm vào cuối năm học loại Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ) được động viên, giúp đỡ và được đánh giá, xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ).
b) Những học sinh có HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Yếu phải kiểm tra bổ sung; điểm của bài kiểm tra bổ sung đạt 5 trở lên. Nhữnghọc sinh có HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Chưa hoàn thành (B) được bồi dưỡng và đánh giá, xếp loại Hoàn thành (A).
c) Những học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm và môn học được động viên, giúp đỡ, bồi dưỡng để đánh giá, kiểm tra bổ sung.

3. Mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất là 3 lần/1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè.
4. HLM.N của các môn học tự chọn không tham gia xét lên lớp.
IV.             XẾP LOẠI GIÁO DỤC VÀ KHEN THƯỞNG:
1. Xếp loại giáo dục:
a) Xếp loại Giỏi: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Giỏi và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A);
b) Xếp loại Khá: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A);
c) Xếp loại Trung bình: những học sinh được lên lớp thẳng nhưng chưa đạt loại Khá, loại Giỏi;
d) Xếp loại Yếu: những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
2. Xét khen thưởng:
a) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp loại Giỏi;
b) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến cho những học sinh xếp loại Khá;
c) Khen thưởng thành tích từng môn học, từng mặt cho các học sinh chưa đạt các danh hiệu trên như sau:
- Khen thưởng cho những học sinh đạt HLM.N của từng môn học đạt loại Giỏi hoặc học tập xuất sắc ở những môn học đánh giá bằng nhận xét;
- Khen thưởng cho những học sinh có tiến bộ từng mặt trong rèn luyện, học tập.
Trên là phần trình bày của chúng tôi với chuyên đề: “Đánh giá học sinh tiểu học” ,không tránh được những thiếu sót .Qua thực tế ,các đồng chí sẽ thực hiện tốt hơn .Mong các đồng chí chân thành góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Ghi chú: Nếu cần tìm hiểu chi tiết xin xem toàn văn Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và hướng dẫn số 3754/SGD&ĐT-GDTH về đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh (Có trong
Website Trường tiểu học bình an- bắc bình
hay Website nguyen|thanh|hung|binh an)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hùng
Dung lượng: 1,38MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)